Bộ ba “tử thần” ghen tị đỏ mắt cũng chẳng làm gì được. Muốn ăn phải nhanh chân đi chen nhưng cửa hàng nhà này, khách đến sớm, cực sớm.
Khách mua hàng chỗ Lý Học Phàm đại đa số là người lớn tuổi, ngủ ít, thức dậy sớm. Nhóm người đã quá chán nản với đám con cháu, suốt ngày chạy theo cái gọi là “hiện đại”, bỏ quên gốc gác xưa kia.
Lúc xế bóng chiều gặp được người trẻ tuổi. Sống và hiểu sâu sắc cái thời khốn khó, họ đã từng trải qua nên vô cùng quý trọng.
Nhiều người lớn tuổi “xa lánh” đồ công nghệ như hủi, giờ cũng quyết chí học, không nhiều thì ít, có người nhảy vào nói xấu “thần tượng” còn biết nhảy ra mà bênh vực dăm ba câu.
Cuộc chiến “dấu mặt”, khẩu khí ai cũng hùng hồn, động tay chân, động não, cuộc sống cũng vui vẻ lên không ít.
Lý Học Phàm Bận tối mắt, tranh thủ bán sớm để còn kịp giờ đi làm. Cái nghề nông thế mà hay, chẳng cần ai thúc ép, cũng không bao giờ xuất hiện tư tưởng “làm cho có”, cứ dính vô làm là làm quần quật như trâu húc, sợ trễ chút thời vụ lại trắng tay.
Cửa hàng “hắc ám” bán trễ hơn chút, tầm bảy giờ mở bán, sáu giờ đã có người đặt cọc. Cửa hàng chị hai Lý, chủ yếu bán cho sinh viên, quay còn không kịp, nói gì bán qua mạng.
Không ai có thể ngờ, bộ ba thét ra lửa, đi chỗ nào tập kích cũng bị dân nơi đó đá văng ra khỏi cuộc chơi một cách dễ dàng.
“Đứng núi này trông núi nọ”. Xoay vài vòng, đến lúc quay trở lại chỗ Lý Học Phàm chỉ còn Quả Trứng đứng múc nước lèo.
Hắc Diện: “Thằng nhóc kia làm xong xuôi rồi hả?”
Xích Diện: “Lại chẳng xong. Chú thử nghĩ coi. Tay nghề kia, mang đi nấu nướng có phải quá đại tài tiểu dụng?”
Hắc Diện hồi tưởng lại màn trình diễn phân chia bún của Lý Học Phàm: “Cái bàn rộng trước mặt, có đặt 4 dãy tô, các thau bún phía bên dưới.”
Lý Học Phàm mắt không nhìn, đầu không ngẩng, tay ngắt tay ném, bún bay vèo vèo, hạ cánh an toàn “mười tô như một”
Sau lại tiếp một chồng tô khác, vẫn đứng im tại chỗ, lia lia liên hồi. Đám tô vững vàng đáp xuống, đến cả tiếng động cũng chẳng buồn phát ra, chào hỏi người anh em bên dưới.
Hết đợt này tới đợt khác. Ai cũng mê phong cách tô chén bay vèo vèo, đặc biệt mấy đứa nhỏ, còn ngỡ là mãn trình diễn xiếc.”
Điện thoại trong túi cục trưởng Phan Văn Hết đổ chuông ầm ầm. Hai chiến binh của ông cho một ánh mắt “xin chia buồn cùng ngài.”
Không cả nhìn điện thoại. Cục Trưởng Phan Văn Hết cũng đoán ra là ai gọi tới. Gã làm chuẩn bị tư tưởng vẫn bị ma âm xuyên tai làm giật mình.
“U iếc gì, anh to rồi không coi cái mặt già tôi ra gì phải không? đi cả đêm không về, con cái ở nhà nheo nhóc, khóc lóc ầm ĩ. Anh đẻ chúng ra mà vô trách nhiệm vậy hả?”
U của cục trưởng quay cảnh thằng con út của ông mới hơn hai tuổi, khóc ngặt nghẽo. Đứa lớn 10 tuổi, tự ngồi quay mặt vào xó tường.
“Đây là chuyện gì?” Cục trưởng Phan Văn Hết hỏi.
“Chuyện gì nữa, con anh muốn ăn, ăn không được nên giờ nó thế đấy. Anh về mà chăm con anh đi, tôi già rồi không còn sức nữa.”
“Đồ ăn của con ông có bao giờ thiếu, chất đầy trong nhà kia kìa. Đói không biết tự đi lấy mà ăn à. Đứa nhỏ không nói, đứa lớn còn làm mình làm mẩy.
Không có ông ở nhà, mấy đứa này được “voi đòi tiên” đấy mà. Cứ cho ăn mấy gậy lại ngoan ngoãn ngay ấy mà”Cục Trưởng Phan Văn Hết nghĩ nghĩ, xoa cái đầu bóng lưỡng.
Con anh bảo chúng không ăn cái thứ rác đó, chúng muốn ăn “bún thập cẩm, bún xương không xương”,kia.
U của cục trưởng xả xong tắt máy luôn. Chắc đi dỗ dành hai đứa cháu “đấy, hai đứa em, bà đã la thằng cha chúng mày rồi. Thôi, cứ ăn tạm cái này đã, không đói bụng. Đợi cha mua về nhà ta lại ăn sau có được không.”
Xưa nay, người lên chức ông bà rất lạ đủ thứ. Con cái thì “thương cho roi cho vọt” với cháu thì “cháu thích cháu cứ làm”. Khoảng cách thế hệ thật đáng sợ.
“Vị giác của trẻ con tốt hơn người lớn nhiều. Chúng nhận định cái gì ngon, cái đó không thể dở.” Hắc Diện đưa ra ý kiến.
_______o0o______
Xin chào mọi người, em là Quả Trứng. Từ hôm nay em đã thăng chức thành “đại tổng quản” của nhà họ Lý. Em chấp chưởng rất nhiều việc.
Làm “tài xế” cho cậu chủ, đồng hành cùng cậu chủ rong ruổi khắp nẻo đường. Quản Lý công việc tiền nong trong nhà, ngoài ngõ, nghe đồ đệ báo cáo công việc mỗi tháng hai lần.
Thăng chức vui thì có vui nhưng kèm theo đó là chức trách, nhiệm vụ mỗi ngày một nặng thêm. Chưa kể mỗi ngày trôi qua, em lại có tuổi hơn một chút.
Cũng may em gặp được “gia chủ” tốt bụng. Đã cung cấp cho em loại pin năng lượng dự trữ, ngọt ngào, tinh khiết. Thời gian sử dụng lâu dài.
Ai đang làm chức nghiệp như em. Có thể xem xét nguồn hàng này. Em đây là muốn chia sẻ sự sung sướng không thể kìm hãm của mình tới người khác, niềm vui nhân niềm vui.
[Chắc chắn đây là biểu hiện của sự lươn lẹo.]
[Sống kiếp người máy rực rỡ, huy hoàng như thế này cũng đáng sống lắm. Còn hơn khối kẻ sâu mọt của xã hội.]
Mọi khi em toàn ở dưới mặt đất. Hôm nay, em bay trên trời, cho mọi người nhìn toàn cảnh rau củ nhà em trồng từ trên cao trông như thế nào.
[Ô, em cứ nghĩ đất đai bằng phẳng lắm, nhìn những chỗ chưa đụng tới nào hầm, hố, cỏ dại cháy nửa thân, đúng là chẳng có tí sự sống nào hiện diện. Bàn tay, sức vóc, khối óc con người thật đáng nể phục.]
[Kia là ruộng bậc thang phải không? tầng tầng lớp lớp uốn lượn. Đã con mắt, ước gì được ở đó, tận hưởng không khí trong lành.]
“Em bay như thế mọi người có nhận ra trong ruộng trồng cây gì không? hay cứ một màu xanh xanh chấm thêm một màu xanh xanh?” Quả Trứng hỏi.
Bên tay phải tính lúc em bay ra cánh đồng, ớt, cà chua, ngô được trồng ở trong ruộng. Ở các triền dốc trồng thêm sắn dây, khoai từ. Bí đỏ, trên cà chua.
Em nói vậy, chắc mọi người khó hình dung, chừng nào đi mảnh ruộng nào, trồng cây gì thì em quay cho mọi người xem.
Cây nào cũng gieo trồng nhiều nhưng nhiều nhất là ngô. Hiện tại, ngô là lương thực chính. Cái đám trước mặt em nhìn như cỏ dại đây chính là “tiểu mễ” hay còn gọi là cây kê nếp vàng cũng đóng vai trò như ngô.
Hôm bữa tìm được trong rừng, số lượng hạt kê không nhiều nên mang ngâm ủ, gieo trồng luôn. Ông bà chủ nhà em còn chưa biết mùi vị của hạt kê ra sao thì làm gì có chuyện mọi người được ăn.
Hạt giống kê chỉ đủ trồng vài sào. Không như bắp, muốn mấy có nấy. Diện tích gieo trồng bắp nhà em khá nhiều. Đám trồng sớm nhất, hiện nay đã cao vài chục xăng ti. Sắp trở thành thanh niên trai tráng tới nơi.
Vài cây có rễ trồi lên trên mặt đất, đầu rễ có một lớp chất dịch nhầy trăng trắng, nhìn long lanh như giọt sương, trên thực tế chúng lại rất dai.
Bảo vệ bộ rễ được phát triển an toàn khi xúc chạm với đất. Vài bữa nữa cả nhà lại kéo nhau đi nhổ cỏ, bón phân, vun gốc.
Trong quá trình chăm cây không để dinh dưỡng cho cây bị thiếu hụt, đứt đoạn, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng thu hoạch.
Nhất là khi không chỉ gieo trồng có mình ngô mà còn xen canh vài loại rau ngắn ngày. Đến khi ngô lớn, bao trùm, che kín bên dưới, rau cũng đến lúc thu hoạch, sau đó không chen thêm rau dưa.
Ngô còn nhỏ, xen canh ít rau dưa, tránh lãng phí đất. Rau trồng xen canh, không hái lá mà nhổ luôn cả cây khi rau trưởng thành.
Thực ra có nhiều loại rau có thể sống trong môi trường bóng râm nhưng cậu chủ nhà em lười chui rúc trong vạt ngô, bị lá ngô đâm, cứa, nhám hết cả người.
Giờ thì mọi người biết vì sao sản lượng rau gần đây dồi dào hơn so với trước kia. Thêm việc nhổ cả cây nhanh gấp vài lần so với việc hái lá.
Đám ngô trồng năm bảy ngày mới cao hơn g**g tay. Bọn rau cũng đang mọc lún phún, đã nhận ra được là rau gì. Bên cạnh bãi ngô chuẩn bị trồng bây giờ là đám ngô ba ngày tuổi.
Mầm nào nhanh mạnh, vượt trội lá đã bung ra. Đại đa số còn lại vẫn đang chúm chúm hình nõn chuối. Gốc cây ngô nhỏ màu tím sẫm, lớn lên, phân tán rộng, màu sắc lợt lạt hơn chút.
Thăm nom sơ sơ thành quả nhà em cho mọi người kích thích. Tranh thủ sáng sớm, mát trời, làm nhanh, không rong chơi, la cà thêm nữa.
Bãi đất trước mặt em đây. Bà chủ cũng tốn không ít công cắt cỏ, ông chủ thì đào xới, san lấp mới cho ra khu đất bằng phẳng chứ không phải đất bằng phẳng trước đó.
Việc san lấp đất cũng cần có kỹ thuật cao. Không thể xúc đất màu mỡ trên cao đổ xuống dưới thấp, trên cao lại bạc màu.
Phải trộn cho đều, còn thêm ngâm ủ phân xanh ( lá leo, cỏ khô) để tạo mùn cho đất tơi xốp.
Xong xuôi, lên luống (vạt). Chọc hốc sâu chừng hai mươi phân, em sẽ bay bỏ phân vi sinh đã ủ hoai mục từ bã cá, xương cá, rong rêu. Hàng rác thải họ bỏ ra, mình quý.
Mấy thứ này để lâu ngày, mục nát, biến chất không thể làm thức ăn cho con người. Cây cối lại vô cùng yêu thích loại thức ăn dễ ăn này.
Ngô là loại cây rễ chùm, ăn nông, trải khắp bề mặt chính vì vậy không cần chọc lỗ quá sâu, rễ cây lại lấy không hết dinh dưỡng.
Hơn nữa, lượng phân vi sinh nhà em không đủ nhiều để dàn trải khắp bãi nên chỉ còn cách chọn làm thủ công, bỏ đúng chỗ, đúng vị trí.
Bà chủ nhà em dùng năng lượng gió, lấp đất lại, hơi lõm xuống để cậu chủ biết mà tra hạt giống cho đúng nơi.
Dù là phân vi sinh, cây to lớn, chắc khỏe không sao, chứ nhỏ nhỏ là dễ bị “xót phân”. Hình ảnh một em cây ăn “bội thực” không tiêu hóa hết “héo ú, ngả vàng, còi cọc” sống èo uột, thậm chí chết.
Chính vì thế tra hạt giống ở bên mép, không chính giữa hố. Quan trọng đặt phôi mầm ngẩng đầu lên trời. Cắm phôi mầm quay đầu xuống đất kể như là đi bốc mắm, bốc muối, không còn cách nào cứu vãn.
Cái trắng trắng dài ra nhất trên người hạt giống không phải là phôi mầm là hạt rễ. Nên khi tra hạt giống nhìn rõ ràng phôi mầm ở mặt nào mới cho đi nằm đất. Xông xuôi, lấp một lớp đất mỏng cỡ nắm tay lên hạt mầm.
Tạo môi trường ẩm ướt, mát mẻ trong lòng đất mẹ, được cha đánh thức bằng những tia nắng ấm áp yêu thương, phôi mầm mới nhanh chóng cựa mình lớn lên, cây mà gặp cha sớm chút tuy lớn chậm hơn cây trong bóng râm tìm cha nhưng khỏe mạnh, rắn chắc.
Trong những ngày đầu, cây còn non, yếu ớt phải thường xuyên thăm nom để nắm bắt tình hình. Cây nào đất bề mặt quá mỏng thì thêm vào, dày quá bỏ bớt đi.
Cây nào bị sâu cắn, xem xét tình hình, cứu được thì để sống tiếp không thì thay thế bằng mầm khác. Tránh lãng phí đất không.
Mấy đám ngô trồng trước kia cũng phải làm vậy. Đó là lý do các bạn nhìn thấy bãi ngô có chỗ không đều nhau. Có cây to như anh cả, có cây lại như em út.
Có ai muốn đến nhà em, trải nghiệm cảm giác. Một ngày làm nông dân không?