Chương 50: Quản Gia Không Dễ Làm

2199 Words
Nhật kí của Quả Trứng, quản gia tận tâm số một nhà họ Lý. Ngày rầu, đêm sầu, giờ phút này buồn. Buồn đến mức một con người máy lỗi bị mất ngủ, trằn trọc không chịu được phải ngồi dậy viết viết để trải lòng “ta với ta”. Đủ biết cuộc đời này “bạc bẽo” như thế nào. Chuyện cũng không có gì to tát, số là ở kinh đô, rất nhiều cơ sở, nhà hàng có tiếng tăm đã tồn tại vài trăm năm. Cô hai nhà này cũng mở cửa hàng ăn ở ngay dưới lầu một ký túc xá sinh viên, làm ăn cũng tạm nhưng mới chân ướt, chân ráo vào nghề, không hiểu cong cong vẹo vẹo, bị người ta bắt chẹt đến nỗi phải dẹp tiệm. Mộng làm giàu của cô hai nhà này bắt đầu từ ngày xưa, lúc nào cũng muốn kiếm đồng to, to hơn nữa để nhanh chóng nghỉ hưu, ăn tiền lời từ ngân hàng, sống thoải mái, làm sâu gạo “ta đây tiêu dao cõi ta bà.” lắm tai tiếng, thị phi. Tính hay bao nhiêu không quan trọng, quan trọng bạn có số trời cho ăn hay không. Cô hai nhà này từ nhỏ tới lớn, dù học hành giỏi giang, mặt mũi cũng không đến nỗi. Còn có nét duyên ngầm thế mà cái gì xoay quanh cô hai cũng đen, đen thui, đen mạt vận. Thậm chí ai có ý định làm gì cho cô ai, công việc đó cũng không trôi chảy luôn. Vận số gì mà đen khủng khiếp thấy sợ. Được cái, cô hai nhà này ý chí kiên định, mạnh mẽ. Làm chuyện gì không thành cũng quy về lỗi của mình, chưa từng đổ lỗi cho bất kỳ ai, bất kỳ điều gì. Theo như lời cậu cả nói, số cô hai thuộc kiểu “luôn luôn cố gắng, luôn luôn thất bại.” Còn Quả Trứng nghĩ, thất bại quá nhiều lần “nhờn”, “trơ lỳ cảm xúc.” Mình cô hai hẩm hiu thì cứ hâm hiu đi, nhà nào cũng phải có một con “cừu đen” lạc loài, gánh chịu nghiệp chướng reo rắc của tổ tông từ ngàn đời, nhiều kiếp. Vấn đề là cô hai và cậu út hay dính chùm với nhau mà hễ dính tới nhau là không có một cái suy nghĩ nào nó trong sáng cho nổi, toàn sáng kiểu“đêm ba mươi” thì ai mà chịu được. Chuyện cửa hàng lần này là một ví dụ trong hàng ngàn, hàng vạn chuyện cô hai, cậu út châu (chụm) đầu nghĩ xấu. Quả Trứng đi theo cậu út, biết rõ dạo gần đây trình nấu ăn của cậu chủ tăng cao thế nào. Người ta ăn không nói chuyện, đầu không ngẩng không ngẩng đầu, dù mùi hương không bay xa nhưng ăn vào một lần, không thể nào quên. Quả Trứng cứ ngỡ cô hai sẽ lấy vài món dễ làm mà dân đảo Hoang Sơ đang ăn nên làm ra làm chiêu bài cho quán.Không. Độ thơm không nổi thì độ “thối”.  Thối thực sự. Quả Trứng mà còn phải bay xa mười mét vẫn còn ngửi thấy mùi hương thoang thoảng, vẫy gọi lũ ruồi từ ruồi nhà, ruồi xám, nhặng xanh, ruồi trái cây, ruồi trâu… Không rõ địa bàn của chúng bình thường phân chia thế nào, lúc mùi hương này lan tỏ, nhập đội tiến lên. Bay về một mục tiêu. Cậu út mà gặp cô hai, tính khí dễ bốc lên, nói là làm liền cho nó sốt dẻo. Bữa tối, cậu chủ lôi hai hủ mắm ra, một loại đậm đặc, nguyên chất, hơi tối màu, chỉ có cá và muối. Hủ mắm thứ hai nhìn bắt mắt hơn nhiều nhờ thính ngô. Cá đỏ tươi màu cánh gián, nước cốt màu hổ phách. Bình thường thịt cá cơm dễ bị chia lìa nhưng trong quá trình lên men, chẳng rõ đã xảy ra phản ứng gì thì Quả Trứng chịu nhưng màu sắc của con cá còn bắt mắt hơn so với lúc ban đầu. Cậu chủ hít không ít lần “thơm” gì đâu. Rõ là trợn mắt nói dối không chớp mắt. Người có thể nói dối chứ lũ ruồi sống chân thật với “bản tâm” lắm. Nó làm quản gia nhà này, cũng nhắm mắt theo chủ, nói bừa, nói đại chứ lương tâm của nó thật lòng đâu như cắt “lừa bàn dân thiên hạ”. Múc mắm cá ra tô, cậu chủ cũng chẳng làm gì hơn ngoài việc thêm một đống ớt các loại: xanh, đỏ, da cam, vàng giã nhuyễn cùng với vài nhánh gừng.  Thêm cho một môi dầu bắp nóng hôi hổi. Trộn đều. Xong phần cốt cán của món bún mắm. Đơn giản đến mức một người không rõ hai chữ” nấu ăn” như thế nào đảm bảo thành công. Thế mà cô hai với cậu út, tự tin món ăn này sẽ giúp cô hai “quật khởi”, làm nên sự nghiệp tiếng tăm. Quả Trứng nghĩ, số cô hai bình thường là “số quạ” giờ cộng thêm  tí “mực” cho nó đen huyền. Ở đó mà mong đỏ. Giã một cối ớt với gừng tươi nhưng chỉ thêm có chút xíu vào hủ mắm đủ dậy mùi. Còn lại để trong hủ, ai thích thêm bao nhiêu thì thêm bấy nhiêu. Ớt nhà hiện đang bán rất chạy từ ớt tươi, ớt rim, ớt xay, tương ớt… Cô hai và cậu út tính. Ai ăn bún mắm thì có quyền mua ớt còn không xin mời bước tiếp. Đúng là người đang ở dưới đáy, cái gì cũng không sợ. Hàng quán người ta “khách hàng ở thượng đế”. Cô hai mở quán cứ như sợ người ta không biết mình làm chủ, mình có quyền. Cô hai quyết tâm chơi lớn, chấp nhận thua lỗ trong vòng hai tháng đầu. Nói là có tiền học bổng bù vào. Học cày hơn trâu để lấy tiền đó làm việc ngủ.  Tiền đến với cô hai đi xung quanh, đi vòng vòng. Đồng tiền nào vào túi cô hai cũng đầy mồ hôi nước mắt mà hễ tiêu ra còn hơn nước chảy. Con người ta ra làm kinh doanh buôn bán, áo quần, son phấn là lượt. Cô hai kể từ ngày đi buôn, mặt đen thui như dân núi chính hiệu. Nhìn mà đau lòng cỡ nào nhưng đời người có mấy cái tuổi trẻ đó, lăn lộn được là phải lăn. Quả Trứng đã gợi ý là nên xay nhuyễn cá ra, mọi người sẽ dễ chấp nhận nhưng hai cái con người cứng đầu, cứng cổ, cố chấp thích chơi lớn. “Về sau món đó sẽ lên kệ”.  Trước mắt, cứ chơi đậm đà một kích” mắm cá nguyên con, cả người bị  muối vặt kiệt thịt thà, xương cốt bám víu vào nhau, chỉ có hai con mắt lồi lên, thấy rõ.” Không rõ hai người đó móc tự tin chỗ nào ra mà tin tưởng cửa hàng sẽ tồn tại được. Món kinh dị này, cho còn bị đánh huống gì bỏ tiền ra ăn. Mình hủ mắm thối coi như đã quá lắm rồi. Không đâu, đó chẳng là gì cả. Món rau sống ăn kèm mới được coi là tổ hợp kinh dị đi cùng. Rau thứ nhất tanh hơn cá gọi là rau dấp cá. Rau thứ hai cậu chủ gọi là ngổ điếc mà hôi ơi là hôi. Người xù xì toàn lông. Vị đắng có vẻ khá đa dạng: lá khổ qua, rau má, rau đắng, quả khổ qua cắt mỏng. Sẽ không có chuyện cậu chủ ngâm nước muối, ướp lạnh gì hết. Cậu chủ chọn quả vừa ăn, không bỏ cả hạt. Người nhà ăn còn vậy, chứ huống gì mang bán cho bàn dân thiên hạ.  Chưa hết, thời xa xưa, bông bèo lục bình đã làm rau cho heo ăn. Vào tay cậu chủ cho lên mâm luôn, dù chỉ lấy đọt non, ai có chướng ngại tâm lý, đố dám cho vào miệng.  Rau này, cậu chủ cắt lát, người thôn quê còn khó nhận ra huống gì người thành phố. Nhất là khi thái ra nó giống tàu bạc hà. Vị chát thì có quả chuối hột non, gọt đi lớp vỏ ngoài, cắt mỏng, ngâm trong nước muối cho khỏi bị thâm đen, vài phút vớt ra chúng vẫn giữ nguyên màu trắng. Một buồng chuối hột vài chục nải, mỗi nải vài chục quả, mỗi quả to dài hơn cổ tay người trưởng thành. Cả rổ rau sống, chỉ gọt vài quả là đủ nhưng cậu chủ vẫn chính sách “tiết kiệm”. Gọt vỏ mỏng nhất có thể. Giá mà lớp vỏ ngoài ăn được, cậu chủ cũng không tha. Cây chuối non cậu chủ bảo cũng ăn được nhưng cần nhân giống. Người muốn ăn rau chuối cũng không có cơ hội. Loại rau cuối cùng nghe tràn đầy dinh dưỡng “mầm nhân sâm trắng” ( mầm cải củ) nhưng có cho vào miệng mới biết. Mấy thứ mệnh danh “bổ” chẳng có gì ngon. Mầm nhân sâm trắng có vị cay nồng, cay sộc thẳng lên mũi, lên đỉnh đầu, nóng rát cổ họng mà cậu chủ nói là rau đang quét dọn hệ vi khuẩn có hại, cố bám tuyến đầu “hầu họng” để gây bệnh. Nghe thì bổ mà còn hơn nuốt khổ dược, không rõ có mấy ai “chịu đấm ăn xôi.” Ăn bún đương nhiên không thể thiếu bún. Cái này dễ, mang bún khô luộc lên, vớt ra rổ. Không còn gì chỉ bày. Thành phần nguyên liệu đã xong là lúc lên mâm, lên tô. Cậu chủ còn cố ý làm cho tô bún mắm thêm bắt bắt. Rau sống xếp một nhúm dưới đáy, một chút xung quanh, mỗi loại một ít. Bún luộc cho khá khá, đảm bảo no bảy, tám phần bụng. Một chút da heo, tai heo luộc cắt mỏng, chuối chát, khổ qua bào mỏng.  Hai muỗng mắm cá dàn trải đều xung quanh, một chút dầu ớt cho bắt mắt. Trộn đều lên, bắt đầu thưởng thức. Thế này, cần gì phải học nấu ăn chính quy ở trường, tốn cả đống tiền, lại còn cực thân. Nghe giang hồ đồn thổi, bạn cậu chủ đi học nấu ăn ba năm rồi còn chưa được sờ vào cái chảo, còn phải làm chân chạy vặt, xoay quanh. Cô hai thì hay rồi, chưa trải qua một khóa huấn luyện nấu nướng gọi là, chính thức “bếp trưởng”. Đời ăn nhau cái số có khác. Nhắc đến thịt heo, đến từ một nông hộ người thường, chuyên nuôi heo. Bao tiêu tất cả các khâu từ nuôi cho tới bán. Nhưng người dân chỉ ăn phần ngon, còn da, nội tạng, đầu, mui, tai...toàn những thành phần không ai hỏi. Bỏ thì tiếc, ăn thì không nổi. Chẳng biết từ đâu mò ra cậu chủ thế cậu út có mối hợp tác làm ăn mới “giải quyết phế phẩm” ăn chia 8:2. Họ tám, cậu chủ hai. Ngoài ra, họ sẽ ưu tiên bán cho cậu chủ giá ưu đãi. Cậu chủ còn tính từ ngày mai sẽ bắt đầu làm những món ăn liên quan đến những thứ phế phẩm này. Nghĩ tới mà muốn ngủ luôn cho tới hết đời, không có quay chụp gì hết. Đau đầu hại não một cái. Ông bà chủ cưng chiều con út cũng không có gì đáng nói. Tấm lòng cha mẹ trong thiên hạ bao giờ cũng rộng lớn, bao la, bát ngát huống gì ăn một bát bún mắm. Giờ thêm các chiến hữu của cậu cả cũng cưng chiều cậu út không phương hướng. Ai cũng ăn hai tô, một mực khen ngon. Ngon mà vừa ăn vừa bịt mũi.  Cô hai ăn hết hai tô lưng lưng. Còn bê đi bốn tô đầy sắp cho bốn “sĩ tử” rớt tốt nghiệp. Người ta còn chưa chính thức trở thành nhân viên mà đã bị hành ra bã. Trở thành nhân viên chính thức hay trở thành“chuột bạch” thử món ăn mới độc lạ ra đời cũng nên. Quả nhiên, ai dính tới cô hai nhà này, đều khó lòng sáng nổi. Đến cuối, Quả Trứng vẫn không xác định được món ăn xác thối. À, nhầm lẫn chút “bún mắm” là ngon thực sự hay chỉ là ngon mồm, ngon miệng. Một con người máy ăn năng lượng, không thể nào bình phẩm nổi khẩu vị của con người. Biết đâu, hàng quái, gặp người quái, cô hai lại tỏ sáng không chừng.
Free reading for new users
Scan code to download app
Facebookexpand_more
  • author-avatar
    Writer
  • chap_listContents
  • likeADD