Chương 1: Gốc Gác Vợ Hờ
Trong căn phòng rộng rãi, bài trí đơn giản. Màu sắc thiên về gam màu lạnh, tối. Ga giường màu xám xanh, rèm cửa sổ màu xanh đen. Bốn bức tường màu xanh đậm nặng nề, lạnh lẽo.
Mọi thứ đều tẻ nhạt, chán ngắc, tràn đầy bế tắc, tuyệt vọng. Giống như cuộc đời,Trần Long Quý hiện tại. Bản thân ngồi trên xe lăn, vị trí công tác bị hất ra, tình yêu tan vỡ.
Bầu trời trong xanh cao vời vợi qua ô cửa sổ. Vậy mà ngay chính diện trước mặt hắn toàn mây đen, mây xám ùn ùn nổi lên từng cụm.
Dưới vườn, đủ các loại hoa cỏ đua nhau khoe mẽ sắc đẹp của mình. Được chăm sóc, tỉa tót gọn gàng, sạch sẽ cũng không làm hắn vui vẻ lên chút nào. Thậm chí còn bực mình hơn.
Mấy chục năm đang đi lại tự do trên chính đôi chân của mình. Chưa một phút giây nào hắn có cảm giác hạnh phúc. Mãi cho đến khi, chân còn không thể bước đi.
Hắn mới cay đắng nhận ra nhiều điều. Những thứ sinh ra đã có, vốn dĩ luôn tồn tại, chăm chỉ làm nhiệm vụ, không biết kêu ca, mệt mỏi.
Chúng ta cứ lần lượt vô tâm hết lần này tới lần khác. Không một lần biết đến cảm ơn là gì. Chúng ta còn bận rộn, mãi chạy theo những thứ xa hoa, hào nhoáng bên ngoài.
Đến khi cái hiện tại mất đi, ta mới giật mình thảng thốt, đã bao lâu rồi ta chưa quan đến những điều hiện tại. Ta cũng kịp nhận ra, mình cũng chẳng hiểu biết gì về chính bản thân mình.
Trong nhà không thiếu những thiết bị điện tử công nghệ cao nhưng hắn phải bảo vệ con mắt. Hắn không muốn mình chưa lão đã què lại còn đui.
Đời hắn đã đủ thảm. Ông bà nội còn bắt ép hắn cột dây với con gái nhà người ta. Dĩ nhiên hắn không đồng ý. Thân hắn, hắn còn không chủ động trong sinh hoạt.
Có đứa con gái điên nào tự nguyện gắn đời mình với một ông chồng phế toàn tập. Chưa một lần gặp mặt, không hiểu biết, không tình yêu.
Mối tình đầu nồng nhiệt, bao năm quen biết, bao thề non hẹn biển. Thậm chí đã đính hôn, người ta sẵn sàng trả lễ “anh cứ yên tâm chữa chạy. Khỏe mạnh rồi lại tính tiếp, không vội.”
Hiện thực đầy đớn đau. Nhìn đâu cũng chỉ có toan tính, lợi ích cho bản thân mới là cái chân thật nhất còn tồn tại vĩnh cửu với thời gian.
Chân hắn què chứ não chưa nhũn. Người có thể chấp nhận hắn trong hoàn cảnh này. Dùng đầu ngón chân suy nghĩ cũng biết là loại người nào.
Cuộc đời hắn ngột ngạt, tù túng, hận ý trả thù đời, triền miên liên tục xoay quanh trong đầu. Hắn chán sống nhưng không mảy may có ý định kết liễu cuộc đời. Đang không mời “ôn thần” vào nhà, mỗi giây mỗi phút mỗi ngày đều phải căng não đấu trí, đấu dũng, phòng bị, sống trong phập phồng lo lắng. Hắn đâu có thần kinh.
Cái thứ đến vì tiền, moi móc được thì tí tởn, không bòn được liền trở mặt. Nóng giận thất thường, đá thúng đụng nia. Trong nhà mặt nặng mày nhẹ, suốt ngày cau có.
Ra ngoài, vứt mi mị nhãn, mắt đi mày lại với thằng khác, kiếm được mối ngon, sức mấy ở lại phục dịch chồng què.
Thuê hắn, hắn cũng không ngu rước cái thứ “của nợ” ấy về nhà chứ đừng nói tới chuyện cưới hỏi.
Vì chuyện này, hắn với ông bà nội đã to tiếng, xung đột với nhau không ít lần. Trong lúc nóng giận, ông nội đã tiết lộ một chuyện động trời.
“Nó đời đời kiếp kiếp sẽ không bao giờ có cửa làm cháu dâu nhà này. Một đứa “tộc” không có bao nhiêu chữ nghĩa.
Chân đất mắt toét, suốt ngày bươi cỏ nhặt rác, kiếm cái ăn trong đất. Rước cái đó vào trong nhà, ông bà cũng không dễ chịu nhưng ông bà cũng đâu còn cách nào khác.
Mệnh đứa “tộc” này cực kỳ cứng lại hợp bát tự với cháu. Bao nhiêu tai kiếp to nhỏ từ nay của cháu, sẽ có nó chắn.
Cháu muốn ông bà “kẻ đầu bạc tiễn người đầu xanh” hả? Thậm chí đôi chân của cháu cũng có cơ hội lành lặn hoàn toàn. Thầy đã nói chắc chắn được là được.
Chỉ cần cháu với cô ta kết hôn trên giấy tờ, không cần phải thực hiện bất cứ nghĩa vụ người chồng nào đối với cô ta.
Nhưng cháu phải hợp tác với cô ta giống như một ông chồng thật. Chuyện cướp vận, đổi số mới dễ dàng tiến hành.
Hơn nữa, chúng ta cũng không ép, lấy không của cô ta cái gì. Tất cả là cô ta tự nguyện. Mẹ lớn, người nhặt nuôi cô ta ở trong hang đá khi còn nhỏ vừa mất.
Trong nhà người đông. Có năm chục anh chị em. Số người trưởng thành có chục. Trong đó có bốn đã kết hôn, sinh con.
Cuộc sống cũng tạm nhưng không đủ tinh lực dư thừa, chu cấp đều đặn cho đám em đông như kiến. Có giúp cũng chỉ là hỗ trợ một phần.
Chủ lực còn lại sáu người. Hai đang học đại học. Tự chăm lo cho bản thân đã là quá tốt, nói gì có khả năng lo cho người khác.
Còn lại bốn người trưởng thành. Dù nguyện ý chăm lo cho đàn em. Bốn người lãnh bốn mươi. Thử hỏi gánh này nặng hay nhẹ? Không cần nói cháu cũng biết.
Nhất là ở núi, quanh năm chỉ biết trông chờ vào nương rẫy. Lâu lâu kiếm chút thảo mộc bán chợ phiên.
Làm nương rẫy đâu phải chuyện đùa. Bọn nhỏ ăn chưa no, lo chưa tới, có thể làm gì chứ. Thế lại tốn tiền thuê mướn, chứ có người đâu mà đổi công đổi cán.
Tiền phân tro, hạt giống. Trừ trọt chi phí liệu còn bao nhiêu. Cái ăn hằng ngày đã đủ còng lưng, nói tới chuyện học hành.
Trong cái đám chưa thành niên, nhỏ nhất mới ba tuổi. Lớn nhất mười lăm tuổi. Anh cả Pua -bôn năm nay ba mươi hai tuổi. Không vợ, không con.
Gã có một cửa tiệm bán đặc sản miền núi cho cả bản ở Hà Nội. Làm ăn cũng không đến nỗi nào. Con người cũng rất được.
Người yêu thích không ít nhưng chẳng có đứa con gái nào dám co một chân nhảy vào hố lửa. Khổ thế mà gã cũng yêu cầu cao lắm.
Lấy về phải yêu thương, chăm sóc cho cả đám đàn em nheo nhóc ở phía sau cũng như con ruột của mình.
Nuôi con của mình, đứa thương nhiều, đứa thương ít, thậm chí không thương. Đòi yêu thương mấy thứ “khác máu” như con mình. Nói dễ hơn làm.
Nhưng chỗ bọn họ lại làm được. Giống như đó là chuyện ăn cơm uống nước hằng ngày. Mấy ông con rể, mấy bà dâu.
Vừa kết hôn xong, nhận lãnh trách nhiệm chăm sóc mấy đứa em. Tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh kinh tế của từng người.
Chuyện đó chẳng có là gì so với việc cứ một khoảng thời gian, chỗ này lại lượm được trẻ con. Trẻ con ở nhà này, không thể cho người khác nhận nuôi.
Ở chỗ bọn họ, ăn sỏi ăn đá, khỏe mạnh như vâm. Hằng năm không biết cảm sốt, ốm đau là gì nhưng hễ theo người khác.
Cứ héo mòn, ốm o dần dần. Nghe đâu đã có đứa bị chết. Nhà kia từ một gia tộc to lớn sừng sững thế mà chẳng mấy chốc đã lụi bại cả cơ nghiệp vài trăm năm trong một sớm một chiều.
Nhà kia, mời đủ thầy bà, đạo sĩ, pháp sư... Trấn áp cũng không thể nào ngăn chặn những chuyện xấu không ngừng phát sinh.
Nghe đâu nhà kia phải trả một cái lễ cực kỳ lớn, cúng kiếng trong vòng bốn mươi chín ngày. Chính tay mẹ lớn tự tay cào đất, nâng hòm, đưa đứa nhỏ kia về núi.
Nhà kia xem như thoát chết trong đường tơ kẻ tóc, sống được là may, nào quan tâm giàu nghèo, sướng khổ.
Có đứa lại làm cho gia chủ ốm đau triền miên, bệnh tật quấn thân. Trả đứa bé về cũng phải kèm thêm mâm trả lễ, một đoạn thời gian mới hết khó khăn.
Mạng lũ người tộc chỗ này cứng lắm. Kim cương còn không so được, huống gì sắt đá. Cái đứa con gái ông bà tìm thấy theo Thầy chỉ điểm là một mình chứng sống.
Cô ta bị bỏ lại trong hang đá. Không rõ bị bỏ lại bao lâu trước khi được mẹ lớn nhặt về. Ở cái chỗ toàn côn trùng rắn độc bò trườn ngổn ngang trên mặt đất. Hổ nhìn chằm chằm. Lông tóc vô thương, an toàn trở lui.
Mẹ lớn không muốn nhận cô ta bởi quanh năm ốm đau bệnh tật, sợ mình không đủ sức nuôi. Lạ cái, con bé ở với mẹ lớn chuyện tốt cứ ùn ùn kéo tới cửa.
Gửi cho người khác nuôi lại kéo theo vận xấu tới cửa. Tất cả là vì cô ta không thích. Nhưng lần này cô ta tự nguyện nên chắc chắn mọi chuyện an toàn.
Dẫu nửa đường cô ta đổi ý cũng không có cửa. Thầy đã chuẩn bị mọi thứ đầy đủ dành riêng cho cô ta.
Hơn nữa, cháu cũng không cần phải phân vân, suy nghĩ nhiều hại thân. Tộc thì tộc chứ yêu cầu không ít đâu. Cháu cứ mang cả tập danh sách cô ta liệt kê quà “thách cưới” là đủ hiểu.
Ở đây chẳng có chuyện ai lợi dụng ai. Chỉ là một cuộc trao đổi, đôi bên cùng có lợi. Ai cũng đạt được cái mình cần.
Trần Long Quý đang bị ngộp nước, chết chìm. Hắn chỉ quan tâm phao cứu sinh, bất chấp muốn chộp lấy, sống tiếp. Chuyện phải làm gì hắn không quan tâm.
Mọi thứ thật phi khoa học, chẳng có tính logic, toàn hủ tục mê tín dị đoan. Người bệnh thì vái tứ phương, cầu thần, khấn phật là chuyện thường.
Hắn bận toan tính chuyện này thực hư, đáng tin cậy bao nhiêu phần trăm. Lấy cái gì ra bảo hiểm. Hắn không muốn đầu tư lỗ vốn.