Mẹ đi thể dục cứ đi. Mắc gì còn tranh thủ đi mua đồ. Nhà đâu có thiếu thốn giống như xưa mà mẹ cứ tiết kiệm làm gì.
Thiếu mấy bảo con đưa. Sáng mai ăn tô bún, bát phở cho nó nóng sốt chẳng hơn lúc gặm cái bắp ngô, khi thì củ khoai, giờ còn thêm xôi.
Bây giờ, món gì người ta cũng bán cả ngày. Muốn ăn lúc nào, mua lúc đó. Cớ gì mẹ mua sớm, có lạnh tanh, nguội ngắt, cứng đơ đơ.
Ăn vào đau bụng, lại đi khám bác sĩ, tốn tiền thuốc men không nói mà hai thân thể. Người cũng có tuổi rồi, phải biết chăm sóc bản thân, sống lâu với con với cháu.
Đi sớm ( chết) thiệt mình chứ thiệt ai. Con nói hoài nói mãi mà mẹ cứ tiếc cái nhỏ nhặt trước mặt. Hại thân mới là chuyện lớn.
Dương Hồng Hạnh, một hướng dẫn viên du lịch, mới ra đường đi làm được vài ba năm. Sống theo trào lưu giới trẻ.
Kiếm được đồng nào, xào đồng nấy. Phục vụ bản thân như ông hoàng bà chúa. Tất cả chỉ xoay quanh việc ăn ngon, mặc đẹp, du lịch đó đây. Chuyện tương lai mặc kệ.
Lúc nào bà nói nó cũng bảo, nó còn trẻ, chưa vướng bận, tranh thủ tận hưởng được ngày nào hay ngày đó.
Cả năm cạy cục kiếm tiền, tiết kiệm để rồi cho bay tất cả chỉ trong vài ngày nghỉ lễ ở đâu đó trên thế giới, toàn mấy nước tiêu tiền đô để tận hưởng cuộc sống, mở rộng tầm mắt.
Trước kia, nó chỉ làm hướng dẫn viên nội địa, dẫn khách đi mấy vùng núi, miền quê xa xôi lạc hậu. Sau nó kêu chán. Chẳng có gì ngoài cảnh đẹp.
Chứ đồ ăn nhìn man rợ, bẩn bẩn, nhớp nhớp, không đủ dũng khí để cho vào miệng. Cái gì cũng làm bằng tay không, không đeo bao đeo bọc.
Chẳng như ở nước ngoài, ngồi ăn một bữa sáng là khoảng thời gian tận hưởng đẳng cấp sống của tầng lớp trên. Sang trọng, quý phái.
Nhân sinh khó khăn lắm mới thoát ra hỏi dăm ba món ăn nhàm chán, cũ kỹ hết bánh mì lại tới xôi. Xôi gà, xôi vịt, xôi thịt nuốt còn không trôi.
Nhiều khi chỉ ăn đồ ăn, gắp vài ba miếng xôi cho có lệ. Một hộp xôi, tính ra cũng có hơn nửa chén con là cùng. Thế mà có khi còn thừa cả hai phần ba.
Đằng này xôi không, trộn thêm tí hạt bắp. Chấm muối lạc. Thức ăn rẻ tiền đó đến dân lao động chân tay còn chê thì đòi bán cho ai.
Bán buôn như thế may có những ông bà, đi qua một thời khó khăn, gian khổ, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc.
Nhiều khi thòm thèm nhớ về hương vị cũ. Mua ủng hộ. Chứ bán ở thành phố mà bán chay chỉ có nước ế. Hồng Hạnh chê bai.
Ài, con cứ thử đi. Xôi này ngon lắm. Hạt xôi to đều, chắc mẩy. Thêm tí hạt bắp, nhìn vậy chứ dẻo thơm chứ không hề cứng chút nào.
Hương vị giống hệt thời bà ngoại con còn sống làm. Mẹ mua hai gói, ăn với mọi người một gói. Thấy ngon, để dành mang về cho con một gói chứ dễ gì còn đến giờ.
Không phải dạo gần đây con ăn kiêng giảm cân à. Ăn xôi, no lâu, chắc bụng. Nửa chén xôi bằng cả tô phở to chứ chẳng đùa.
Ăn xong để thân thể thoải mái không cần phải nịt bụng. Eo vẫn thon nhỏ. Nịt bụng lâu ngày có hại cho bao tử lắm chứ không phải đùa con nha.
Người miền núi, người ta làm bằng cái tâm. Ăn chất lượng. Con bé cũng chạc cỡ tuổi con, nói tiếng kinh còn chưa sõi. Sáng sớm, một mình lọ mọ đeo gùi trên lưng, đi bộ, bán hàng rong. Kể cũng tội.
“Gớm, mẹ cứ khéo lo. Núi giờ thành tinh hết rồi. Người ta chỉ đang cố gắng bòn rút tiền từ những ông bà già động tí là mủi lòng.
Hồng Hạnh bực mẹ mình, đã nhắc nhở phải cảnh giác bao phen mà chứng nào tật đó. Lúc nào cũng rút kinh nghiệm, mười lần như một, lần nào cũng ăn quả đắng.
Thế mà vẫn chưa chừa. Nào dầu gội, nước xả vải, nhang (hương) đèn… mua chất đống trong nhà có dùng được đâu.
Để con ăn thử miếng, thẩm định xem chất lượng nó ra làm sao. Nghe mẹ nói mãi mà mệt. Xôi núi thật hay núi giả con ăn cái biết liền.
Trước đây, dẫn khách đi miền núi. Món ăn kinh điển truyền kỳ của cô không gì ngoài xôi. Mua một đùm, bỏ vào túi, lâu lâu bốc một miếng bỏ miệng.
Nếp của người dân tộc là nếp nương, độ dẻo thơm, ngon, bùi béo khác hẳn nếp trồng trong ruộng. Xôi đồ lên nhìn đã muốn ăn.
Người dân tộc bán xôi lúc nào cũng đùm trong lá chuối hoặc lá rong. Xưa kia lấy dây chuối cột lại. Giờ cải thiện hơn chút, bỏ vào túi ni lông cho người mua tiện mang theo.
Xôi thì cô không thích ăn lắm nhưng lại cực kỳ thích ngửi cái hương lá rong, lá chuối đùm xôi. Thoang thoảng dịu nhẹ, thoải mái. Nhiều khi mua gói xôi chỉ để hít cái hương của lá.
Nhìn gói xôi bên ngoài cũng đầy đủ quy cách. Hồng Hạnh từ từ mở gói xôi được gấp kỹ càng, cẩn thận. Gói bằng tay mà vuông thành sắc cạnh.
Hàng này chuyên nghiệp có dư. Liệu núi chính tông được mấy phần? Một ý nghĩ chợt lướt qua đại não của Hồng Hạnh.
Lấy tay bốc một chút xôi, vo viên tròn tròn lại như bánh trôi. Cho vào miệng. Càng nhai lâu càng thơm ngon. Độ dẻo thơm, ngọt bùi từ hạt gạo, hạt ngô chứ không phải từ hương liệu.
Người miền núi hay ăn xôi kèm những thức ăn khác gọi là ghém. Loại này có thịt trâu, bò, cá gác bếp thì mấy cơm cũng hết.
Trong miệng còn đang nhai, tay đã vo cục xôi khác, xác định miệng không thể nhàn rỗi. Ngon. Sao bao năm tháng mẹ bị lừa gạt, lần này thật một trăm phần trăm.
Mẹ mua xôi này ở đâu đó? Con bé còn bán thêm sản phẩm nào khác nữa không? hiếm khi có hàng chất lượng thế này. Tranh thủ mua, để dành nhà ăn dần.
Đấy, mẹ nói con bao lần rồi. Làm người bớt tính đa nghi đi một chút. Sướng cái thân mà không chịu nghe.
Ngoài đường người tốt, thật thà nhan nhãn. Chẳng qua mình chưa gặp. Lại có mấy thành phần suốt ngày tính chuyện hại người, lừa gạt. Người tốt bị liên lụy.
Con bé bán xôi cũng trạc tuổi con, trên người có dùng mỹ phẩm đắt tiền nào đâu. Mặt mày láng bóng, da mịn màng, đàn hồi, săn chắc, khỏe đẹp. Môi đỏ, răng trắng.
Dù lúc nào con bé cũng uống nước trà xanh, con bảo có tin được hay không? Nước trà không biết pha kiểu gì mà xanh rì, chứ không đỏ như ở thành phố hay mấy lần con mua về đâu.
Con bé bán xôi cũng dễ tính. Mua mấy bán nấy, năm bảy nghìn gì đều bán hết. Mặt lúc nào cũng tươi phơi phới, không có chuyện châm chọc, nói kháy, khinh khỉnh vì người mua ít giống mấy mẹ ngồi hàng quán hẳn hoi.
Con xem, cứ đồ thật là ngon hết. Chỉ là muối lạc bình thường mà nó cũng thơm ngon khác hẳn ở phố bán. Sáng ăn thanh đạm, bớt dầu mỡ, giảm mỡ máu, cao huyết áp.
________o0o______
“Anh đứng ở hiên hè đón em chứ có ra tận ngõ. Em chẳng có bánh trái gì cho anh đâu.” Đặng Dao Ngái nói.
“Này, cô xem tôi là chồng cô hay là con cô mà nói câu đó hả? Trần Long quý bực mình hỏi lại.
“Em có ý tốt mua bánh trái cho anh. Anh không cảm ơn thì chớ lại còn nạt nộ em. Anh xem nhà này có ai có đặc quyền như anh hay không?” Tiêu một đồng em cũng xót lắm chứ.
Đầu óc, năng lực em có hạn, tiền kiếm nhỏ giọt, chi tiêu một đồng, một cắc phải tính toán cẩn thận nào có như anh.
Năng lực có. Làm việc một giờ khéo bằng em làm việc cả năm. Mới có chuyện thích gì tiêu nấy. Thậm chí nhiều cái mua về còn không sờ tới.
Em ấy à, mua cái gì cũng dùng hết công suất, lại còn đắn đo cả tháng trời, nâng lên hạ xuống, cân nhắc đau đầu, hại não luôn.
Biết rõ vợ hờ đang nịnh nọt, lấy lòng mình. Mặt ngoài không thể hiện nhưng trong bụng lại mở cờ “ít ra cô cũng nhận diện chuẩn xác sự khác biệt giữa chúng ta. Còn thêm một điểm cộng “núi thật lòng, thật dạ” hơn người dưới xuôi nhiều.
“Cô đi bán hàng ăn mà để bản thân mình bị đói rát ruột. Nói ra không sợ người ta chê cười cho thối mặt hả? Xôi đó, sao cô không ăn?”
Trần Long Quý tò mò khi thấy vợ hờ xúc vài muỗng cơm nguội còn dư trong nồi từ tối qua ra bát. Rắc thêm tí muối lạc mà ăn ngon lành.
Đến cả đấu cơm trên thành nồi, dưới đáy. Vợ hờ cũng cũng thìa gỗ, vẹt sạch cho vào miệng. Ruột nồi cơm điện sạch bong như thế. Cần gì phải chà rửa thêm, lãng phí nước, tốn thời gian.
Cô không biết làm cơm nguội cho nóng sốt lên rồi mới ăn hả? Trong nhà có thiếu đồ ăn đâu. Tôi cũng không cấm cô ăn.
Cớ gì cô hành tội sống cô thế. Người ngoài nhìn vào lại tưởng tôi đối xử cay nghiệt với cô.” Trần Long Quý chơi một bài dài.
“Cơm nguội thì có làm sao. Ngon mà. Trước kia chỗ em đói lắm. Khoai sắn còn không có đủ cho ăn chứ đừng nói cơm nguội.”
Nói xong. Đặng Dao Ngái lại xúc một thìa cơm cho vào miệng. Để bát cơm đó, đứng lên, tay mở cửa tủ lạnh, chuẩn bị đồ ăn trưa cho cả nhà.
Chừng nào nhai hết cơm trong miệng lại đứng lên xúc muỗng khác. “Tay nhặt rau, bám đầy đất cát, cô không thấy bẩn hả?”
“Em cần cán thìa chứ có có thò tay bốc đâu, anh lo làm gì.” Đặng Dao Ngái nói.
“Mặc kệ xác cô, đau thì tự chịu, đừng có gọi tôi. Mua thuốc, đi viện tự trả tiền lấy. Tôi không bỏ một đồng nào ra cho cô đâu.” Nói lý với vợ hờ chẳng bằng cứ đập thẳng vào kinh tế.
Chuyện gì vợ hờ cũng ậm ờ, được chăng hay chớ. Liên quan đến tiền bạc cực kỳ chặt chẽ. Như cô giúp việc trước kia, miệng cứ hay cằn nhằn, phải tiết kiệm mà còn không bằng một góc nhỏ của chị em nhà vợ.
“Chuyện đau ốm anh cứ yên tâm. Em sống bao nhiêu năm trên đời, kể từ ngày có nhận thức, có khả năng ghi nhớ tới nay, chưa từng ốm đau, nhức đầu, sổ mũi, đau bụng, bỏ ăn.
Bệnh viện, bác sĩ, tiệm thuốc gặp phải người như em chắc sớm thất nghiệp, bỏ nghề. Em nói cho anh biết, không chỉ mình em không đâu. Nhà em ai cũng thế.
Thấy con cái nhà khác, cứ ốm đâu là được cha mẹ mua đồ ăn mình thích. Em cũng bắt chước, đua đòi, học theo.
Kết quả giả vờ không giống. Bị mẹ bắt úp mặt vô tường cả mấy tiếng đồng hồ. Từ đó chừa thẳng. Sau này, lớn lên mới biết, không ốm không đau. Hạnh phúc nhất đời. ” Đặng Dao Ngái hoàn toàn tự tin vào sức khỏe của bản thân.