Hơn mười một giờ, cơm nước đã xong xuôi, Lý Học Phàm vốn tính toán cho mọi người xếp hàng nhận cơm. Nay đã dọn thẳng lên từng bàn.
Người vẫn chưa thấy về. Sóng ở cửa ngõ tinh cầu Macco yếu xìu. Gọi điện tiếng được tiếng mất, ọp ọp, chẳng nghe rõ điều gì.
Lý Học Phàm cũng không muốn làm cha mẹ phân tâm trong khi đang lái tinh hạm. Lúc lo lắng, làm gì cũng không chuyên tâm, hỏng lên hỏng xuống.
Lý Học Phàm từ bỏ. Hết lượn ra, lượn vô. Nhiều khi còn sinh ảo giác, tai nghe thấy tiếng ù ù của tinh hạm. Thò đầu ra không biết bao nhiêu lần. Bên ngoài vẫn chẳng có động tĩnh gì. Tinh thần chưa kịp phấn khích đã bị dội nước lạnh.
“Cậu chủ dừng lại.” Quả Trứng hét to lên. Cậu chủ đừng đong đưa trước mặt em thêm nữa. Chẳng có tác dụng gì, chỉ tổ làm em thêm hồi hộp, lo âu.
Cứ thế này tiếp diễn, có khi nào em bị bệnh tim không?" Quả Trứng hỏi Lý Học Phàm.
“Chú làm ơn, bớt diễn sâu lại giùm anh.” Lý Học Phàm nói.
Chủ tớ hai người nhìn mặt nhau cười ha ha.
“Cậu chủ đừng có sốt ruột. Cuộc sống ở nhà chúng ta không có thuận tiện như ở thành phố. Bù lại, phong cảnh hữu tình, thức ăn ngon.
Người muốn đến, không thể đi. Giờ này chắc đang tiếc xanh ruột lên đấy.
Tinh hạm nhà chúng ta, lâu không sử dụng, nhìn cũ kỹ. Thực ra, tuổi đời còn non trẻ lắm. Chắc hẳn chạy tốt.
Việc cậu chủ nên quan tâm, lo lắng lúc này. “Lỡ người làm đến quá đông nên sắp xếp phân công công việc như thế nào cho hợp lý.
Tranh thủ có thời gian, suy nghĩ vấn đề cấp bách ngay trước mắt. Bố trí nơi ăn, chốn ở cho vài chục người đơn giản. Trăm người thành chuyện lớn, nhất là cái gì cũng mới toanh.
Quả Trứng cố mọi cách làm phân tâm Lý Học Phàm nhưng hiệu quả chẳng bao nhiêu. Đành lén lút gửi cho cô hai cái tin cầu cứu.
Hai đứa con sau của ông bà chủ cứ như người yêu tiền kiếp gặp lại. Gặp nhau là “chém gió” đủ thứ chuyện trên đời. Trên trời, dưới biển. Một chuyện nhỏ li ti như con kiến cũng kể, rồi cười ha ha.
Mười một rưỡi, Lý Học Phàm đã hoàn toàn trầm luân vào cuộc trò chuyện với chị gái. Quả Trứng ngồi ở bậc thang bếp, gật gù, tán thưởng bản thân nhanh ý.
A, cậu chủ. Mọi người đã trở về rồi. Không chỉ con tinh hạm già cũ nhà chúng ta mà còn một con khác chậm rì rì theo sau.
Cái con theo sau ấy nên cho vào viện bảo tàng nghỉ dưỡng. Tiếng động cơ phát ra to quá.
Quả Trứng ơ ơ, líu lưỡi không nói nên lời, tay chỉ về phía trước. Lý Học Phàm thò đầu qua cửa sổ cũng bị choáng váng.
Đoàn người đang lũ lượt bước xuống khỏi tinh hạm là người đến xin việc hay dân chạy tị nạn. Nhìn ai nấy đói khổ, rách nát, vật vờ như bóng ma.
Trẻ em đâu ra mà nhiều thế này. Không phải trong lúc phỏng vấn, chỉ có vài đứa trẻ chưa thành niên theo diện có người bảo hộ.
Từ đâu lòi ra cả một hàng dài, chắc phải hơn ba chục chứ không ít. Bình thường Quả Trứng rất thích áp dụng kế sách “tiền trảm hậu tấu.”
Đến khi kế sách đó áp lên người mình quả thật không thoải mái một chút nào.
Bé nhất chừng bốn năm tuổi chỉ có năm đứa. Tuổi vị thành niên chắc vài chục, cũng có thể do cuộc sống, khốn khổ, nghèo nàn, cả người “đẹn” lại, gầy như que củi. Có thể là thân hình học sinh, tâm hồn phụ huynh cũng nên. Không cần hoảng hốt.
Thấy em út mải mê nhìn đoàn người làm. Lý Hoa Phàm nói “út đi xử lý việc đi. Chị đi bán hàng đây, lâu lâu mới có một con cá lọt lưới. Không thể để sổng mất.”
Không đợi em út trả lời. Lý Hoa Phàm cắt điện thoại cái bụp. Chị em trong nhà, thân thiết, không cần giữ kẽ dăm ba cái vụ chào hỏi lịch sự, khách sáo, xa cách.
Cách nhà độ hai trăm mét. Mẹ Lý vận dụng hệ năng lượng, bay vù vù vào bếp. Lý Học Phàm đã cầm sẵn chai nước sinh tố rau má trong tay, tiếp ứng tức thời.
Mẹ Lý ngửa cổ tu một hơi “ừng ực”, đã khát, một tay quệt mồ hôi, miệng nói “sống rồi”. Ngồi bệt xuống sàn nhà.
Lý Học Phàm cố nhịn không hỏi để mẹ Lý nghỉ ngơi, cầm quạt hương bồ quạt thật mạnh.
Mẹ Lý bắt đầu mở máy hát. “Thằng này, con phỏng vấn nhận người kiểu gì mà móc ra toàn thành phần dưới đáy xã hội không thế.
Có nhìn thấy lão trung niên, tóc dài, buộc một túm phía sau kia không? Lão cứ một mực khăng khăng mình là một lão nông chính hiệu.
Người bình thường có luyện trăm đời, nghìn kiếp cũng không thể nào tạo ra núi sát khí ùn ùn như trời giông bão trước mưa.
Chưa kể cái đám đi theo gã, đứa thì xăm trổ đầy người. Đứa thẹo ngang, thẹo dọc. Người mất ngón trỏ, người mất ngón út. Người cụt bên tai. Cả đoàn không ai lành lặn.
Thế mà gã nói gì. “Tuổi trẻ hoang dại, đua đòi bạn xấu, nay biết quay đầu làm bờ.” Gã làm anh cả, không thể mãi để bọn đàn em lạc lối, sống trong tăm tối, u mê.
Còn một ít thành phần “lạc loài”, khó hòa nhập xã hội chán phố về núi, tìm một chốn bình yên để sống. Thử cảm giác mới lạ.
Cuối cùng đều là trẻ mồ côi. Kết nhóm với những ông bà già neo đơn, không chốn nương tựa, có người có con có cháu nhưng giờ chúng nó không thích dòm mặt nữa.
Có chút lương hưu còm cõi dắt lưng, tìm chỗ thanh tịnh, chơi đoạn thời gian, thỏa mãn tuổi già. Có chết cũng nhắm mắt xuôi tay. Không còn gì hối tiếc, vướng bận. Nghe đâu trong túi, mấy ông bà còn có di chúc viết sẵn. Đề phòng bất trắc.
Con tự xem rồi tính. Con không nhận họ làm việc, bọn họ tay nải, túi xách thế kia thà làm “người rừng” cũng không có ý định quay trở về. Mẹ Lý nói.
Mẹ Lý chỉ cảm thán việc tuyển người làm không ra làm sao. Lý Học Phàm lại cuộn trào cảm xúc mênh mang.
Đoàn người giống hệt năm hắn mười lăm tuổi kiếp trước, toàn những người không có sức lao động, mờ mịt tiến về phía trước.
Đường đi gặp nhiều khó khăn nhưng những ông bà già vẫn kiên trì, bóc cả củ khoai, chỉ ăn phần vỏ, phần chui, phần thịt thơm tho dành cho hắn.
Củ khoai lạnh tanh, không lấy gì thơm ngon nhưng tình người ấm áp, vẫn luôn chảy trong lòng, động lực cho hắn tiếp tục sống “lương thiện.”
Lần này, trời xanh ưu ái hắn đủ nhiều. Hắn sẽ lại cho những người không chốn nương thân một chỗ nương tựa ấm áp gọi là“nhà”.
Nhà không phải nơi những người cùng dòng máu sinh sống mà nơi tràn ngập tình yêu thương.
Nhiều người không ưa trẻ con nhưng Lý Học Phàm lại rất thích. Chẳng qua phải bỏ vốn đầu tư trước. Cung cấp đồ ăn, thức uống từ, chi phí dạy dỗ, nuôi dưỡng từ nhỏ đến lớn.
Sẽ sinh ra tình cảm mãnh liệt nhiều hơn so với những người nửa đường rẽ ngang. Tính ra lợi nhiều hơn hại.
Quả Trứng đang oang oang hướng dẫn mọi người rửa chân tay sạch sẽ. Trẻ con được ưu tiên đi trước. Rồi đến người già. Thanh niên trai tráng sau cùng.
Lý Học Phàm cũng ra hỗ trợ. Không cần gân cổ, gân giọng la hét. Mọi người vẫn nghe rõ mồn một. Ai nấy đều im lặng làm theo sự hướng dẫn.
Những người đi trước thấy người đi sau sai, tiện tay kéo vào hàng mình. Trước mắt, mọi người cứ ngồi theo nhóm cho trẻ con quen thuộc với hoàn cảnh mới.
Người lớn phụ trách giúp đỡ các em. Trước lạ sau quen, vài ngày nữa chúng ta lại thân như người một nhà ngay ấy mà.
Đồ ăn còn rất nhiều, không đủ thì lại lấy thêm, không cần phải ngần ngại. Người làm nông, bụng no, ăn nhiều mới có sức.
Mọi người có đồ ăn cả chưa? Bắt đầu ăn thôi. Chúc cả nhà ngon miệng. Giọng Lý Học Phàm vang dội, mở khay cơm ra trước.
Bao nhiêu con mắt nhìn chằm chằm Lý Học Phàm xem cách ăn như thế nào. Cái gì cũng học, học ăn cũng không dễ.
Đã nắm bắt được cách ăn, mọi người cũng bớt e dè, ngần ngại đi một chút. Nhóm dân anh chị, coi như “nhập gia tùy tục” rất nhanh “chúc cậu chủ ngon miệng”.
Lý Học Phàm tay cầm miếng bánh đúc chấm chấm, giờ thành ra ai cũng ăn bốc, muỗng, đũa chỉ để trưng. Mấy đứa trẻ con với tay vào bát canh khổ qua đậu hủ huyết heo.
Người lớn vớt riêng ra cái khay, dùng một cái nĩa cắm lên nhưng miếng huyết không nghe lời cứ chạy tuồn tuột. Bực mình, cầm tay cho chắc.
“Cậu chủ, bình thường tôi hay xem cậu chủ nấu ăn lắm. Món nào cũng ngon. Hai món này chưa từng xuất hiện nhưng nhìn đã thấy mê.
Người anh em ngồi bên cạnh đá đểu “mày cạp đá cũng ngon huống gì đồ ăn”. Bọn con nít nghe xong, bịt miệng nín cười.
Không khí cứng ngắc ban đầu dần được xóa bỏ. Trời nắng đổ lửa, ngồi xít cạnh nhau, hít toàn mùi mồ hôi chua lòm. Ăn mất ngon.
Có người tự động tách rời hàng ngũ. Kê dép ngồi dưới đất, xung quanh gốc cây. Có người dẫn đầu, cậu chủ lại không ý kiến gì.
Mọi người tự động cách xa nhau một quãng đủ xa, đảm bảo không có mùi lạ ám đồ ăn.
Cha mẹ Lý còn trẻ, thích náo nhiệt, cầm khay, bưng tô ăn giống hệt mọi người. Cha Lý vẫn hồn nhiên ăn to nói lớn như mọi khi.
Chưa gì đã có đám con nít “hâm mộ” không thôi. Ăn nhiều mới lớn lên khỏe mạnh. Mới trở thành tá điền thành công.
“Ông chủ, ăn xong bữa cơm chất lượng năm sao này. Ông chủ có lót lá đuổi tôi đi, tôi cũng quyết tâm bám trụ.” Lão đại Quy Sơn nói.
Tất cả những người còn lại gật gù “bữa ăn ngon nhất trong đời họ.” Bây giờ, ông bà chủ bảo họ gì, họ làm nấy.
“Cậu chủ, nhìn tôi thế này chứ, ngày nhỏ tôi cũng lội chán đồng cạn cho đến đồng sâu, chiêm trũng. Mặc dù không có bằng cấp nhưng kinh nghiệm đầy mình. Sức dài vai rộng. Bác tài xế tự tiến cử bản thân.
Bên nhóm anh chị, tên xăm trổ lại nói chen vào: “bên em ai cũng trẻ khỏe hơn ông anh nhá.” Lý Học Phàm nhìn thấy vài người già, trẻ con có vẻ hơi hoang mang, thoáng hiện lên nét mặt.
“Mọi người yên tâm, mỗi người mỗi việc, ai cũng không lo thất nghiệp, chỉ lo không có sức để làm nên cứ phải ăn nhiều vào.
“Dạ, cậu chủ dạy phải. Để em mở màn xin thêm cơm lần nữa. Bánh đúc lấy lần hai còn nhiều hơn lần một. Canh một tô đầy xin trong nồi ông chủ.” Lão đại Quy Sơn, nhìn toàn da với xương, ăn khỏe vô địch.”
Có lão đại mở màn, ai cảm giác mình có thể ăn thêm được đứng lên tự lấy. Mấy đứa con nít, bụng no căng, nhô lên như quả bóng, mắt vẫn nhìn khay bánh thòm thèm.
Cơm nước xong xuôi, người mang chén bát, đũa muỗng để riêng từng thau chậu, Lý Học Phàm có gán tên phía trên.
Việc rửa bát sau này sẽ chia thành từng nhóm thay phiên nhau mỗi ngày. Bây giờ, mỗi người một tay cho nhanh. Mọi người tranh thủ ngả lưng, chợp mắt, nghỉ trưa, hồi phục sức khỏe sau một chuyến lữ hành vất vả.
Sắp xếp mọi người ổn thỏa, Lý Học Phàm cũng leo lên nhà sàn “đánh một giấc”. Thói quen được hình thành dưới sự cưỡng chế của cha mẹ Lý.
Giờ quen, buổi trưa không ngủ là cả người lơ mơ, dật dờ, thiếu sức sống. Não không nghĩ được gì.
Trong phòng ngủ, mẹ Lý thì thầm to nhỏ với cha Lý. Cha Lý cười trừ “bà cứ hay lo. Thằng út tự có chủ ý. Người ta trước kia thế nào không quan trọng.
Quan trọng bây giờ người ta muốn hướng thiện, muốn quay đầu làm lại. Cũng nên cho người ta một cơ hội “đánh kẻ chạy đi ai đánh kẻ chạy lại.” cha Lý nói.
Bọn họ hầu hết đều là người thường những người sở hữu năng lượng đặc biệt cũng không hơn người thường bao nhiêu.
Có chuyện gì tôi với bà cũng làm chỗ dựa cho thằng út. Ai dám đụng tới một cọng tóc của nó. Tôi mang người đó là món “thắng cố” cho bà thưởng thức.
Lý Học Phàm tỉnh lại theo đúng nhịp sinh học buổi trưa. Một giờ ba mươi phút. Vận động nhẹ nhàng, lắc lắc thân mình.
Nhà sàn tập thể rộng rãi vài trăm mét vuông, gần hai trăm người ngủ vẫn còn khá rộng rãi, thoáng mát. Đàn ông, phụ nữ tự phân chia thành hai dãy riêng biệt.
Phụ nữ đã có người mở mắt tỉnh táo, ngồi dậy, ôm túi đồ của họ. Đàn ông trực tiếp, thô bạo. Có người dang rộng chân tay, ngáy o o, người nằm bên cạnh thực muốn cho cái tên không biết điều kia một đá.
Quả Trứng mang một cái bàn gỗ nhỏ đặt dưới gốc cây cho mát mẻ, thoáng khí. Lý Học Phàm bắt đầu công tác phỏng vấn trực tiếp.
Quả Trứng làm nhiệm vụ thư ký ghi chép để phân công công việc cho đúng, đạt hiệu quả cao.
Có người mang theo đặc sản quê hương họ tới. Hạt giống rau có cải mèo, quả trám đen, trám trắng. Cây gia vị có hạt tiêu, hạt mắc khén, hạt dỗi.
Có người mang theo trứng gà, trứng vịt, trứng ngỗng. May mà chưa luộc chín. Hy vọng mảng chăn nuôi ở hoang mạc sẽ phát triển trong thời gian sắp tới.
Vài người hoàn toàn mù tịt về phương diện trồng cây nhưng không thích ứng nổi với cuộc sống thành phố. Có bằng đại học loại giỏi hẳn hoi.
Cũng xếp vào đáy va li, chạy tới hoang mạc xin làm nông dân. Thì chuyện một anh thợ xây, chuyển sang trồng trọt chẳng có gì mới lạ.