Lý Hoa Phàm đã đưa đơn xin dọn ra khỏi ký gần một tuần, trưởng ban quản lý ký túc không chịu ký, lý do bận rộng xử lý nhiều công việc
Phó quản lý không có đủ quyền hạn “không đơn giản đâu, còn phải nộp danh sách lên ban quản lý đại học.” Nói chung chỗ này chỉ chỗ kia. Chạy vòng vòng, tốn công tốn sức, kết quả chẳng được gì.
Chẳng qua bản quản lý kí túc xá không muốn “nhè ra” số tiền đã nuốt vào. Lý Hoa Phàm coi như “bố thí”. Khỏi chạy nữa. Quá mệt, không đáng.
Hơn 200 đồng tiếc thì tiếc thật, tiền nhiên liệu nạp cho xe còn quá tội. Đó chỉ là tính chạy một buổi sáng từ bảy giờ đến mười một giờ. Chạy một ngày đã nản tới tận óc huống chi cả ngày lịch hẹn, giờ này, giờ kia.
Có phải lúc nào cũng rảnh rỗi. Sinh viên có nhác nhác cũng phải lết xác tới lớp điểm danh. Gặp người khó tính, dễ bị hạ “nốc ao”.
Lý Hoa Phàm nhờ bốn sinh viên “rớt khóa” tìm được một phòng, giá một tháng 2000 đồng, có gác lửng, buôn bán tầng một, gác lửng dùng làm nơi ngủ nghỉ, nhà tắm, vệ sinh khu phía sau.
Biết người mới tới thuê bán đồ ăn. Những người bán đồ ăn kém hồ hởi chào đón đi một nửa. Trung tuổi có, trẻ tuổi có.
Cũng đúng, ai mà thích rước thêm đối thủ, mất mối làm ăn mà vui vẻ, cũng thực sự làm khó cho họ. Nhất là khu vực quanh trường đại học, sinh viên, học sinh đông, dân cư san sát.
Một bà cô béo, cổ đầy những ngấn là ngấn, mặt như cái mâm, bụng bự không eo, đeo một cái tạp dề màu đỏ cũ kỹ, nhàu nhĩ hỏi giọng khinh khỉnh“bán gì đó?”
“Dạ, chưa biết bán gì luôn cô, còn đang suy nghĩ.” Lý Hoa Phàm ngồi chống cằm ngay trước cửa. Lần này, Lý Hoa Phàm không gắn tivi hay bất kỳ chiêu thức quảng cáo như những cửa hàng khác.
Người ta có tiềm lực kinh tế, không thể so. Mình kinh tế eo hẹp, đầu tư mấy thứ đó chỉ tổ “viêm màng túi” thâm hậu.
Treo biển bình thường không khác gì vịt con xấu xí lọt vào giữa rừng thiên nga. Hiệu quả quảng cáo không có bao nhiêu.
Tất nhiên biển quán ăn phải có, người ta ăn xong, muốn giới thiệu địa điểm còn có cái tên gợi nhớ. Để nổi bật giữa rừng hương thơm, bản thân phải tạo sự khác biệt đi.
Bản tính con người là tò mò, bất kể tốt xấu, có gì là lạ là phải chen chân vào hóng hớt cho bằng chị bằng em.
Đối thủ bắt đầu tỏ thái độ. Bên phải ép, Bên trái đè, cái cửa gần chục mét mà đường đi vô nhà chỉ còn là khe hở.
Được, chưa gì đã nghĩ đến việc chơi xấu. Chị đây không có đầu óc tối tăm như vậy, chửi cũng không có hiệu quả với những người “nếu có ý thức đã không làm như vậy.”
Trực tiếp lấy đồ ăn xua đuổi người, làm người ta tâm phục khẩu phục. Không nói một lời, tự động quay trở về đúng vị trí ban đầu của nó.
Thủ đoạn “không sạch sẽ” chỉ làm hai bên bào mòn nhân cách làm người. Phải đối đầu kiểu gì để cả hai bên cùng nhau phát triển thì chơi. Chẳng qua năng lực không đủ mới sợ bị cướp đi miếng ăn.
Còn ba bốn ngày nữa mới chính thức khai trương. Lý Hoa Phàm đã bắt đầu trưng đủ các loại mắm lên kệ. Hủ loại trong suốt thấy rõ ràng thực phẩm bên trong.
Người kinh đô ngàn năm chưa từng biết “mắm” là gì, việc nhìn thấy nguyên con cá màu nâu đen trong hủ không kích thích bằng việc mùi mắm nồng nàn, lan tỏ từng hang cùng, ngõ hẻm.
Người người đi qua nghị luận. Cửa hàng này bán gì mà kinh dị vậy. Khủng khiếp quá. Bán như vậy, ma nào mò tới…. mười người mở miệng có ý kiến đều có để đánh sập con đường kinh doanh của Lý Hoa Phàm.
Để vớt vát bù lại, Lý Hoa Phàm sẽ bán mắm kèm vài loại ớt bình dân: ớt tươi các loại, ớt sa tế, tương ớt, ớt rim, ớt bột...
Mấy cửa hàng thấy đồ bán của Lý Hoa Phàm không trùng lặp với mình. Tâm lý bắt đầu cân bằng trở lại. Việc lấn chiếm địa bàn đã ngưng hẳn.
Cái này khách tự động từ chối ngồi lấn sang nhà kế bên. Ngồi xa đã đủ nồng nói gì ngồi gần. Đã mất tiền đi ăn còn phải rước thêm cục nợ “ăn hành” buổi sáng, ai chịu.
Thời gian nào có ở nhà. Lý Hoa Phàm sẽ đồng loạt mở các hủ mắm ra, bên trên có bọc một lớp vải thưa, úp thêm cái rổ, tránh ruồi nhặng bay tới sinh con để cháu.
Cộng hưởng khó xác định cao thấp. Nghịch lý đơn giản hơn nhiều. Giống như màu đen có thể nhúng chàm tất cả những màu còn lại. Mùi thối có thể chiến thắng bất kỳ hương thơm nào cũng đơn giản như thế.
Nhiều sinh viên đi học bên kia đường còn phải cố bịt mũi, rảo bước chân nhanh hơn lệ thưởng, nín thở, ngừng nói chuyện.
Chưa chính thức mở bán, Lý Hoa Phàm đã nhận một đống phản ánh “yêu cầu dời đi” từ khu tập để dân cư, các cửa hàng lân cận.
Cảnh sát còn tới nhà xem xét một vòng, xác định không có án mạng “giết người giấu xác” trong nhà mới ngừng làm phiền khai báo.
Cục an toàn thực phẩm kinh đô phải vào cuộc. Mỗi sản phẩm lấy đi một ít làm mẫu thử. Nhiều cửa hàng bắt đầu mừng thầm “có chuyện đi, dẹp tiệm đi.”
Hai ngày sau, Lý Hoa Phàm nhận được chứng nhận an toàn thực phẩm loại một. Dán to đừng, chình ình trước cửa tiệm, có đủ loại con dấu xanh lè, đỏ chót của phòng ban cục an toàn thực phẩm.
Dãy phố lại tiu nghỉu, buồn hiu. Không thể nào, không phải đi cửa sau, lo lót cả rồi đấy chứ. Cái mùi kinh khủng thế này mà bảo là an toàn, ai tin.
Người ta lại bắt đầu nghi ngờ cục an toàn vệ sinh thực phẩm làm ăn “tắc trách”, không đáng tin. Trong ánh mắt bất thiện của các đồng nghiệp.
Đúng ngày, đúng tháng, cửa hàng Lý Hoa Phàm vẫn khai trương, đón khách như dự tính. Không trống kèn, cờ hoa náo nhiệt.
Cửa hàng vẫn lặng lẽ như xưa nay nó vốn dĩ như thế. Thậm chí hoạt động giảm giá ngày khai trương cũng không có luôn.
Đã quyết tâm đi ngược, ngược toàn tập cho nó đủ bộ. Nhiều khách hàng đến vì ớt các loại nhưng cửa ải đầu tiên phải vượt qua.
Ăn bún mắm, mới được mua những món hàng khác nhưng có giới hạn cho từng người, không phải muốn mua bao nhiêu, bán bấy nhiêu.
“Con điên, con thần kinh….” là những gì nữa Lý Hoa Phàm không còn tế bão não để nhớ. Hai cửa hàng bên cạnh thường xuyên hỏi han “vẫn chưa có ai tới ăn hả? “mi bán chi thơm tho, dì qua ủng hộ, chứ cái món của mi, có thuê gì cũng không dám đụng.”
“Mi lấy cho gì mấy hủ ớt.” Trước khi bún mắm chưa bán được, ớt sẽ không đi trước. Chưa kể, mỗi người chỉ được mua một hủ. Lý Hoa Phàm nói.
“Hư, đồ vô hậu.”ở kinh đô người ta hay chửi thế. Để chọc tức người khác, thanh minh giải thích không bao giờ có tác dụng mà phải thừa nhận những gì họ nói “dạ” Lý Hoa Phàm đáp.
Nghĩa là cô đừng mong mua được ớt trong khi không ăn bún mắm. Mấy tên sinh viên rớt khóa kéo nhau lại đây, ủng hộ chị chủ trẻ.
Không phải về sau còn phải tiếp tục nhờ vả, ai mà chịu tra tấn khứu giác đến đây chịu trận.
Cho bốn tô bún mắm chị chủ. Tên cầm đầu Ngô Kỳ Nam nói. Không phải mấy chú đang rủa thầm chị trong lòng đó chứ. Cứ ăn đi, nghiện bây giờ. Lý Hoa Phàm nói.
Bốn tên cầu mong trời Phật thương xót, chị chủ làm nhanh tay, nhanh chân lên, bịt mũi nãy giờ, đủ đau rồi.
Cửa hàng này có một cái “ác” thứ nữa. Không cho khách mang đồ ăn về nhà nếu chưa từng ngồi tại quán ăn.
Chị chủ cũng tự hiểu món ăn của mình “kích thích” như thế nào. Người đâu có thể nhịn thở lâu, vài phút cái mũi sưng đỏ cũng phải mở ra.
Hít đủ cũng không thấy kinh dị như mới vừa đi ngang qua, tên tóc xanh như vẹt, nói với ba người còn lại.
Lý Hoa Phàm bưng bốn tô ra, trên bàn có sẵn một hủ ớt rim, ớt tươi các loại, khách hàng đầu tiên không thể chậm trễ, bún còn nóng hôi hổi.
Bốn tên đều có chung một ý nghĩ, chỉ vì muỗng mắm, vài con cá chình ình trên mặt, phá hủy hết nét đặc sắc của tô bún.
Sao cứ phải đú chạy theo trào lưu làm món ăn kinh dị kia chứ, cái loại cửa hàng sớm nở tối tàn đó có gì hay. Cứ theo con đường bình thường, món bún này cũng đủ đạt tám, chín điểm.
“Lúc đầu khách có thể ít một chút nhưng chắc chắn tấp nập hơn so với việc vắng như chùa bà Đanh lúc này.
Làm cái gì cũng phải có lòng kiên nhẫn, người ta biết tới mình, tạo dựng danh tiếng, tiền sẽ tự động chảy vào túi.” Tên tóc húi cua Hà Hàm Hậu thầm nghĩ.
Chất lượng rau sống, bún, nước lèo xương cá hầm thành sữa. Có biết bao nhiêu người đang đợi chờ để ăn, không chịu bán.
Bán thứ ai cũng dè bỉu, kì thị mà đòi thu tiền mỏi tay. Rõ là mộng giữa ban ngày. Bốn tên quả thực rất muốn gạt mắm cá sang một bên nhưng lệ của cửa hàng, ăn không hết lần sau muốn ăn, muốn mua gì cũng mời đi ngõ khác.
Đã ế chổng ế chơ mà bày đặt đủ trò đủ kiểu. Làm như mình cao giá lắm.
Tên tóc húi cua, Hà Hàm Hậu có vẻ ít nói, trấn định nhất hoặc tên đó đang chán đời. Ăn thứ kinh dị cho đời cân bằng.
Hắn trộn đều lên, còn bỏ thêm hai muỗng ớt. “Cay vừa thôi, không có nước uống đâu.” Lý Hoa Phàm nhắc nhở.
Đoán chừng sáng nay cũng không có bao nhiêu khách. Lý Hoa Phàm đi chuẩn bị cho mình một tô đặc biệt.
Vài khách hàng của mấy cửa hàng khác vừa ăn vừa bịt mũi, ăn cho lẹ còn đi, ngửi mùi bắt buồn nôn “sao ăn nổi” hả trời? Nhiều thắc mắc nghi hoặc.
Mình không ăn là chuyện của mình nhưng nhìn người khác đắm chìm trong đau khổ là niềm vui sướng, hạnh phúc, ít ra còn bỏ túi chút chuyện kinh dị kể cho thế hệ sau.
Tên tóc húi cua xác định thuộc kiểu “không tránh được thì làm cho ra làm.” Gắp một đũa bún vào miệng nhai nhai.
Mùi vị đâu tệ như hương vị của nó đâu nhỉ? lẽ nào mình bị hoang tưởng, ảo giác. Thêm một gắp nữa. Cay quá, cay đã thèm, đã nghiện.
Mùi cá lên men cực kỳ đặc trưng, dai dai, thơm, bùi béo, thịt cá đỏ au, không một chút mùi tanh. Vị ngon đến từ đồ ăn chứ không phải hương liệu phụ trợ. Càng nhai càng ngon.
Gắp thêm miếng tai heo cắt mỏng. Sần sật, ngon nhưng so ra kém cái ngon của cá. “Thế nào chú?” ba tên kia trố mắt ra nhìn chờ đợi câu trả lời.
Cứ ăn đi thì biết. Mấy người cũng ôm cả tô chứ có phải không có đâu. Hỏi người khác không bằng chính mình trải nghiệm.
Ăn nhanh không ruồi lại tới ăn tranh. Lý Hoa Phàm đã chuẩn bị một đống quạt nan nhỏ để mọi người vừa ăn vừa phe phẩy quạt mát, tiện thể đuổi ruồi.
Chị chủ, cho thêm phần bún nữa được không? lỡ tay cho nhiều ớt quá. Hàm Hậu lên tiếng.
Ngày đầu khai trương, thêm cho chú. Hàm Hậu bưng cả tô chạy lại chỗ Lý Hoa Phàm đang trụng bún trong nồi.
Kể ánh mắt có khả năng cắt thịt trên người Hà Hàm Hậu đã không còn lành lặn, nguyên vẹn, ít nhất cũng vài cái lỗ bị chọt thủng.
Ba tên kia quả thực muốn tống phần ăn của mình cho thằng bạn không biết điều nhưng nó lại đi xin thêm. Rõ ràng thằng này có ý với chị chủ.
Hà Hàm Hậu rất nhanh giải quyết xong xuôi tô bún. uống thêm cốc trà gừng. Sung sướng. Con người là loài sinh vật, mình không làm được thì đi thách đố người khác một cách hùng hồn.
Một tốp sinh viên kéo vào. Lý Hoa Phàm chỉ tay vào bảng nội quy hơn cả chục điều. Không ít tốp nam thanh nữ tú, hùng hồn kéo nhau đến, mặt mũi xám xịt quay đầu bước ra, Lý Hoa Phàm ăn chửi thêm vài câu.
Để dành lúc cần mang ra dùng sài. Tính ra có lợi hơn thiệt. Lý Hoa Phàm động viên bản thân.
Bốn tên rớt khóa, ba tên ăn ngon lành, cái tên đeo xiềng xích có vẻ thân thể thành thật muốn ăn, tâm lý bài xích.
Trước khi đi, tên tóc húi cua còn nói với Lý Hoa Phàm “chị chủ, dăm ba bữa nữa quán đông, thuê em làm nhân viên, em đăng ký trước, đừng quên.
Em chịu khó, chịu khổ được, sức lực lại lớn. Sai gì làm nấy, tuyệt đối không cãi nửa lời với chị chủ”
“Được” có việc, chị nhớ tới chú đầu tiên. Bảy giờ sinh viên vào học buổi sáng, cổng trường vắng hoe, trả lại sự thanh tĩnh, yên bình vốn có của buổi sáng.
Chị chủ béo bên cạnh “mày bán cho chị một tô, ít ít thôi, chị béo, ăn hạn chế. Mày làm kiểu nào dễ ăn chút.
Chị thích cái cá đỏ áu kia kìa, mày đừng cho chị cái loại nâu nâu đen, dễ gặp chướng ngại tâm lý. Chị ăn xong, mày để chị hủ ớt loại to to á.” Chị Béo không rõ tên gì, lấy lên quán cũng là Béo làm thương hiệu.
“Chị ăn được, em mời chị ăn bún, ớt bán cho chị hai hủ.” Chị Béo làm ra vẻ đời chẳng còn gì lưu luyến, nhưng cái thứ ớt kia mua riêng lẻ người ta còn bán mắc hơn tôm tươi.
Còn phải giấy tờ chứng nhận có hệ năng lượng tương thích mới mua được. Cửa hàng nhà này bày bán như hàng chợ. Chưa kể hàng hóa chất lượng, chuẩn “núi.”
Đừng khinh thường con mắt người nấu ăn, nhìn qua một phát biết đồ thật, đồ giả bao nhiêu phần trăm. Cửa hàng này thuộc dạng làm ăn có tâm.
Hương liệu phụ trợ, mười thứ đều không. Hàng nguyên chất, bán đầy đủ, không bán thiếu trước, hụt sau. Phải gió cái nó lại bán thứ đồ chẳng ra làm sao. Chị Béo réo thầm trong lòng.
Chị có thằng con có hệ năng lượng hỏa năm nay mười tuổi. Trong nhà điều kiện có hạn, thằng con không được bồi bổ những thuộc tính tương thích, trông cả người cứ èo uột, không hồng hào khỏe mạnh, hoạt bát như bạn cùng trang lứa.
Vì con, gì chị cũng làm được. Tư thế hiên ngang, lẫm liệt đi đoạn đầu đài. Đầu không bị “chặt” mà bị mỹ thực đập vô mặt. Lúc đầu cứ một hai, ít thôi, ít nữa lại.
Lúc sau thì, mày cho chị thêm đi, cái này, cái kia. Cứ bình thường như mày bán. Đến cuối còn kết luận. Cái loại đen đen mới chính tông, ăn ngon.