Chương 3 - Ước mơ sân khấu

3197 Words
“Âm nhạc là thứ ngôn ngữ tinh tế nhất để có thể kết nối trái tim đến trái tim, giao hoà sự thân thương giữa những tâm hồn xa lạ. Âm nhạc mang đến cho chúng ta những năng lượng tích cực cũng như có thể làm vơi đi những buồn đau, mất mát. Cuộc sống vắng đi giai điệu, lời ca thì sẽ không còn đi ý nghĩa.” ————————— Nhà hát lớn thành phố La Deleux Vào một buổi chiều thu cuối tuần năm 2008, một nhà ba người Lâm Tuấn Minh cùng nhau đi xem buổi hòa nhạc. Dường như toàn thành phố, người dân ai cũng biết đây chính là buổi hoà nhạc lớn nhất lịch sử, hội tụ đầy nhân tài âm nhạc từ khắp các nước. Kể cả cho dù bạn có nhiều tiền đi chăng nữa, cũng không chắc bạn có thể sở hữu tấm vé buổi hòa nhạc này. Lâm Tuấn Minh- Nhân tài kiệt xuất trong nước, là một trong những nhà đầu tư cho buổi lễ, ông một thân tây trang đen bước xuống xe. Mọi ánh mắt đều đổ dồn vào ông, họ nhìn thấy Lâm Tuấn Minh đưa tay vào xe, dắt một người phụ nữ trung niên bước xuống. Nhan sắc của bà nổi bật đến mức làm lu mờ luôn cả những minh tinh đang ở đây. Kim Tuệ mặc một chiếc váy dài đuôi cá màu đỏ đô, tông màu đồng đều với cà vạt của Lâm Tuấn Minh. Theo sau bà là một bé gái, cô bé mặc một chiếc đầm trắng xoè, nơ thắt lại ngay eo màu đỏ đô. Màu sắc mang sự kết hợp từ áo sơ mi của ba và chiếc váy của mẹ. Cô bé Lâm Tuệ Mẫn đôi mắt to tròn, ánh mắt long lanh ngắm nhìn mọi thứ lạ lẫm xung quanh. Đây là lần đầu tiên cô bé đi đến một nơi đông người như thế. Ánh đèn flash nhấp nháy từ phía nhà báo làm cô bé Mẫn Mẫn khó chịu nheo mắt lại. Thế nhưng sự tò mò trong tâm trí vẫn khiến Mẫn Mẫn cố gắng mở to mắt nhất có thể, bởi vì nơi này rất đẹp, cực kì lớn, trông rất giống những tòa lâu đài mà cô bé từng thấy trên tivi. Ngoại trừ ánh đèn flash quá mức chói mắt, thì ánh nhìn của nhiều người xung quanh đây cũng chẳng làm cho cô bé năm tuổi khó chịu chút nào. Thậm chí, Lâm Tiểu Mẫn còn cảm thấy trong người mình rất nhốn nháo, sự hưng phấn từ đâu đó trong người làm cô bé phấn khích không thôi. Không chỉ riêng Lâm Tuệ Mẫn, kể cả Kim Tuệ, người đã từng đứng trên mọi sân khấu lớn nhỏ trong thành phố thuở nhỏ cũng phải bất ngờ trước sự xa hoa, lộng lẫy của nhà hát này. Bà khẽ nắm chặt tay Lâm Tuệ Mẫn hơn một chút để che giấu sự kích động. Ba người từng bước đi về phía nhà hát. Phía trước nhà hát là một quảng trường lớn với vườn hoa rực rỡ sắc màu ôm lấy đài phun nước nghệ thuật trắng xóa như màn sương và cột cờ tổ quốc nguy nghi, tạo nên một không gian vừa đậm tính dân tộc, vừa hiện đại, sang trọng vẻ quốc tế. Hàng trăm nhà báo cầm chiếc máy ảnh trên tay chụp từng khoảnh khắc ngay lúc này. Ngoại trừ Lâm Tuấn Minh khuôn mặt không hề có gì thích thú với buổi hòa nhạc, thì hai mẹ con Kim Tuệ và Lâm Tuệ Mẫn càng đi vào trong càng ngỡ ngàng hơn. Bên trong nhà hát có sân khấu, hai tầng ghế khán giả, trên tầng hai có các cửa hình mái vòm theo kiểu Gô-tích. Phía trên sân khấu có để tượng hình thần âm nhạc- vị thần bảo hộ cho các nghệ sĩ. Bên phải, bên trái sân khấu là phòng trang điểm, phòng nghỉ của diễn viên. Ngoài cửa sổ kính, chớp, phía trong hành lang có cửa đệm bọc da để cách âm. Trần nhà hát hình vòm, tạo tiếng vang và làm tôn thêm chiều cao nhà hát. Vòm trần có vẽ những lẵng hoa trang trí, ghi tên các nhạc sĩ, kịch sĩ châu Âu lừng danh: Mozart, Beethoven, Moliere… Ba người đi tới hàng ghế VIP dành cho khách quý, hàng ghế này khác xa hoàn toàn với các loại ghế thường. Ghế được trải một tấm vải lông phía trên, có thể điều chỉnh chiếc ghế tuỳ theo mọi cách. Lâm Tuệ Mẫn ngồi ở chính giữa hai bên ba mẹ, càng đặc biệt hơn, chỗ cô bé ngồi trùng hợp lại là chính giữa sân khấu. Tâm điểm của mọi ánh hào quang. Kim Tuệ hưng phấn quay sang hỏi cô bé: “Mẫn mẫn, con có thích không?” “Thích ạ, thích lắm ạ, mọi thứ ở đây to như lâu đài mà công chúa ở vậy đó.” Kim Tuệ kích động xoa đầu cô bé, bà thấy Lâm Tuấn Minh đang quay sang nói chuyện với một nhạc sĩ nào đó thì bà mới khẽ nói vào tay Mẫn Mẫn, giọng điệu nhẹ nhàng tựa như một lời giao ước nhỏ giữa hai mẹ con: “Thế sau này, Mẫn Mẫn có thể giúp mẹ một ngày nào đó, mẹ sẽ thấy Mẫn Mẫn đứng ở trên sân khấu to lớn như thế này có được không?”. Bé Lâm Tuệ Mẫn chẳng hề suy nghĩ mà đã gật đầu lia lại với mẹ, tựa như muốn mẹ tin rằng cô bé có thể làm được: “Đương nhiên rồi ạ, con còn có thể tới nơi hơn cả chỗ này luôn cơ”. Hai mẹ con ngồi trò chuyện với nhau vui vẻ khoảng chừng hơn mười phút thì buổi hoà nhạc bắt đầu. Ánh đèn từ phía trên chiếu rọi xuống khắp khán phòng một lượt rồi dừng lại ngay chính tâm của sân khấu. Một người đàn ông đeo mặt nạ màu đỏ, tay chống gậy đứng trước tấm màn đỏ lên tiếng, giọng nói trầm thấp đầy vẻ bí ẩn, đôi mắt đằng sau chiếc mặt nạ nhìn xuống khán giả: “ Hãy cùng tham dự với chúng tôi để tận hưởng những giây phút thư thái, thả tâm hồn vào những giai điệu và khơi dậy đam mê âm nhạc, sử dụng âm nhạc một cách khoa học trong cuộc sống bạn nhé!”. “Bùm..” Mọi thứ xung quanh trở nên tối đen sau khi lời nói của người đeo mặt nạ đỏ kết thúc. Từ chấm ánh sáng li ti tựa như đom đóm xuất hiện trên sân khấu, nó mang rất nhiều màu sắc, ban đầu tạo thành một khu vườn nhỏ, sau đó lại biến thành một chiếc váy hoa đủ màu. Tất cả mọi thứ đều được thể hiện bằng ánh sáng giữa khán phòng tối đen. Ánh đèn trung tâm từ từ đi từ dưới đuôi váy lên trên, chiếc váy công chúa nổi bật rực rỡ, cho đến cuối cùng, ánh đèn dừng lại trước mặt người ca sĩ nữ. Ngay lúc này, sân khấu bỗng sáng bừng lên, cả một vườn hoa xuất hiện trước mặt, khán giả ai nấy đều ồ ạ suýt xoa trước sự kì diệu này. Ánh mắt của cô bé Lâm Tuệ Mẫn nhìn chăm chú vào ánh mắt ca sĩ nữ, cô bé chẳng hề phản ứng như những người khác, mà thay vào đó, cô bé lại yên tĩnh đến lạ thường. “ If I should stay Nếu như em ở lại I would only be in your way Em chỉ cản trở anh thôi So I'll go but I know Vì vậy em sẽ ra đi nhưng em biết I'll think of you every step of the way Em sẽ luôn nghĩ đến anh trên mỗi bước đường đời em đi.” Tiếng hát của ca sĩ nhẹ nhàng cất lên, chẳng cần nhạc nền, chẳng cần bất cứ thứ gì, giọng hát của cô ấy đơn độc cất lên trước cả một vườn hoa rộng lớn. Khán giả dường như đều bị giọng hát của cô ấy mê hoặc, họ tự giác không dám nhúc nhích, sợ mình phát ra tiếng động nào đó làm ảnh hưởng tới giọng hát này. Từ từ qua vài lời ca, trên khu vườn xuất hiện một chàng trai đang từng phím hoà nhịp trên cây piano trắng, tiếng piano và giọng ca nhẹ nhàng ôm chầm lấy nhau. Cho đến tiếng violon, tiếng kèn, tiếng sáo, đa các loại nhạc cụ từng bước cất tiếng lên. Nhiều loại nhạc cụ như thế, nhưng nó lại hoà hợp với nhau một cách kỳ diệu. Tạo nên một bầu không khí sôi sục khó tả, bởi vì âm nhạc mà họ đang thể hiện trên sân khấu quá tuyệt vời. Lâm Tuệ Mẫn lẳng lặng nhìn mọi thứ đang diễn ra trên sân khấu, đôi mắt long lanh ấy như đang muốn khắc sâu hình ảnh trước mắt vào tâm trí. Ngay lúc này đây, cao trào của ca khúc đã đến, âm vực cao thánh thót của một người ca sĩ sẽ được thể hiện ngay bây giờ: “And I Và em Will always love you Em sẽ luôn yêu anh như thế.” Cả khán phòng đứng lên vỗ tay nóng nhiệt trước đoạn cao trào của người ca sĩ, họ vốn đều là những con người khác nhau. Có người ở đây là một luật sư, có người là bác sĩ, hoặc một người nào đó chẳng hề liên quan gì đến nghệ thuật. Nhưng ngay tại lúc này trái tim mỗi người họ đều bị âm nhạc cảm hoá. Trái tim ai nấy đều đập rộn ràng trước giọng hát, hiệu ứng và ánh đèn sân khấu tuyệt vời của buổi hòa nhạc. Kể cả Lâm Tuấn Minh và Kim Tuệ, hai người họ đều đứng lên vỗ tay nồng nhiệt cho sự cháy bỏng trên sân khấu. Chỉ riêng cô bé Lâm Tuệ Mẫn vẫn một mình ngồi tại chỗ, cô bé cũng chẳng vỗ tay như người khác, bởi vì bên trong trái tim Tuệ Mẫn, có một thứ cảm giác nào đó rất kích động, nó làm cô bé cảm thấy rất lạ lẫm. Một suy nghĩ nào đó trôi qua trong đầu cô bé, nó nói với cô rằng: “Lâm Tuệ Mẫn, mày phải làm được như vậy.” Ngày hôm sau, Tuệ Mẫn nài nỉ ba mẹ cho mình được đi đến lớp học hát, nói là nài nỉ nhưng thật ra cũng không khó để ba mẹ cô đồng ý. Bởi vì khi xưa cô đã bốc vật chọn được nhuwxng nghê liên quan đến nghệ thuật ttrifnh diễn và sân khấu rồi. Kim Tuệ nắm tay cô con gái đang hào hứng học hỏi của mình đến trước một nhà thờ công giáo, nơi mà khi xưa Kim Tuệ đây được cái sơ dạy đàn piano và học hát. Bước vào trong, Tuệ Mẫn như bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp cổ kính nhưng rất tráng lệ của thà thờ. Trên bục có hàng chục nhà thơ đang cùng cất giọng hoà chung lên một ca khúc. Có bè thấp, có bè cao, có người hát chính, có sơ và có cả cha. Hai bên cái bục có hai chiếc piano đang du dương đệm nhạc thêm cho những lời ca kia càng thêm bay bổng, làm cho không khí nhà thờ trở nên thiêng liêng nhưng cũng có phần uy nghiêm đến rợn người. “Xin cho con biết lắng nghe Trả lời vừa khi con nghe Chúa Xin cho con biết thân thưa: Lạy Ngài, Ngài muốn con làm chi?” Sau khi nói chuyện với các sơ và làm thủ tục nhập học cho con, Kim Tuệ ngồi quan sát con mình học mà gợi nhớ những kỉ niệm khi xưa khi mình còn nhỏ bập bẹ trong nhà thờ đứng hát dới tiếng đàn piano du dương của sơ, những lúc được biểu diễn vào những ngày lễ lớn. Các buổi học dần dà cứ trôi qua, Tuệ Mẫn cũng rất là thích thú khi được đi học đàn và hát như thế. Ngoài ra vì cô bé rất dễ thương xinh đẹp cộng với thông minh sáng dạ nên ở nhà thờ được các cha các sơ rất yêu mến, xem như một người cháu ruột trong nhà thờ vậy. vì chỉ cần dạy cô bé Tuệ Mẫn cái gì là cô bé liền lập tức ghi nhớ và thực hành thành công ngay. Đề bồi dưỡng thêm cho con mình, Kim Tuệ hỏi ý kiên của con thử xem rằng có muốn học múa ba-lê không để bà đăng ký cho cô bé bé học. Tất nhiên đối với một đứa trẻ việc nghe một từ hoàn toàn mới so với mình thì sẽ không hiểu hoặc không tưởng tượng được đó là gì. Kim Tuệ bèn lấy chiếc máy tính xách tay của mình ra và bật cái video trên nền tảng youtube cho con xem về các tiết mục múa ba-lê nổi tiếng trên thế giới như “Hồ Thiên Nga”. Với một sức mạnh kỳ lạ nào đó mà sau khi xem xong. Cô bé Tuệ Mẫn bắt đầu đứng lên quơ quào tay chân và bắt đầu nhảy nhót theo những người vũ công đó. Nhưng được một lúc lâu sau thì dừng lại. Vì bản tính tò mò và thông minh của mình, Tuệ Mẫn còn muốn tìm hiểu kĩ càng và sâu thêm nữa về những kiến thức phổ thông về múa ba-lê là như thế nào. Thế là Kim Tuệ bà bắt đầu lên công cụ tìm kiếm gõ định nghĩa về múa ba-lê cho cô bé coi, cũng như là một cơ hội hiếm có để con mình rèn luyện và học cách đọc chữ. “Múa ba lê (hay múa ballet, bắt nguồn từ từ tiếng Pháp ballet) là một loại hình vũ kịch có nguồn gốc xuất xứ từ triều đình Ý và được phát triển tại Pháp, Nga, Mỹ và Anh thành dạng múa phối hợp. Đây là một dạng múa kỹ thuật hình thể với ngôn từ riêng của mình. Loại hình nghệ thuật này có tầm ảnh hưởng toàn cầu và được giảng dạy tại các trường múa trên khắp thế giới. Múa ballet được dàn dựng bao gồm nhạc (được dàn nhạc biểu diễn nhưng đôi khi được ca sĩ hát), lời ca, và diễn xuất của dàn múa. Loại hình biểu diễn Múa ballet cổ điển nổi tiếng nhất là ballet cổ điển với động tác uyển chuyển và chính xác. Sau này biến thể của ballet cổ điển có múa ballet tân cổ điển và múa ballet đương đại. Về mặt từ nguyên, từ ba-lê trong tiếng Việt lấy từ tiếng Pháp "ballet", từ tiếng Pháp này cũng được tiếng Anh vay mượn vào khoảng thế kỷ 17. Nguyên gốc của ballet là từ tiếng Ý balletto, một dạng nói giảm của ballo (múa). Ballet lại có từ nguyên sâu xa hơn từ tiếng Latin ballere, có nghĩa là múa.” Thế là ngày sau đó, Kim Tuệ dắt Tuệ Mẫn đến tiếp một học việc chuyên dạy múa ballet tên là “Thiên Nga”. Học viện được xây dựng từ rất lâu năm về trước rồi, từ học viện này cũng có rất nhiều vũ công thành đạt nổi tiếng cả vè tài năng lẫn ngoại hình. Tuy nhiên điểm đặc biệt ở lớp học má ba-lê nổi tiếng nhất nhì thành phố này đó là các giáo viên cực kỳ ngiêm túc và nghiêm khắc. Các giáo viên sẽ không khoan nhượng với học sinh khi tập luyện vì các cô giáo đều hiểu rằng việc muốn thành thạo bộ môn này phải hi sinh rất nhiều công sức, mồ hôi, và nước mắt. Buổi học múa ba-lê đầu tiên của Tuệ Mẫn chính là buổi khảo sát năng lực của các cô giáo viên ở học viện. Cô bé Tuệ Mẫn được làm bài kiểm tra về sự dẻo dai. Đối với một dứa trẻ 5 tuổi thì việc ép dẻo có thể là chuyện quá là dễ dàng. Các động tác như ngả sau, xoạc ngang, xoạc dọc, cô bé Tuệ Mẫn dù chưa tập qua lần nào cũng vẫn có thể thực hiện được một cách trót lọt và suôn sẻ. Các động tác mà cô bé Tuệ Mẫn phải thực hiện tiếp đó là động tác “cái cây” để khảo sát khả năng giữ thăng bằng của cô bé. Tuy nhiên ở phần này thì Tuệ Mẫn gặp một chút khó khăn, Tuệ Mẫn chỉ cố thể giữ thăng bằng ở khoảng thời gian tầm mười giây. Một khoảng thời gian có thể nói là bình thường đối với một đứa trẻ nhưng đối với một đứa trẻ học múa để trở thành vũ công ba-lê thì đó không phải là tin tốt. Tuy nhiên các giáo viên nói với bà Kim Tuệ rằng tuy khả năng giữ thăng bằng của bé Tuệ Mẫn cũng chưa ổn định lắm. Nhưng mọi thứ về ngoại hình vóc dáng cũng như độ dẻo dai thì rất là thích hợp với bộ môn này. Còn về phần khuyết điểm kia các huấn luyện viên thể hình cũng như các giáo viên sẽ phối hợp lại để dạy bé Tuệ Mẫn tiến bộ từng ngày để trở nên tốt hơn. Và với tài năng bẩm sinh cũng như trí tuệ hơn bạn bè mà Tuệ Mẫn nắm bắt lời của giáo viên rất nhanh chóng, thậm chí còn ghi nhớ và làm tốt hơn trước rất nhiều nữa. Ngay cả viện trưởng học viện “Thiên Nga” đó cũng phải ngả mũ khen ngợi cô bé này rất có tiềm năng phát triển và năng lực cảm nhạc cũng như tiến bộ rất rất tốt. Cô bé Tuệ Mẫn này có thể tiếp nối các vũ công tiền bối đi trước để trở thành một ngôi sao sáng tiếp theo của học viện… Và cũng từ những ngày học nhiệt huyết và cháy bỏng như vậy, cuộc sống về một đam mê với nhiều ước mơ ấp ủ của cô bé Tuệ Mẫn đã bước đầu thành công in dấu lên những trang sách đầu tiên khi cô bé vừa lên năm tuổi.
Free reading for new users
Scan code to download app
Facebookexpand_more
  • author-avatar
    Writer
  • chap_listContents
  • likeADD