Chín giờ sáng, nắng bốc khói đỉnh đầu. Giờ ngày còn ngồi trong tinh hạm, không rõ nóng nực cỡ bao nhiêu.
Quả Trứng hạ nhiệt cho người làm bằng món canh dinh dưỡng, mát mẻ “khổ qua nấu đậu hủ huyết heo.”
Ở đây có một xô đầy huyết heo sống, được hãm không cho đông đặc. Quả Trứng mới nhận hàng từ ông chủ Nam Khô Sâm, cái nhà chuyên nuôi heo, bán heo em đã giới thiệu với mọi người trước đó.
Cách làm đậu huyết heo. Ngoài huyết heo nguyên liệu chính, không thể thiếu. Chúng ta cần chuẩn bị thêm một thùng nước lã.
Một đống khay và một hủ bột “thạch xương bồ”, loại cỏ này có mùi thơm đặc trưng, rất nhẹ nhàng, hơi ngọt có tác dụng làm đông thay thế các gia vị làm đông có bán trên thị trường.
Mỗi khay cho một ít bột thạch xương bồ, một huyết, hai nước. Lắc đều lên để đó. Chừng mười lăm phút sau, huyết heo sẽ đông lại như miếng thạch.
Huyết làm theo cách này vừa mềm mại lại có độ dai giòn, thơm ngon, không bị rỗ, đẹn chặt.
Huyết pha chế xong, đậy nắp cẩn thận. Tránh mùi máu phát tán, rủ rê họ hàng nhà ruồi kéo tới viếng thăm, bay u u, mệt mỏi vô chừng.
Mọi người biết đó. Bản thân họ hàng nhà ruồi thích nơi ẩm thấp, bẩn thỉu. Tự thân mang rất nhiều mầm bệnh ký sinh. Cho nên chúng ta phải đậy kỹ đồ ăn thức uống, miếng ăn cho vào miệng phải đảm hợp vệ sinh.
Xô đựng huyết heo, dùng xong, mang chà sạch. Phơi nắng.
Trong thời gian chờ huyết heo đông. Chúng ta cùng nhau ra vườn hái khổ qua ( mướp đắng). Hiện tại, trong vườn nhà em có khá nhiều loại.
Khổ qua là loại cây dễ trồng, dễ sống, ít tốn công chăm sóc. Dây khổ qua nhìn lẳng nhẳng, gầy trơ xương “mình hạc xương mai.”
Cực kỳ mắn đẻ, gần như mỗi nách một con. Giống thuần chủng, lấy từ trong rừng về trồng tại vườn nhà.
Giờ đã là khổ qua nhà. Quả to hơn cái chén uống nước một chút, gai xanh chi chít, xù xì. Đắng, thanh mát. Vị nguyên chất. Không chỉ dùng trong nấu ăn mà còn làm trà giải độc, thanh nhiệt.
Những loại khổ qua được lai tạo, ngay cả màu lá cũng nhạt nhòa hơn chứ huống gì quả. Được cái quả to gấp năm bảy lần khổ qua rừng.
Gai xưa, bằng phẳng, màu nhạt, ít đắng. Trẻ con hoàn toàn có thể chấp nhận ngay từ đầu.
Để xác định độ đắng của quả khổ qua các bạn căn cứ vào độ to nhỏ, mật độ gai xù xì hay bằng phẳng, màu sắc xanh đậm hay xanh nhạt…
Nhiều người chỉ thích ăn ngọt, đắng né xa cả chục mét. Hễ nghe nhắc tới vị đắng, cả người co rúm lại. Kỳ thực, ăn khổ qua rất dễ gây nghiện.
Cứ như ông bà chủ nhà em đây. Lúc đầu ăn, còn đùn đẩy cho nhau. Ông chủ còn nhăn nhó mặt mày vì bị bà chủ gắp cho quả khổ qua to nhất nồi.
“Giờ có mong một quả khổ qua đi lạc vào bát mình. Giống như giấc mộng nhiều năm chưa thành hiện thực.” Ông chủ em nói thế đấy ạ
Trong muôn vàn cách hạ nhiệt, cấp tốc, tức thời. Ăn khổ qua một cách an toàn, hiệu quả. Vừa ngon miệng lại no bụng.
Những quả dưới gốc to già để lại làm giống cho vụ kế tiếp.
Những quả có gai dày, còn một tầng phấn trắng, bao phủ bên ngoài. Những quả này đang thời thiếu niên, cắt đôi quả, thấy hạt có màu trắng. Rửa sạch, cắt bỏ đầu đuôi. Không cần loại bỏ thứ gì. Tiết kiệm đến thế là cùng.
Những quả chuẩn bị chuyển giao sang giai đoạn thành niên. Hái xuống, thải nhỏ, phơi khô, làm trà. Đây là những quả to. Chứ khổ qua rừng cứ để nguyên cả quả. Mỗi lần uống dùng hai ba quả là được.
Mùa hè năm nay, cả nhà em vượt qua cái nắng nóng như thiêu như đốt bằng cách uống trà khổ qua vào buổi trưa. Khi nhiệt độ cao đỉnh điểm. Buổi sáng uống trà bình mình, tối nhiệt độ hạ thấp, uống trà ban cha ( trà già).
Không chỉ có quả mà cả thân cây khổ qua đều có thể mang đi làm trà. Gọi là trà dây. Ai còn đang kiêng dè vị đắng, có lẽ nên tập ăn để không bỏ lỡ miếng ngon “trời cho.”
Chứ làm gì có chuyện cậu chủ nhà em lấy món ăn ra “dằn mặt” người làm như nhiều người bình luận. Ai còn chứa chất trong người những suy nghĩ tệ hại mà hay mở miệng nói “tu tâm” thì nên lôi tâm của mình ra “đánh bóng” cho nó sáng lại đi nhé.
Quả Trứng dạo nay lĩnh hội được tâm pháp “miệng lưỡi” của cô hai theo kiểu “đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy.” không vì nể nang mà để cơ thể tích chứa độc tố trong người, gây tổn hại không đáng có.
Cuống khổ qua bé tẹo nhưng khá dai. Muốn bẻ nhấn mạnh ngón tay cái vào sát đầu quả. Cuống, quả sẽ chia lìa nhau một cách dễ dàng. Cầm quả chắc chắn để không gây tổn thương cho dây.
Đơn giản hơn là dùng kéo cắt. Cách này dành cho những người “nghiệp dư”, mới tập thành làm vườn, hái số lượng ít.
Cậu chủ nhà em, tay không cần tất cả. Một rổ khổ qua rừng dành cho những ai mê vị đắng. Một thúng khổ qua lai, đủ màu, xanh đỏ tím vàng, trắng....toàn loại ít đắng với người mới, không đắng với người quen ăn đắng.
Cậu chủ nhà em trùm sò ăn đắng. Đắng mấy cũng khen ngon. Ông bà chủ hình như em chưa thấy chê cái gì.
Cậu cả, cô hai ăn đắng ở mức nghiệp dư, dành cho người mới bắt đầu.
Nồi nước em chất đầy củi, để đó lượn ra vườn một vòng, quay trở lại. Nước đã sôi.
Huyết heo trong khay đã có một lớp màng cứng ở phía trên nhưng chưa đông hẳn. Lúc lắc còn thấy huyết heo nghiêng lệch một bên.
Thời gian gấp giúp, múc vài gáo nước sôi dội lên. Đây là lý do, lúc nãy cậu chủ đổ huyết heo vào khay trừ lại một khoảng để phòng trừ lúc này.
Cứ cho huyết tắm nước nóng. Mấy cũng đông. Dùng một con dao mỏng, mũi nhọn, sắc bén. Chạy một vòng, lượn quanh thành khay.
Cắt huyết theo thành từng miếng to để giữ được độ ngọt, mềm mịn. Tay nghề Quả Trứng được luyện tới đẳng cấp “chuyên nghiệp”, “thợ lành nghề.”
Kể cả có nhắm mắt, vẫn cắt miếng đậu hủ “vuông thành sắc cạnh”, không cần thước đo, mười miếng như một.
Cắt xong, dùng tay lắc lắc khay để huyết tự bung ra, không vỡ vụn. Theo kinh nghiệm gia truyền, để huyết không bị rỗ, bị đẹn.
Nước nấu trong nồi cho sôi bùng, rút củi ra, để sôi lăn tăn, đổ đậu hủ huyết heo vào.
Em đã lắc vậy mà vẫn còn một chút huyết bám như đáy khay. Đãi khách đãi đồ ngon, đồ đẹp. Không mọi người lại bảo “nhất bên trọng, nhất bên khinh.”
Đồ dư, đồ vỡ, sứt sẹo, thậm chí chỉ là một đường dây, dùng muỗng cạo sạch, vớt bỏ vào nồi cậu chủ. Người dễ tính, gì cũng ăn được. Thực ra, đồ chỉ không được đẹp mắt, chất lượng không thay đổi.
Quả Trứng cho huyết heo vào nồi xong. Cậu chủ nhà em cũng đã hoàn tất việc trung khổ qua trong nồi cậu chủ. Bao nhiêu đắng đã ra gần hết mới thả khổ qua vào nồi canh của người làm.
[Cần gì phải nói lời hoa mỹ. Một hành động thiết thực đủ sưởi ấm cả mùa đông băng giá.]
[Đàn ông hiếm có khó tìm. Tìm thấy lại chưa tới tuổi yêu. Đời nó đắng chát.]
Mãi vẫn chưa thấy ông bà chủ về, không biết trên đường đi có xảy ra vấn đề gì hay không. Ngồi không cũng chán. Em với cậu chủ sắp bàn ăn, đợi mọi người về đến nơi, rửa chân tay mặt mũi, sẵn ngồi vào bàn an.
Món chính, bánh đúc bột ngô. Cắt thành từng miếng vừa ăn. Mọi người thử lại xem. Bánh đúc khi nguội hẳn với bánh đúc còn hơi âm ấm rất nhiều.
Thoải mái cầm bằng tay. Thậm chí dùng tay bẻ, chỉ được miếng lớn. Lớp màng trên rất là co giãn. Việc ăn uống này, chín người mười ý, mỗi người thích một kiểu.
Có người cái gì cũng phải xách dao kéo ra cắt mới chịu. Có người thích dùng tay bốc, mới có cảm giác ăn ngon.
Mấy mẹt bánh đúc, cậu chủ nhà em hạ đao pháp hết cả rồi nhé mọi người. Chẳng qua, bàn tay phẫu thuật quá đỉnh, không để lại "dấu vết"
Một cái khay cơm có bốn ô. Ô lớn nhất đựng bánh. Cậu chủ đảm nhiệm. Đến lượt em, múc cho mỗi người một môi thịt ba chỉ bằm, nạc mỡ vừa phải.
Nửa môi nước sốt. Nước mắm cá cơm nguyên chất nhà làm “tắm” trong thịt, lại thêm chút ớt đỏ, hành hương thái nhỏ. Tăng cường thẩm mỹ, mãn nhãn con mắt.
Đóng hộp lại. An toàn, hợp vệ sinh tuyệt đối.
[Lớn nhỏ, đàn ông đàn bà ăn một suất cố định hả? người no lè họng, người lưng lửng dạ. Chuyên nghiệp đâu ra.]
[Bữa ăn nghèo nàn. Thiếu dinh dưỡng.]
Mọi người có biết câu “bụng dạ ít ăn, tự nhiên ít bệnh” chưa? Mỗi bữa ăn, ngoài món chính, chỉ cần thêm một món ăn kèm là đủ.
Ăn no mấy cũng thấy khỏe, không như một bữa ăn năm bảy món, mỗi thứ tí tí, ấy vậy mà cơ thể nặng trọc, mệt nhọc. Ăn xong kiếm chỗ ngả lưng. Mọi người thử nghiệm lại xem có đúng hay không?
Việc này đơn giản. Cứ thử thoải mái để lấy kinh nghiệm cho bản thân. Đừng vội tin những gì Quả Trứng nói. Quả Trứng lừa đấy.
Cậu chủ em không chỉ đơn thuần là một nông dân. Một đầu bếp am hiểu sức khỏe dinh dưỡng hơn cả một bác sĩ.
Bất kể cậu chủ làm gì đều có nguyên do của nó. Không bao giờ có một ý nghĩ “bất thiện” thoáng qua.
Mọi người đừng quá đa nghi, rồi chụp cái mũ “ác” bản thân tạo ra, quăng lên đầu cậu chủ nhà em. Đúng là cậu chủ nhà em có tính tiết kiệm.
Không phải ki bo, kẹt xỉn, chưa gì đã tính cắt bớt giảm khẩu phần ăn uống của người làm. Một người như thế không thể thức hôm, thức khuya làm bánh cho ông bà chủ mang đi để mọi người ăn tạm.
Cơm nước, thịt thà xong xuôi. Giờ đến múc canh. Quả Trứng chịu nóng không bằng cậu chủ nên em vớt cái riêng ra một cái chậu.
Bắt đầu phân chia. Mỗi tô canh ba miếng đậu hủ huyết heo, ba khúc khổ qua, một nhúm rau thơm. Cậu chủ có nhiệm vụ múc nước, đóng nắp. Tô nào đều như tô nấp. Khỏi cần nhìn sang nhà hàng xóm, có sang hơn tô của mình hay không.
Khay cơm này là tác phẩm của người dân đảo Hoang Sơ. Hàng tặng. Món quà hết sức ý nghĩa, thiết thực.
Tất cả đều được làm từ gáo dừa, đã trải qua giai đoạn chế tác. Từ một cái gáo dừa thô sơ đã được thổi hồn, nâng cao lên một tầm cao mới. Một tác phẩm nghệ thuật hoàn mĩ.