Chương 9: Con Nhà Nghèo Trưởng Thành Sớm
“Anh thực sự không muốn thử một miếng à?” Đặng Dao Ngái hỏi Trần Long Quý khi cô đang đổ xôi từ trong xửng hấp ra gùi. Bên trong có lót một chăn thổ cẩm giữ nhiệt.
Mùi xôi thơm phức. Mới bốn rưỡi sáng. Trần Long Quý xưa nay không có thói quen ăn sáng quá sớm cũng cảm giác được mùi hương thơm ngon.
Bụng thì muốn ăn nhưng ngoài miệng lại làm ra vẻ không cần “xôi không thôi chứ có gì đâu mà em làm như đặc sản quý báu có một không hai trên đời không bằng.”
“Anh ngày cào cũng ăn hạt ngọc trời ban mà không biết ơn lấy miếng nào là sao vậy. Cứ như chỗ bọn em đây. Quanh năm suốt tháng đều ăn bột ngô hấp.
Gọi là mèn mén. Sau này cuộc sống cải thiện, trộn thêm cơm với mèn mén cho dễ ăn. Ngày nào được ăn cơm không, ngày đó chính là bữa tiệc lớn.
Đặng Dao Ngái lấy đũa xóc lưng chén xôi đưa cho Trần Long Quý nói “miệng lưỡi anh xưa nay ăn toàn của ngon vật lạ.
Hôm nay, anh phá lệ, thử món ăn món “con nhà nghèo”. Anh mà thấy ngon kiểu gì em cũng bán đắt hàng cho coi.”
Nói rồi đặt cả chén xôi vào tay Trần Long Quý. Mặc kệ ông chồng hờ trong ngoài bất nhất. Chẳng biết sống trong gia tộc lớn có gì vui mà tính cách chưa gì đã vặn vẹo, không bình thường.
Năm giờ sáng, Đặng Dao Nái tỉnh dậy, nhìn qua không thấy chị gái. Biết chắc đi chị đâu. Có chút buồn nhưng biết làm sao được.
Nó còn được theo chị, sống gần chị do nhỏ tuổi nhất. Chứ mấy anh chị chỉ lớ hơn nó có tí xíu. Giờ này chắc cũng đang tất bật, bận rộn.
Nó cũng không thể để mình tụt hậu. Tự mình xếp chăn mền. Mở cửa phòng, đi thẳng một mạch ra bếp củi. Vừa đi vừa dụi con mắt.
Lấy giẻ mở vung nồi, tránh nóng. Đẩy mấy khúc củi chảy lan ở bên ngoài vào cho bắt lửa. Làm dăm ba việc, cơn buồn ngủ chạy bay biến đi đâu mất.
Tìm một chỗ rộng rãi trong vườn bắt đầu đứng tấn. Người muốn khỏe mạnh phải bổ dưỡng đôi chân, đi bộ mới không mệt nhọc.
Kinh nghiệm mấy anh chị đi học thành phố về cho biết. Phố xá toàn đường bằng, lúc về núi, đi bộ leo mấy con dốc là há miệng ra thở, nói phập phồng.
Dù người nhìn nhiều thịt hơn hẳn so với khi còn ở núi. Chính vì thế mấy anh chị đi học đại học, thuê trọ ở chỗ xa xa, giá rẻ. Ngày đi vài lần. Cố giữ phong độ để về núi còn leo.
Chứ lễ tết về nhà nghỉ ngơi, cứ leo một đoạn lại ngồi nghỉ, cần gì cũng để mấy đứa em chạy đi lấy. Mặt mũi đâu làm anh làm chị.
Người dưới xuôi nhiều quy củ phức tạp hơn hẳn người miền núi. Ăn phải đúng giờ, đúng giấc. Ăn không nói.
Sáng mai nhất định phải là các món nước như bún, mì, phở, cháo gà, cháo ngan, cháo thịt bò, cháo vịt… ăn mà cũng phải cân đo, đong đếm. Ăn gì để đầy đủ dinh dưỡng, sức khỏe. Có mỗi việc ăn mà thấy khổ sở, phức tạp.
Nào như sống ở núi. Đi làm nương rẫy đường xa, đi học lội bộ cả chục cây số. Tỉnh dậy lo ăn sơm sớm. Ăn cái gì khô khô, chắc bụng mới là lựa chọn, ưu tiên hàng đầu.
Mấy món ăn thanh cảnh như bún, mì, phở chỉ ăn vào ngày nghỉ, lễ lạt, không phải đi xa. Ăn đồ nước nhanh thì có nhanh, ngon thì có ngon nhưng mà năng lượng không có bao nhiêu.
Sáu giờ rưỡi sáng, Trần Long Đạt tập võ xong với huấn luyện viên. Ôm quần áo đi tắm. Chờ đợi bữa sáng thơm ngon, phong phú.
Bỗng nó nhận ra, cô giúp việc đã được chú nó cho nghỉ vào hai ngày trước. Không sao, giờ nó đã có thím, kiêm đầu bếp, nấu ăn siêu ngon. Thật mong chờ một bữa sáng hoành tráng đúng nghĩa, nóng hầm hập.
Trần Long Đạt ghé đầu nhìn vào phòng bếp. Thân ảnh thím nó đi đâu không thấy. Chỉ có vợ bé nhỏ đang cố sức nhón chân, vặn vòi nước, rửa rau.
Cả người nằm nhoài trên thành bếp, quần áo ướt nhẹp một mảng lớn phía trước. Cũng cùng tuổi, ăn gì mà lớn lên, cứ như củ khoai chẹt.
“Đứng xích ra để anh vặn nước cho.” Trần Long Đạt nói. “Chị em bảo, chị sinh trước em tận mấy tháng, chỉ là cơ thể không dài bằng em, không có nghĩa là tôn ti trật tự thay đổi.
Em phải gọi chị bằng chị chứ không phải em.” Đặng Dao Nái giải thích.
“Làm gì có chuyện đó. Chị gái em gọi chú anh là anh. Anh là cháu của chú. Đương nhiên tính theo cấp bậc cha truyền con nối. Anh lớn hơn em.” Trần Long Đạt ăn nói hùng hồn như thật.
Nhưng anh làm anh mà cái gì cũng không biết như thế gọi là vô tích sự. Còn làm em thì sẽ không bị nói như thế. Anh vẫn muốn làm anh à?” Đặng Dao Nái hỏi Trần Long Đạt.
Trần Long Đạt máu nóng nổi lên, không giữ được bình tĩnh nói to “anh vô tích sự chỗ nào? Tuổi còn nhỏ chỉ cần ăn ngon, uống tốt, học hành giỏi. Lớn lên mới có nghĩa vụ trả hiếu cho cha mẹ, ông bà.”
“Anh bình tĩnh chút để em tính. Anh không biết quét dọn nhà cửa, nấu cơm, giặt đồ, phòng ở của mình cũng không tự dọn dẹp được phải nhờ người khác.
Chưa kể, nhỏ không làm, lớn lên lưng dài, nhác. Đụng việc gì hỏng việc nấy, không có tính kiên nhẫn, ý chí thui chột.
Chỗ của em ở ấy à “tuổi nhỏ làm việc nhỏ.” Mỗi ngày không làm được gì có ích cho bản thân mình chính là đang sống phí phạm cuộc đời, gánh nặng của gia đình, xã hội.”
Vợ bé nhỏ càng nói. Lông mày Trần Long Đạt càng xoăn tít lại.
“Anh xem, sau khi luyện tập xong, cơ thể đang mồ hôi mồ kê, chảy ướt dượt mà đi tắm liền. Lỗ chân lông còn hở to mà dội lạnh, đột ngột bị co thắt, lạnh ngấm sâu vào bên trong.
Bế tắc kinh mạch lạc. Cứ như thế nhiều năm nhiều tháng, đến tuổi già bệnh tật đổ ra, cứu không kịp. Chưa đủ tư cách làm anh.” Đặng Dao Nái phản biện.
“Lêu lêu, anh tắm nước ấm không có không có tắm lạnh.” Trần Long Đạt nói dối, chột dạ. Càng nói càng nhỏ.
Lòng không khỏi bội phục vợ bé nhỏ kiến thức y học uyên thâm như mấy bô lão râu dài, tóc bạc phơ, dù nó chẳng hiểu lấy một chữ. Giống nghe thiên thư, lạc vào mây khói.
Cuộc chiến ai là chị, ai là anh bị cắt ngang bởi Trần Long Quý và thư ký Cầm Xuân Phương từ trong phòng đi ra. Ăn sáng.
Để cho hai đứa nhỏ rửa rau sống. Có thuê Trần Long Quý cũng không dám ăn. Thư ký Cầm Xuân Phương vừa ra tay, nhận nhận mớ rau sống trong chậu.
Đặng Dao Nái đã hét toáng lên “ không phải, không phải. Dập nát bét be hết rau giờ. Chú đúng lùi ra để cháu làm.”
Mặt thư ký Cầm Xuân Phương đỏ như mông khỉ. Trần Long Quý cười ha ha. Ai đụng tới hai chị em nhà này đều có chuyện.
Bữa sáng Trần Long Quý muốn ăn phở, chân cẳng hắn không tiện. Thư ký Cẩm Xuân Phương lóng ngóng chân tay.
“Anh có ăn kiêng gì không?” Đặng Dao Nái hỏi Trần Long Quý. “Không”. Hắn trả lời. Bình thường hắn thích chọc gậy bánh xe, gây khó dễ cũng với người cùng đẳng cấp chứ không phải một đứa con nít.
Hai tay ôm tô phở mà có bao nhiêu gân guốc đều nổi lên hết. Thư ký Cầm Xuân Phương chịu không nổi, lấy tô giúp con bé.
Nhưng tất cả mọi người ở đây đều đánh giá thấp khả năng của Đặng Dao Nái. Cầm đũa gắp phở chuyên nghiệp không khác gì nhân viên nhà hàng.
Gắp thịt thà cho vào tô trước rồi đến chan nước lèo. Gia vị con bé cũng xóc xóc luôn. Lại là cái gia vị miền núi ngày hôm qua. Thơm nức mũi. Ăn vào tê tê, cay cay, ấm nóng cả người. Nhất là sáng mùa thu se se lạnh.
Thư ký Cầm Xuân Phương mặt có dày hơn nữa cũng không dám để một đứa con nít phục vụ cho bản thân mình.
Cứ nghĩ nguyên liệu có sẵn chỉ cho vào tô để ăn, quá đơn giản. Thế mà chất lượng tô phở của Sếp và tô của hắn hoàn toàn thấy rõ sự chênh lệch bằng mắt thường.
“Ăn xôi với trứng ốp la, xúc xích bạch tuộc mới đúng điệu.” Trần Long Đạt nói.
“Cháu muốn ăn tự mình động thủ.” Trần Long Quý nói. Ý là ở đây chẳng ai biết làm đâu mà cháu đòi hỏi.
“Ốp la là kiểu trứng rán (chiên) sống không ra sống chín không ra chín đó hả?” Đặng Dao Nái hỏi.
Trần Long Quý cũng không cản. Con nít mà, cứ kệ chúng gây sức ép cho nhau, tiêu hao bớt tinh lực cũng tốt. Cả ngày la hét ầm ĩ, ai chịu cho thấu.
Chưa đầy mười phút sau. Bốn cái trứng chiên ốp la, một đám xúc xích bạch tuộc hiện diện trên đĩa. Màu sắc tươi đẹp, bắt mắt.
Trần Long Quý không tiếc lời khen ngợi “cô bé giỏi quá nhỉ? biết nấu ăn lâu chưa?”
Cái này có là gì. Quen tay hay việc. Chiên trứng là chuyện nhỏ. Kinh nghiệm của em còn non trẻ, mới có hơn một năm lẻ vài tháng.
“Bé con, cháu không thích ăn phở hả?” thư ký Cầm Xuân Phương hỏi.
“Dạ thích.” Đặng Dao Nái trả lời.
“Thích sao không ăn đi. Phở còn nhiều lắm mà.” Thư ký Cẩm Xuân Phương nghi hoặc.
“Dạ, chút nữa cháu còn phải dọn phòng. Ăn phở nhanh đói. Người lao động chân tay, cần nhiều sức lực hơn người làm việc trí óc nên cháu ăn xôi cho chắc bụng.” Đặng Dao Nái thành thật.
Trẻ nói vô tâm, người nghe hữu ý. Dù là đàn ông, trái tim sắt đá cũng không tránh khỏi những phút giây thổn thức “con nhà nghèo sớm trưởng thành.”