Chương 34: Ba Trong Một

2498 Words
Em quả thật không hiểu, tại sau cậu chủ nhà em lại thích chơi cái trò “hành xác” lấy làm thú vị. Sáng nào cũng hành, trước bảo là do cơ thể chưa hồi phục, chỉ tập tành gì đó ba mươi phút.  Nay cơ thể khỏe mạnh hơn, cần phải tăng cường hơn nữa. Một tiếng một buổi sáng.  Cái không thay đổi từ đầu mùa tới giờ chính là điệu nằm “chết lâm sàng”, tứ chi giang rộng. Trước nằm dưới đất giờ nằm lên mấy thân gỗ. Luyện tập cường độ mạnh, quần áo lúc nào cũng ướt lũn mồ hôi, dính dính, nhớp nhớp. Hết tập, quần áo cũng sẽ khô ngay lập tức nhưng cậu chủ em vẫn bảo “hôi”, chịu không được.  Thế là cậu chủ nhà em đi gột rửa thân mình bằng nước “siêu lạnh”. Nước suối lấy về đựng trong lu, để mở nắp qua đêm. Thực ra, cậu chủ thích đi suối bơi lội vài vòng cho sảng khoái nhưng bà chủ đã hạ lệnh cấm tiệt. Thế là cậu chủ “héo hon”, ở nhà tập. Mỗi ngày hành bản thân một kiểu. Cậu chủ em ra rồi mọi người. Để em dụ cậu chủ làm  sợi bún thủ công cho mọi người mở rộng tầm mắt. Cái gọi là “linh khí” trong làm việc khác làm việc mà bị bắt buộc, bắt ép. Làm việc mà phải này, phải nọ, làm việc cho có, nghĩa vụ bắt buộc. “Cậu chủ, ông bà chủ thích ăn mì tự tay cậu chủ làm ra á. Quả Trứng đã nắm được thóp được điểm yếu của cậu chủ nhà nó. “Cứ nhắc tới người nhà, yêu cầu gì cũng sẽ được cố gắng thỏa mãn.” Lý Học Phàm thò tay, ấn ấn cục bột “tay nghề nhào bột của chú được đấy.” Quả Trứng lập tức lại tự luyến “em mà.” Cậu chủ làm cách bình thường để mọi người xem trước đã nhé. Quả Trứng lột ra tấm màng bọc bảo vệ cái bàn, còn lấy khăn lau một lượt. Đảm bảo không một hạt bụi bám vào. Rắc chút bột khô lên mặt bàn để cục bột thoải mái lăn. Phụ nữ sức lực thường yếu hơn nam giới, có thể chia cục bột thành những cục nhỏ hơn, vừa sức hơn. Cậu chủ nhà em nhìn có “xương với xẩu” chứ sức lực cũng không đến nỗi nào. Cái chày cán bột người ta bán chỉ to bằng cổ tay, cậu chủ nhà em chơi to bằng cổ chân, lăn cho đã tay. Lực đạo vừa phải, mỗi lần chày gỗ đi qua, cục bột dẹt xuống một chút, phẳng phiu nhẵn nhụi. Tiếp tục lăn mãi cho đến khi cục bột mỏng vừa ý. Chày cán bột dành cho người mới, người chưa quen, bình thường cậu chủ nhà em toàn tay không bắt giặc. “Dùng chày cán cột và tay không, đố mọi người sợi mì làm ra cái nào ăn ngon hơn?” Quả Trứng hỏi, lâu ngày tương tác với cư dân mạng chút cho sợi dây tình cảm xích lại gần nhau hơn. Lâu ngày không thăm hỏi, lạnh lẽo thân tâm. [Em là em không biết gì đâu nhưng em chắc chắn làm bằng sẽ ngon hơn nhiều. Còn lý do vì sao ư? em chịu.] [Làm có sợi mì mà cũng lắm chuyện gớm.] Ăn mà không chú trọng làm sao có sức khỏe tốt, sống vui mỗi ngày kia chứ. Ăn quan trọng lắm, chính vì thế mà ông bà ta chẳng nói “học ăn, học nói học gói học mở.” Cái gì chúng ta cũng học, trừ học ăn không mấy ai dạy. Bởi ai cũng nghĩ, ăn dễ mà. Cứ nhét vào miệng nuốt xuống là xong. Thế nên sức khỏe của chúng ta mới xảy ra nhiều vấn đề sau miếng ăn. Như cái bạn “thích leo cây” nói: làm mì bằng tay sẽ ngon hơn cả, dù hình thức có thể không bắt mắt như máy móc. Mọi người thử sờ lòng bàn tay mình thử xem độ ấm cao hay thấp? Độ ấm này đương nhiên không ai giống ai, có người mát lạnh có người nóng rực như lò than. Quả Trứng xin chúc mừng những ai có lòng bàn tay nóng hầm hập. “Bàn tay vàng” trong làng nhào nặn bột. Bột được làm nóng, lên men, giãn nở. Tiếp nhận năng lượng của người làm.  Mọi người thấy không, chỉ những điều nhỏ nhặt được quan tâm thích đáng mới cho ra lò một sản phẩm gọi là “đẹp, tốt, chất lượng.” [Thế giới của người làm bếp chuyên nghiệp khác hẳn dân chưa bao giờ bước chân vào phòng bếp. Thảo nào tôi nghĩ mình nấu ăn ngon lắm, dễ mà. Nấu xong chẳng ai muốn ăn. Tôi tiếc của “ráng nuốt”.] [Lầu trên không cần buồn, ở đây có nhiều người thậm chí còn “thua” xa, mệnh danh “tay phá phòng bếp.”] Miếng bột đã dàn đủ mỏng, thoa lên chúng một lớp bột khô, xoa xoa, mát xa toàn thân thêm một lần nữa. Miếng bột  vui vẻ thư giãn, không ôm ấp dính chặt vào nhau.  Phơi thân đủ, bắt đầu cuộn tròn miếng bột lại, cuộn nhiều lớp hay ít lớp sẽ cho ra cọng bún, mì có độ dài ngắn khác nhau. Ôi chao, em lại quên nữa. Cậu chủ nhà em còn chưa cả cắt, lấy đâu ra cọng bún, mì, phở cho mọi người nhìn. Cái tội “lanh chanh” vì biết trước nhiều khi đầu đuôi nó lẫn lộn. Mọi người thông cảm. Muốn có những cọng bún, mì nuột nà ra đời. Chúng ta cần một em dao phay sắc bén, chém nước thành dòng. Một nhát dao hạ xuống phải “lãnh khốc”, “vô tình”, dứt khoát không lưu luyến. Đấy, giống như cậu chủ nhà em hạ thủ công phu. Nhẹ nhàng như lông chim quét nhẹ trên làn da. Tiếp theo, mọi người đừng làm gì cả, nếu bỏ lỡ cơ hội lần này, chưa rõ ngày tháng năm nào mới có cơ hội tận mắt xem lại. “Cậu chủ, cắt theo phong cách của cậu chủ đi.” Quả Trứng vừa dứt lời, Lý Học Phàm cũng vừa hoàn thành việc cắt sợi bún, mì, không để lại chút dấu vết, nhìn giống như chưa đựng gì vào cục bột. [Tui chưa cả kịp bình luận, chủ thớt đã cắt xong.] [Chủ thớt cắt dạo nào vậy? Tui mở mắt thường xuyên mà sao không thấy gì?] [Tôi chưa chuẩn bị tinh thần kịp. Làm lại lần nữa anh đẹp trai.]   Này có là gì. Chỉ là chiêu thức vui vui với trẻ nhỏ. Chiêu thức sau mới đặc biệt kích thích “cắt bột trên không”.  Cậu chủ, sẵn sàng chưa? Em bắt đầu đếm đây. Quả Trứng hô tô, một, hai, ba “ném”. Cục bột “viu” một cái, chu du tận trời xanh. Lúc cục bột hiện hình, Lý Học Phàm nhón chân, “vèo” một cái. Cư dân mạng còn chưa cả hiểu chuyện gì đang xảy ra. Lý Học Phàm nhẹ nhàng tiếp đất, trên tay là một khoanh bún dài thòng, nhẹ nhàng đặt lên bàn. [Ơ, thế không dùng dao hay kiếm hả? chủ thớt là người thường sao bay nhẹ nhàng thế?] [Như đoạn dây thừng dài lòng thòng, không hề bị đứt đoạn bà con ạ.] [Hơn xem, ảo thuật. Em chưa rõ là chuyện gì xảy ra cả.] Sáu chậu bột đã hết. Cư dân mạng còn chưa đã nghiền cũng không còn cơ hội chứng kiến “tay không cắt bột trên không” thêm nữa. Màn biểu diễn sáng nay của cậu chủ nhà em đến đây là hết. Còn việc làm bằng máy đạp chân, hồi nào em không dụ được cậu chủ thì quay lại với nó cũng chưa muộn. Mọi người xem cái sợi vừa nhỏ lại tròn tròn gọi là sợi bún. To bè như ngón tay út gọi là sợi mì, và phở. Bún, phở ăn ngập nước còn mì thì vừa đủ. Mỗi loại có cách ăn khác nhau một chút. [Có mỗi miếng bột, tạo ra đoạn dây thừng hình dáng khác nhau chút chút mà cũng có một cái tên riêng biệt, hẳn hoi. Em hơi rối não một tí. Có ai như em không?] [Tên gọi chỉ là phù du. Ngon là chơi tuốt.] Sợi bún mì rất nhanh chín, chỉ cần bỏ vào nước sôi, đến khi em ấy tự mình nổi lên. Vớt em ấy cho ra tắm nước lạnh ngay lập tức. Cọng bún sẽ dai hơn, đẹp hơn, không dính chùm Cho dạo qua một vòng gọi là có tắm, xong vớt ra rổ, nhớ là rổ xảo, nan thưa, to dày thoát nước nhanh. Do sợi bún của chúng ta dài miên man, không sợ bị lọt hố, hôn đất. Nhà ai neo người, lượng ăn ít. Thả luôn sợi bún, mì vào nồi nước dùng, sau đó nhanh tay vớt ra tô, phân chia cho mỗi người.  Quả Trứng nói như vậy, nhiều người “độc thân” khoái lắm đây. Một mình một nồi, khô tô bát gì cho phiền phức. Tất cả mọi thứ đã xong. Thời khắc mọi người mong chờ nhất “một tô bún hoàn chỉnh ra đời.” Bún một khoanh, nửa tô. Bún vừa phải để còn bỏ thêm nhiều thứ khác nữa. Chưa kể bún gặp nước sẽ “phình” ra. Cho tất cả các loại chả thích ăn, xếp xung quanh, lên trên bề mặt. Chả nhiều quá, che luôn sợi bún. Cái gì cũng không thể chê, chỉ còn nước lèo, yếu tố cuối cùng quyết định tô bún, mì, phở chất lượng tầm cỡ nào. Lý Học Phàm mở vung nồi, dùng môi quậy quậy, trong nồi tất cả xương cốt đã bị hóa kiếp, tan thành nước. Màu trắng sữa ngà ngà, pha chút ráng vàng của mỡ gà. [Trước ăn xương cá mềm mụp giờ còn không biết xương cá nơi nào. Công nhận nhà này nấu ăn hay ghê.] [Chủ thớt nhiều củi gỗ, chứ ở thành phố chơi gì thấu, hết cả bình gas chứ chẳng đùa.] [Nước lèo thơm, ngọt, béo ngậy, không chút mùi tanh, phảng phất hương gừng. Hương gì nữa thì không biết, chỉ biết mỗi thơm ngon, chịu không được.] [Chỉ cần bún với nước lèo là đủ ngon nhức nách rồi chứ làm thêm cái gì khác cho mệt.] Một bình luận nhận được người nhiều yêu thích, thả tim, cười ha ha. [Công nhận lầu trên dễ nói chuyện. Ăn uống đơn giản. Em bình thường vốn thích màu mè hoa lá hẹ, gặp nhà này nấu ăn khi thì “canh suông” nước lã. Khi nước lèo hầm từ xương cốt cá, nghe mà nản. Húp thử một miếng “chưa kịp chê”, không thể tài nào ngừng nếm “hóa ăn đồ ăn có vị này”. Mùi vị cái nào ra cái đó, nguyên chất, thơm ngon.] Có vẻ mọi người đã cảm thấy thực hài lòng với món “bún xương không xương” của nhà em. Đồ ăn kèm hôm nay “nào chả cá, rau sống, tảo bẹ nướng, tương cà...”, có vẻ ế lại. Tiếp theo là tô bún “đặc biệt” dành cho ông bà chủ nhà em. Một chút rau sống bên dưới, để sợi bún thập cẩm lên, ông chủ thích vậy thì chiều, chả cá mỗi loại một ít. Lý Học Phàm mở vung nồi nấu cho nhà ăn ra. Múc thêm hai miếng huyết cá, béo núng nính, mặt trên nổi đầy sao là sao, thêm miếng gan cá, lòng cá. Cha mẹ Lý ngồi vào bàn ăn, Lý Học Phàm bưng tô bún lại, đồ ăn kèm đầy đủ trước mặt. Cha Lý cắn một miếng tảo bẹ, giòn rụm.  Mẹ Lý lại ngâm miếng tảo bẹ trong tô bún. Bún còn quá nóng, cha Lý xé nhỏ bánh bắp nướng, thấm nước bún, bỏ vào miệng “ngon bà nó ạ.” Tay cầm lọ tương ớt rim, múc cho mẹ Lý một muỗng, sau mới bỏ cho mình. Mẹ Lý “hừ hừ”, xưa này tôi chưa thấy ông kêu cái gì “dở”. Hai người im lặng chiến đấu tô bún, mồ hôi chảy ra đầy đầy.  Lý Học Phàm đưa cho hai người, mỗi người một cái khăn bông, lau lau. Khăn của mẹ Lý còn có thêu hình quả bắp cười tít mắt, nhìn cực kỳ dễ thương. [Đẻ được đứa con mát lòng, mát dạ.] [Người ta có số hưởng.] [Kể từ ngày tôi biết kênh này, tôi đã ăn “cẩu lương” của gia đình này không ít.] _________0o0________ Bộ ba “tử thần” ngồi ở văn phòng không ngừng nuốt nước bọt “ừng ực”. Trước thương cảm số phận “hẩm hiu” của cha Lý bao nhiêu giờ thì ghen tị đỏ mắt.  “Thằng nhỏ kia sáng giá như thế. Ai bảo nó bùn nhão không trát được vách tường. Dám chắc là trong gia tộc có chỗ khuất tất, cong cong vẹo vẹo nên mới không dám bộc lộ. Giờ thì hay rồi. Gia tộc nhà họ Lý đã mất đi một nhân vật xuất chúng.” Hắc Diện nói. “Nhìn trung tá hữu thần hơn trước kia không biết bao nhiêu lần mà nói.” Xích Diện nhận xét. “Vợ đẹp, con ngoan, mỗi ngày ăn ngon, uống sạch, hít thở không khí trong lành. Đây là cuộc sống thần tiên chứ người thường làm gì có.” Cục trưởng Phan Văn Hết nghiến răng kèn kẹt “giá ông có số hưởng bằng nửa thôi, ông đã mãn nguyện lắm lắm.” “Người ta phải thức dậy sớm tranh nhau mua đồ ăn. Trung tá làm gì, ung dung luyện tập, vệ sinh cá nhân, ngồi vào bàn, có người phục vụ tận răng.  Thảo nào trước đây, thằng út chuyên gây sự, trung tá chỉ cười khổ “thằng nhỏ chưa hiểu chuyện.” “Hiểu cái lông á.” Cục trưởng Phan Văn Hết tức khí nói bậy.  Khi nói câu đó, chắc chắn là  ông ấy đang sướng rơn trong lòng “mấy người không hiểu đâu “con tôi tôi rõ.”
Free reading for new users
Scan code to download app
Facebookexpand_more
  • author-avatar
    Writer
  • chap_listContents
  • likeADD