Chương 27: Học Đại Học Chán Như Con Gián

2034 Words
Chương 27:   Học Đại Học Chán Như Con Gián   Lý Hoa Phàm mở hết tốc lực chạy năm tầng lầu. Người cúi gập, há miệng thở dốc, vẫn trễ học. Trên hành lang, lặng ngắt như tờ. Chưa cả thở xong, Lý Học Phàm đứng trước cửa lớp “Thưa gia sư, cho em vào lớp.” Giáo sư Pham Thanh Tiến, giảng viên lâu năm, chuyên ngành đào tạo thực vật. Nổi tiếng nhất nhì trường đại học nông nghiệp. Nói nhiều, nghiêm khắc, dù vẫn còn ở độ tuổi trung niên. Giáo sư im lặng, trong lớp hơn hai trăm sinh viên, bốn trăm con mắt cũng im lặng, ngẩng đầu nhìn Lý Hoa Phàm. Lý Hoa Phàm đã xác định, mình sẽ ở ngoài hành lang, giáo sư nói “vào đi”. Tiếp tục quay trở lại bài giảng như chưa từng có chuyện gì phát sinh. Lý Hoa Phàm sinh viên chăm ngoan, chưa từng vi phạm, học lực xếp tốp đầu, thường xuyên giơ tay phát biểu ý kiến nên bị nhớ mặt. Bình thường, Lý Hoa Phàm đã không có nhiều bạn bè, thường xuyên bán mạng làm thêm. Bây giờ, mở cửa hàng buôn bán, số sinh viên đến xin một chân làm việc nhiều vô số kể, bị từ chối, liền trở mặt. Tiếng xấu lan tràn. Cả phòng kí túc xá của cô cũng vậy. Cô gần như bị cô lập. Người “hà tiện, tằn tiện” tiêu 5 xu còn ghi chép cẩn thận chứ nói gì năm đồng. Ông chủ cửa hàng ăn vặt kế bên lại càng khó chịu ra mặt, đá thúng đụng nia, đi qua phải đâm chọt vài câu mới yên.  Không thiếu những hành động xấu sau lưng. Không mua hàng mà cứ đứng chiếm một chỗ, chê bai sản phẩm, không sạch sẽ vệ sinh. Lý Hoa Phàm ngồi xuống, trừ một khoảng giấy điện tử, ghi chép sau. Một nam sinh viên bên dưới đã ngứa miệng “Bạn Hoa Phàm mà cũng cần đến lớp nghe giảng kia à? về nhà học cậu em người thường còn hơn chuyên gia kia kìa, đỡ tốn kém.” Giáo sư giả vở ho “khụ khụ” hai tiếng trên bục giảng, cả lớp lại chìm trong im lặng, chỉ có tiếng gõ “cọc cạch” trên bàn phím, tiếng “sột soạt của bút trên giấy. Bài học chẳng có gì lý thú. Học về trồng cây, ngồi trong lớp, toàn là mớ lý thuyết dài dòng, khô khan. Trước kia, Lý Hoa Phàm sẽ cố nhét vào trong đầu, vì điểm trác, vì tiền học bổng. Muốn được giữ lại làm giảng viên. Giờ mục tiêu chuyển hướng, sức chiến đấu cũng không còn như xưa.  Xưa buồn ngủ, lấy tay tát lên mặt cho tỉnh táo, oán trách bản thân học không tới nơi tới chốn, giờ còn muốn chui xuống bàn cúi ngủ một giấc. Khốn khổ đang ngồi bàn thứ hai, sát ngay giảng viên, làm ra vẻ lưng thẳng, lắng nghe chăm chú, con mắt lim dim, nhiều khi gục một cái, giật thốt mình tỉnh táo trong vài phút lại đâu vào đó. Bốn tiết học, mãi mới nghe tín hiệu “báo cháy” vang lên, kết thúc tiết một. Cả lớp nằm ườn ra như cá ngão không xương, có sinh viên cố lết dậy ra đứng ở hành lang, hít tí khí trời, hy vọng thanh tỉnh hơn một chút ở tiết học kế tiếp. Lý Hoa Phàm cũng không ngoại lệ. Ở nhà không đi học thì thấy áy náy, lương tâm cắn rứt, lên lớp lại chẳng nghe nổi chữ gì vào đầu.   Mớ lý thuyết này không khác gì thuốc mê, cứ nhìn vào là buồn ngủ. Trồng cây cứ ra vườn là xong. Sống chết vài lần, tức khắc có kinh nghiệm. ********************* Hoang mạc Hai mẹ con Lý Học phàm ngồi ở sân, vừa cắt dây sắn dây, vừa nói chuyện. Lý Học Phàm gần như không còn rào cản ngăn cách với người mẹ hiện tại. “Là cắt bốn hay năm mắt hả con?” Mẹ Lý hỏi Lý Học Phàm. Bốn hay năm gì cũng được. Quan trọng gì thêm một hai mắt dây đâu mẹ. Lý Học Phàm nói. “Anh thì hay rồi, anh trồng cái gì cũng lên, anh không hiểu cảm giác của người trồng gì cũng thấy nó không nhú mầm. Ngày ngày đi thăm, chỉ thấy đất mỗi ngày đen sạm lại, cứng như xi măng.” Mẹ Lý nói. “Đó là đất ở thành phố bị ô nhiễm, người ta lại dùng nhiều cách thúc ép cây phát triển một cách không bình thường. Mẹ cứ tin con, đất rừng đảm bảo mẹ trồng lên.” Lý Học Phàm bơm hơi tự tin cho mẹ Lý. Thực ra, sắn dây có thể trồng bằng dây, đầu củ, hạt nhưng con sợ mẹ tiếc củ nên trồng từ cây. Lý Học Phàm cười hì hì thành thật khai báo bí mật định giữ trong bụng. “Đúng, đúng, cứ trồng bằng dây trước đi. Mọc lên được cây rồi hẵng tính.” Mẹ Lý nói. Cha Lý đi ra từ bếp, cầm một cái ca nước to, đặt lên gần khoang lái của Quả Trứng nói “hai người không nhanh tay lên, nắng đến đỉnh đầu rồi kìa.” Xong ngay rồi đây. Cha mẹ Lý bốc đống dây sắn dây lên người Quả Trứng. Cứ chất thêm đi, em còn sức lắm. Quả Trứng nói. ******** “Sắn dây không thích hợp trồng trên đất bằng hả con? cha có thể đánh bồn cao lên giống như trồng khoai lang.” Cha Lý nói. “Dạ, đất nào cũng được cả, đất tốt cho củ to nhưng trồng ở bờ ruộng bậc thang, sườn đồi để giữ lại chất dinh dưỡng, chống xói mòn đất. Đất bằng trong ruộng, trồng loại cây khó chăm sóc hơn.” Lý Học Phàm nói. Cha Lý đánh bồn, mẹ Lý rạch rãnh. Lý Học Phàm ngồi trên Quả Trứng, ném từng khoanh dây sắn dây vào đất đã làm sẵn. Quả Trứng ghi lại kiến thức mới: “mỗi bụi sắn dây cách nhau chục mét, mỗi dây khoai lang cách nhau ba bốn chục xăng ti.” Cha Lý nói. “Rõ, thưa ông chủ.” Quả Trứng bây giờ kiêm luôn chức thư ký ghi chép những kiến thức quan trọng trong việc trồng trọt mà cha Lý tâm đắc. Quả Trứng bay là là, rút một quyển vở, một cây bút điện tử ra viết viết. Hai chân sau biến thành hai cái cào, lấp đất từng bụi sắn dây.  Mẹ Lý gom cỏ khô, phủ lên trên về mặt, hai bên sườn, một lớp dày tương đối, giữ ẩm, hạn chế nắng non cho mầm cây khi mọc. “Bà, bà, chúng ta sắp trở thành những người nông dân thực thụ. Vụ kế, bà có thể ăn đồ do chính tay tôi trồng ra cũng không chừng.” Cha Lý nói, nghĩ về một tương lai tươi sáng. “Ai trồng cho ai ăn còn chưa biết đâu. Rau tôi sáng nay mọc mầm xanh rồi đó. Mới qua hai ngày chứ mấy. Rau ông thế nào rồi?” Mẹ Lý hỏi. “Bà cứ làm như mình rau bà mọc ấy, chẳng có hàng lối gì, chỗ này cây, chỗ kia cây. Nhìn luống rau của tôi là mê tít. Thẳng hàng, thẳng lối không nói, mật độ dày thưa như nhau. Chưa gì đã thấy đạt chuẩn.” Cha Lý sáng cũng đi thăm rau. “Ông nói coi, chúng ta trồng rau còn nhanh mọc vậy. Sao con gái chúng ta trồng cả tuần mới nhú rễ mà cực gì đâu, nắng mưa tí là úng rễ, héo ngang thân, chết. Nguyên nhân ở đâu nhỉ?” Mẹ Lý hỏi. “Bà hỏi tôi thì tôi biết đi hỏi ai. Trước kia gặp vườn cây tôi còn phải đi đường vòng đây. Nào có thoải mái lăn lộn trên đất như bây giờ.” Cha Lý nói. “Có thể là hạt giống, đất, nước, không khí. Nội trong ngần đó nguyên nhân.” Lý Học Phàm nói. “Hừ, làm ăn chất lượng không ra làm sao, đỗ lỗi cho hệ năng lượng. Chúng ta đã ăn “thịt lừa già” quá lâu năm. Cha Lý nói. Cũng may họ chỉ bán hạt giống cho người có hệ năng lượng mộc, người thường chịu giá đắt gấp vài lần nhưng không phải loại nào cũng mua được đâu, chỉ giới hạn một vài loại. Mẹ Lý nói. Chứ không chúng ta lại tốn tiền vô ích. Lý Học Phàm nghe mà sửng sốt, há miệng. Mẹ Lý cũng không theo đuổi đề tài hạt giống này lâu. Lại chuyển sang vấn về khác.“Ông nói coi, chúng ta còn phải thiết kế một con mương cho nước chảy về đây. Tiện tưới tắm cho bọn sắn dây, còn có hoa màu, lương thực trong ruộng sẽ trồng trong nay mai. “Cái này là đương nhiên.”Cha Lý nói “Chúng ta trồng những cây cần nhiều sự chăm sóc ở gần nhà, những loại  cây có sức sống bền bỉ, trồng xa chút cũng không sao.” Gừng mọc thấp, không phân nhánh rậm rạp, không phải điều kiện lý tưởng cho các loài bò sát ẩn nấp, chưa kể, mùi của cây gừng, giúp xua đuổi các loài côn trùng, bò sát bò vào nhà.” Lý Học Phàm nói. Ớt phát triển phân nhánh nhưng không quá rậm rạp, trồng ở gần nhà cũng là lựa chọn không tồi. Ớt nên trồng nhiều, trồng mấy cũng không lo dư. Không bán được, cha giúp con ăn mỗi ngày. Cha Lý cười khà khà. Ông vẫn còn nhớ thương hương vị của ớt. Có thời gian ông cũng thử tìm kiếm trong rừng nhưng chẳng thấy tăm hơi của ớt ở đâu. Tìm không ra, chờ thằng út trồng cho ăn, nói nói ớt nhanh ra quả. Dù chẳng rõ cái nhanh trong miệng nó là bao lâu. Ông cũng chẳng cần phải hỏi rõ ràng làm gì. Ông đã ghi lại ngày thằng út mang hạt giống đi gieo trồng, đợi đến ngày thu hoạch là biết ngay thôi.  Cuộc sống ở hoang mạc không có kênh giải trí gì đặc biệt. Chờ đợi một cái cây ra hoa, đậu quả, lớn lên cho đến khi chín được thu hoạch cũng là một loại thú vị.” Cha Lý nghĩ. “Mới có sáu sào ớt chứ có bao nhiêu. Đợi ớt ra quả, cho ông ăn ớt thay cơm luôn.” Mẹ Lý nói. Bà không thấy ăn cá mà không có ớt, cứ thấy vị nó thiêu thiếu cái gì hả? cha Lý hỏi dò. “Không hề” ngon lắm. Mẹ Lý nói. Thằng út nói, bảo đợi thằng cả gửi cá về, lại làm ra món mới cho bà đổi thức ăn, đỡ ngán. Trước đây, cả tháng mới được một lần ăn được ăn đồ tự nhiên, còn phải chọn lựa loại rẻ, nào như bây giờ, ngày ba bữa mà thằng con bà cứ lo đông, lo tây, lo đổi món cho bà.  Nhưng bà không chê đâu, con bà nấu ăn ngon, bà có số hưởng “ngại gì chứ không ngại sướng thêm vài phần.” Bà nói xem, thằng út bảo cây này làm ra được nhiều món ngon, rảnh chúng ta lại phải đi tìm kiếm một vòng, nhân rộng giống. Hôm nay, mới hơn một trăm gốc. Cha Lý nói. “Ông không cần lo hết việc, thằng út đã chuẩn bị hạt giống ngô, bí đỏ sẵn sàng gieo trồng. Đất đái nhà này, nhờ một tay ông cày xới. Ăn nhiều chút có sức mà làm việc không vụ tới mà đói là lỗi tại ông hết.” Mẹ Lý nói.
Free reading for new users
Scan code to download app
Facebookexpand_more
  • author-avatar
    Writer
  • chap_listContents
  • likeADD