Chương 8: Thay Đổi Kế Hoạch Tác Chiến

2520 Words
Trần Long Quý gần như mất ngủ cả đêm. Một phần bực tức, lâu rồi hắn không gặp ai không nói lý, khó khai thông như vợ hờ. Một phần tiết trời chuyển sang thu. Đôi chân của hắn nhức từng cơ liên hồi. Khó khăn lắm mới chợp mắt, lại giật mình, bừng tỉnh. Hết nhắm mắt lại mở mắt. Cả người mệt nhoài, lơ mơ. Gần sáng, mới thiu thiu. Tiếng kẹt cửa phòng đối diện, vang lên. Hắn thầm nghĩ “giờ này không ngủ, tỉnh dậy đi vòng vòng như ma, dọa ai.” Hắn nằm im, không cựa quậy. Mãi vẫn không nghe thấy tiếng bước chân vào phòng. Lại nghe thấy tiếng lệch kệch dưới bếp. Dậy sớm làm gì, “hóa ra đi ăn vụng.” Trần Long Quý không thương tiếc giấc ngủ, ngồi lên xe lăn, đi bắt tận tay, day tận trán để cô ta bỏ cái tật “ăn vụng” kia đi. Còn trẻ đã vậy. Về già tính tình xấu tới cỡ nào nữa. Hắn đây vì nghĩa ra tay. Thương tiếc cho những người có nhân duyên, nghiệp quả gặp gỡ vợ hờ trong tương lai. Mới phải vào vai ác. Trần Long Quý đi xe lăn ra bếp, vợ hờ đang lọ mọ nhóm lửa dưới bếp củi. Bóng đèn tròn cũng được chụp lại bằng một cái hộp giấy, ánh sáng tụ lại một chỗ, không chiếu rộng ra đến phòng của hắn. “Người gì ăn nói bỗ bã, ngang hơn cua, không được câu nào lọt lỗ tai. Được cái tâm địa không xấu,có ý tứ. Biết cách chăm sóc người khác. Kiểu người này gặp người tinh ý, đỡ khổ. Gặp người vô tâm, đời này coi như chìm trong nước mắt.” Trần Long Quý có chút thương cảm cho vợ hờ. Sinh ra, lớn lên ở miền sơn cước. Đàn bà, con gái còn chịu nhiều tư tưởng lạc hậu, cổ hủ tròng lên người. Nào tự do như phụ nữ dưới xuôi. Học hàn đầy đủ, hiểu biết tương đối. Lúc nào cũng nâng cao khẩu hiệu “bình quyền, tự do, dân chủ.” Chồng không chồng nữa là thôi. Buồn thì ta kiếm mỗi khác, vui vẻ hơn. Thành ra họ cũng ít coi trọng gia đình như phụ nữ xưa. Nghe thấy tiếng động. Đặng Dao Ngái vẫn tiếp tục công việc trong tay, hỏi “anh “anh cần gì à? cần em giúp một tay hay không?” Đặt ấm nước lên bếp. Đặng Dao Ngái hỏi tiếp “Bữa sáng anh thích ăn gì? Em nấu chắc chưa hợp khẩu vị anh lắm. Anh cố gắng ăn tạm. Từ từ em chỉnh.” Trần Long Quý không thèm trả lời, quay xe lăn vào trong trong. Tiện tay rót cốc nước lọc lạnh ngắt từ máy lọc. Chưa kịp đưa lên miệng. Đặng Dao Ngái vội vàng thả công việc trên tay xuống, bay nhanh lại chỗ chồng hờ, tay giật phắt cốc nước, miệng quở trách. “Anh sợ mình sống lâu quá hả? Sáng sớm trời lạnh, uống kiểu vài bữa trách sao đại tràng, bao tử đều có vấn đề. Vợ hờ tự tay pha một cốc nước ấm. Đưa cho Trần Long Quý. Miệng còn chưa thôi cằn nhằn. Sáng sớm uống nước ấm, thanh lọc cơ thể, đào thải chất cặn bã. Anh nhớ lần sau không có em cũng nên làm thế. Bất kể giờ nào trong ngày cũng nên uống nước ngang bằng với nhiệt độ cơ thể. Bệnh tật mới không ghé thăm.” Đặng Dao Ngái vừa làm vừa nói. Pha xong cốc nước, nhét vào tay Trần Long Quý “anh cầm nhanh lên giùm em cái. Bao nhiêu việc còn dang dở đây.” Đặng Dao Ngái thò tay vào chậu gạo nếp, bắp nếp ngâm từ khi nào Trần Long Quý không hay. Thò tay vào cái vội vã giật lại. Hai lòng bàn tay chà xát vào nhau. Miệng lẩm bẩm “lạnh chết đi được.” Thò tay thêm lần nữa, vợ hờ nhúng bàn tay sâu hẳn xuống nước, rùng mình vài cơn liền qua. “Nhà được mấy mạng người. Cô làm cả yến như thế, ăn đến tết tây cũng chưa hết.” Trần Long Quý nói. “Em đồ xôi đi bán dạo chứ nào có phải để ăn. Mấy đứa em em nói. Nhân viên đô thị, quy tắc gì đó ở thành phố làm gắt lắm. Muốn bán hàng rong, hàng dạo phải đi sớm. May mắn em bán xôi, chứ hàng khác chắc em lo sốt vó lên anh ạ. Nghe nói bán hàng rong mà cũng phân chia địa bàn giữa người bán với nhau. Lại còn phải nộp phí cho “cai thầu”. Cuộc sống ở thành phố phức tạp hơn trên núi của em nhiều thật nhiều. Chưa làm gì, mới nghĩ đến thôi đã kiệt sức. Núi mà em ấy à. Ai đi sớm chọn được chỗ tốt đẹp đứng ở chợ phiên. Đến trễ bày hàng ở đầu cổng chợ, không mất phí. “Cô bán xôi không người lái. Miền núi quanh năm đói khổ mới thèm lạt. Dân thành phố, kể cả người lao động chân tay. Buổi sáng, tệ gì người ta cũng quất tô bún, tô phố, hủ tiếu, thịt thà đầy đủ, nóng hổi, thơm phức. Ai thèm ăn xôi, cứng còng.” Trần Long Quý chỉ nói lên sự thật, không phải dọa, làm nhụt chí vợ hờ. “Em có chuẩn bị thêm muối lạc mà anh. Xôi này ăn không mới ngon chuẩn bị. Gói ghém thêm thành ra hỗn tạp. Hấp xong, em để lại cho anh một ít, thử là biết liền.” Đặng Dao Ngái nói. Bữa sáng tôi chưa bao giờ ăn xôi không. Ba hột gạo, thêm vào hạt bắp nếp, toàn tinh bột, chỉ tổ nuôi mỡ bụng, nào có sợi cơ mọc ra. Tôi người làm việc trí óc. Ăn uống cốt ở tinh, chứ không phải phân lượng. Có nói thêm nữa cô cũng không hiểu đâu. Cô muốn làm gì, tôi không cấm cản. Tôi đã rất thông cảm với hoàn cảnh khó khổ của cô. Cô cũng nên biết điều, không được phép bê trễ công việc chúng ta thảo luận với nhau. “Dạ, em cảm ơn anh. Anh cứ yên tâm. Bảy giờ sáng mọi thứ sẽ được dọn đầy đủ trên bàn ăn.” Đặng Dao Ngái nói chắc như đinh đóng cột. Trần Long Quý uống một vài ngụm nước nhỏ. Nước trong cố lạnh tanh. Hắn đặt lên bàn, toan đi, lại ngứa miệng. “Cô không thấy mình vội vàng hả? mới đến. chưa nắm bắt tình hình thế nào, phải đi khảo sát thị trường trước đã. Cô làm ăn chả chuyên nghiệp gì cả. Bán trễ một ngày có là gì.” Trần Long Quý chê bai vợ hờ làm ăn cảm tính. Biết sao được ạ. Em bán hàng rong, được đâu hay đó. Đi người không, lỡ có người muốn mua, không có đồ bán. Tiếc lắm ạ. Anh chưa một ngày đói, không hiểu cảm giác của con nhà nghèo, vại gạo cận đáy, thu nhập chưa biết bổ túc từ nguồn nào. Còn trẻ, còn sức phải tranh thủ. Không nhiều chữ làm việc lớn. Kiếm đồng to. Làm việc nhỏ trong khả năng của mình. Không trộm cắp, cướp giật có gì phải ngại, phải xấu hổ kia chứ. Đặng Dao Ngái nói. Em nói vậy thôi. Ngày đầu cũng ngại lắm ạ. Giống như mình là khỉ trong chuồng, mọi người ném cho quả chuối, nhìn chúng nhảy nhót, mua may. Lâu dần thành thói quen. Ai nói gì cũng tươi cười đối đáp lại được ngay. Mời chào, miệng theo quán tính, tự phun ra.” Đặng Dao Ngái có chút e thẹn khi nhớ về ngày đầu khởi nghiệp của bản thân khi tuổi còn trẻ. Chưa đến mười tám, đôi mươi. Người vì người khác mà làm được đến bước phải không phải chuyện bình thường. Một ngày có thể, hai ngày không sao. Đằng này quanh năm suốt tháng quần quật vẫn không mảy may tính toán. Người miền núi chất chứa lòng tốt từ chỗ nào mà lấy ra mãi không cạn. Trần Long Quý vô cùng tò mò. Hôm qua vừa mới đến. Say xe, mặt mũi xanh xao, vật vờ. Tối ngủ trễ, ba giờ sáng đã thức dậy. Tính ra một ngày một đêm vợ hờ, ngủ vài tiếng. Thảo nào nhìn mặt già dặn hơn thiếu nữ cùng tuổi. Ngô, gạo vo xong cho vào xửng hấp bằng tre. Đồ nghề mang từ núi xuống. Người miền núi thật khỏe. Một tay xách nồi gang, một tay xách xô nước. Bước đi nhẹ nhàng. Dù làm công việc chân tay. Vợ hờ tính toán rất chuẩn xác. Giảm thiểu mọi động tác dư thừa. Tiết kiệm sức lực. Trời lạnh, ngồi bên bếp lửa là sung sướng nhất đời anh nhỉ. Dù phải nấu một nồi cám lợn to đùng. Thêm vài bắp, củ khoai nướng nữa thì hết ý. “Khói bếp đen ngòm, nổ lách tách, có gì mà vui.” Trần Long Quý đang trải nghiệm cái khổ cực trong cuộc sống của vợ hờ. Anh chê bếp ngột khí. Vậy để em đưa anh ra vườn đi dạo, hít vài ngụm khí trời buổi sáng. Lúc đầu có lạnh giá chút chút, quen dần thư thái nhất trần đời. Không kịp để cho chồng hờ lên tiếng. Đặng Dao Ngái đã vặn bánh lái xe lăn. Đi được nửa đường, Đặng Dao Ngái còn hỏi “anh có muốn đi nhà vệ sinh giải quyết nỗi buồn không?” Cô không biết hai chữ e dè viết như thế nào hả? Trân Long Quý cáu lên. Không đi thì không đi, làm gì anh phải bực tức trong người. Vâng, em ít học, dùng từ không tinh tế, từ từ em sửa. Không nói đỡ bực mình. Nói với người cái gì cũng nhận mình sai, không khác gì đánh vào bịch bông. Trần Long Quý im lặng, bên tai cũng không được thanh tịnh. Vườn nhà anh rộng thật. Tập tành thể dục thể thao gì cứ ở trong nhà cho chắc. Ra đường nguy hiểm tính mạng. Nhiều người chạy xe bạt mạng, khiếp hồn. Đám hoa trong vườn không được chăm sóc, tỉa tót. Cánh là trụi lủi, cằn cỗi. Chẳng mang lại một chút giá trị kinh tế gì. Chẳng thà vãi ít ra ăn hàng ngày. Thiết thực hơn nhiều. Thích nữa, trồng thêm mớ dược liệu. Chưa nói chuyện buôn bán, kiếm lời. Dùng phục vụ bản thân mỗi ngày cũng không đến nỗi tệ. Vì sức khỏe của bản thân. Hàng nhà trồng không chất lượng bằng tìm trong rừng nhưng ít ra cũng hàng sạch. Bây giờ, thực phẩm bị ngâm tẩm hóa chất, hô biến, phù phép. Chẳng biết đâu mà lần. Ăn mấy thứ đó vào người, sớm muộn bệnh tật cũng đổ ra. “Cô đánh chủ ý gì lên cái vườn của tôi hả?” Trần Long Quý hỏi. Nhờ anh em mới đi dạo ra tới đây lần đầu đấy ạ. Đánh chủ ý gì chứ. Em chỉ đang giúp anh tiết kiệm tiền ăn, chi tiêu trong nhà, kiệm được đồng nào hay đồng đó. Chuẩn sạch nào cũng không an tâm bằng đồ chính tay mình làm ra. Anh nói có phải không? Ai bảo tiền mua rau không đáng mấy đồng. Ngày nào cũng mua. Cuối tháng gom lại cũng một khoản đáng kể. Hơn nữa lại không hề chủ động. Ngày anh thích ăn rau này không có. Ngày có hết thích. Chưa kể, ăn cái gì tươi mới cũng ngon hơn hàng phải vận chuyển đi xa đến, chất trong tủ lạnh. Ăn một bữa, sụt một chút. Nào có như mình trồng. Hôm nay ăn cái này, mai ăn cái kia. Cứ xoay vòng như thế, không lo cạn kiệt đồ ăn. Đó là em tính trồng ít, chứ trồng nhiều khéo còn được thu hoạch để bán. Không bán, cho hàng xóm chút đồ sạch nhà trồng. Cải thiện mối quan hệ hàng xóm. Đặng Dao Ngái nhìn mảnh vườn toàn cỏ dại, trong mắt ước mơ về một vườn rau đủ loại. Thảo nào sáng nay, cô thùy mị, nết na lạ thường. Hóa ra đang tính tìm cái ăn trong vườn của tôi. Trần Long Quý nói. Hài, người miền xuôi thật lạ. Nghĩ cái gì cũng tính đến tình huống xấu đầu tiên. Em trồng trọt, tăng gia sản xuất không phải nghĩ đến yếu tố sức khỏe của cả nhà hay sao. Thế bây giờ anh muốn em gọi anh là gì nào? chồng hờ? thằng kia. Anh muốn em gọi anh là gì, em gọi đó. Gọi gì anh cũng không hài lòng. Lòng dạ đàn ông gì mà chật hẹp, khó chiều. Trời phú cho em cái miệng. Thế mà đến tuổi này vẫn còn ế, có tin được hay không đó? Vợ hờ thích diễn Trần Long Quý cũng nhàn rỗi. Đóng vai vợ chồng son, tình cảm mặn nồng. Trải nghiệm một chút lạc thú trong nhân sinh. Ông bà đã dặn, phải bồi dưỡng tình cảm với vợ hờ, để vợ hờ phát sinh tìm cảm. Việc cướp đi vận số mới dễ dàng, không gây ra oan nghiệt, dây dưa tới kiếp sau. Kiếp nào mặc kệ kiếp nấy. Hắn chỉ quan tâm kiếp này. Con gái người ta đã mở lòng, hắn chỉ tiện tay giúp giấc mơ của vợ hờ nhanh chóng trở thành hiện thực. Nghĩ thông suốt, cả người Trần Long Quý khoan khoái, thoải mái, sáng sủa hẳn lên. “Chỗ em mười lăm mười sáu đã có con. Bằng tuổi em, ít nhất cũng hai đứa. Như em là ế quá đà, ế gả không ra. Em cũng muốn tìm một tấm chồng tốt mà dựa vào, kiếm mãi không ra. Đời nó chán thế đấy anh ạ.” Đặng Dao Ngái than thở, giọng vẫn ngọt như mía lùi. Trần Long Quý cười khẩy trong bụng: “Cô gõ bàn phím tính toán kiểu gì người ta đâu có lạ. Nuôi bản thân mình, khó khăn lắm mới để dành ra một chút phòng khi ốm đau. Đời ai chả muốn hưởng thụ. Nuôi con nuôi cái, nghĩa vụ bắt buộc. Bỗng dưng cõng trên vai vài chục “của nợ”, “tàu há miệng.” Người gì nguyện ý sẵn sàng nhảy vào hố lửa, Trần Long Quý không biết. Chứ hạng phàm phu, tục tử. Đừng nói bén mảng lại gần. Mới nghe danh đã tìm cách né tránh. Lặn hơn tàu ngầm, không sủi tăm sủi bọt.
Free reading for new users
Scan code to download app
Facebookexpand_more
  • author-avatar
    Writer
  • chap_listContents
  • likeADD