Đã gần năm năm nay, Nuy Tri Qua sinh viên khoa giáo dục mầm non, tương lai sẽ trở thành cô nuôi dạy trẻ, sống một cách trầy trật giữa đất thành phố vì cơ thể từ chối thực phẩm thành phố, chỉ mê đồ quê.
Ăn cái gì vào người, cơ thể cũng sinh đau nhức, mệt mỏi, người lờ đờ, xanh xao, thiếu sức sống. Mặt nổi đầy tàn nhang, tóc rụng thành từng búi từng búi.
Cứ cái đà này, chẳng chóng thì chày cô sẽ sớm thành ma đói trong biển thức ăn của người thành phố đang gật gù khen ngon, người người nhà nhà đều chạy theo kiểu ăn thịnh hành. Ai cũng cảm giác sung sướng, hạnh phúc khi ăn được bữa ngon theo ý thích.
Hết lời khen ngợi, ca tụng. Người tương lai sáng tạo. Thực phẩm chế biến ra, thời gian bảo quan lâu dài, vài năm không hỏng, tiện dụng. Màu sắc bắt mắt khác hẳn thứ đồ ăn thiên nhiên, nhạt nhẽo, còn phải nấu nướng, tốn kém thời gian.
Trước kia,Nuy Tri Qua cũng là một thành phần trong cái chủng tộc chạy theo "văn minh vật chất hiện đại đó." Kể từ lúc, cơ thể sinh ra bệnh tật, quay trở lại với lối sống thuần tự nhiên, theo đúng trật tụ thể vũ trụ.
Sau này, cơ thể bắt đầu bài xích những món ăn có nhiều hương liệu, gia vị, hàng công nghiệp, sản xuất hàng loạt. Chưa cần ăn, chỉ cần hít thôi, toàn thân lông tóc dựng đứng, sợ hãi phải nạp thứ thức ăn đó vào người.
Số là từ nhỏ đến lớn cô sống với bà nội ở quê theo phương thức tự cung tự cấp, canh tác thuần thiên nhiên một đoạn thời dài đủ dài. Tận mười mấy năm trời.
Quanh năm suốt tháng không có cái gọi là hàng công nghiệp chen lẫn vào đời sống. Món ăn đơn giản, đâu rườm rà phức tạp như người thành phố mà đại thể là gia đình cô đây chứ chẳng phải ai khác.
Nấu một món canh phải nêm năm bảy loại gia vị. Chuộng đồ thành phố nhìn mướt mắt, non ròng chứ nào như đồ quê, rau quê cằn cỗi, chằn chằn, mùi cứ gọi là nồng nàn.
Món ăn cả nhà khen ngon, cô cho vào miệng chỉ giống như “bã”, cố nhai nuốt mà hàm mỏi rời, răng đau nhức, đầu lâng lâng. Càng ăn càng đổ nhiều bệnh. Máu huyết thiếu trầm trọng.
Gia đình cô còn không chịu hiểu điều cô nói. Thực phẩm thành phố được chế biến qua quá nhiều công đoạn, toàn sản phẩm công nghiệp. Giá trị dinh dưỡng trong sản phẩm bị hao hụt nhiều. Cái đang ăn chính là "bac". Chất bổ đã bị boc tách không còn.
"Chị làm như chị là chuyên gia dinh dưỡng. Nói như chị, cả xã hội có mình chị ăn thông minh, khôn ngoan, ai cũng ngu dại hết." Mẹ cô cười mỉa, chê bai.
"Sống mọi như thời tiền sử luôn đi." Em gái cô nói, chẳng có tôn tri, trật tự chị em gì cả. Nó tưởng cô đang lam mình làm mẩy, tranh đoạt sự chú ý của ba mẹ. Thật là mệt mỏi. Biết giải thích sao cho những người không cùng tần sống não.
Họ không hiểu rau trồng trong nhà kính, chưa một lần nhìn thấy ánh sáng mặt trời thật. Làm sao sản sinh ra những chất chống lại những tia bức xạ có hại của ánh sáng mặt trời. Một cái cây lớn lên khiếm khuyết, liệu cung cấp dưỡng chất đầy đủ cho con người.
Thôi thì, người đông, diện tích đất canh tác bị thu hẹp, chưa kể không phải ai cũng trồng trọt được. Trồng nhà kinh để tăng sản lượng cũng chấp nhận được nếu như người ta không dùng các loại thuốc nông dược với những cái tên hoa mỹ "nông dược, kích nông."
Người từ nhỏ đến lớn đã quen với loại rau được tẩm hóa chất. Thậm chí từ trong bụng mẹ. Lớn lên sẽ ăn bình thường vì cơ thể đã quá nhờn. Không như cô nửa dường rẽ tắt ngang.
Cứ cho một cọng rau vào miệng là có vấn đề. Bụng đau, hâm hẩm sốt, ăn xong là nằm dài ra như bệnh nặng.
Nuôi con gì cũng có một ô, hết ăn xong lại nằm, không cựa quậy, hoạt động được gì. Người ta còn chế thêm thuốc cho chúng ăn.
Ăn xong là lăn ra ngủ để tạo thịt, tạo nạc. Nuôi con vật một ngày, tăng vài ký thịt thử hỏi độ ăn toàn ở đâu.
Chẳng bù ngày ở với nội, rau trồng cả tháng còn phải đi nhổ tỉa cây lớn ăn trước, hai tháng coi như tàm tạm.
Nuôi con gà, con vịt cũng hơn nửa năm khó khăn lắm mới lòi ra cái trứng so. Muốn ăn thịt, tháng thứ tư cũng ăn tạm gà non.
Chẳng nói đâu xa, thịt gà công nghiệp ở phố, ăn mềm mụp, bở bồi. Nấu chừng vài phút là chín. Nào như gà ở que, suốt ngày chạy bộ, tập thể dục, cơ săn chắc. Gà giò còn đỡ, gặp gà mái mẹ, hầm vài tiếng mới cắn nổi.
Về quê nội, cái gì Nuy Tri Qua cũng cho vào miệng được. Nội còn nói “mày tạp ăn quá cháu”. Cô cười hì hì thừa nhận.
Ai bảo cái miệng cô lúc nào cũng không ngừng nghỉ. Lúc quả này, lúc quả kia, rau sạch, bất cứ cái gì nội trồng ra, Nuy Tri Qua cũng sẵn sàng cho vào miệng không ngần ngại.
Ăn các loại rau, củ quả sống không nói. Nấu ăn đa phần là luộc, không tí váng mỡ mà đánh bay cả tô cơm, nước cà luộc ăn cũng ngon hơn thịt thành phố.
Tất nhiên, đây là cảm nhận của miệng lưỡi cô, chứ nói người ta nghe được lại ăn chửi ngập mặt “con điên, con thần kinh…” cà mà hơn thịt. Nghịch lý cuộc đời.
Ngày ở quê, thân sống trong phúc mà không biết mình đang hưởng phúc. Lâu lâu cha mẹ ở thành phố gửi cho vài món đồ thành phố là nhắc cả ngày. Có cái kẹo que cũng phải mang đi khoe, liếm mút khắp xóm về nhà vẫn chưa hết.
Đứa bé sướng nhất xóm. Khi đó bà nội cứ hay trách ba mẹ “mua dăm ba cái đồ hóa chất độc hại cho nó ăn có tốt lành gì.”
Nuy Tri Qua còn cười thầm trong bụng “bà rõ là già lẩm cẩm, nó ngón muốn rụng rời chân tay cứ bảo không ngon.”
Ngày ở quê cô còn ước được uống sữa bò để tăng trí thông minh. Bố mẹ nhanh nhanh ổn định công việc đón cô ra thành phố cho sướng, sống ở quê chán chết.
Sau này, bố mẹ sinh em, thành ra cô cứ mãi ở quê cho đến khi đi học đại học. Ban đầu cô cũng ăn được như người khác. Được một đoạn thời gian ngắn. Cơ thể cô bắt đầu bài xích, không tiếp nhận tuyệt đại đa đồ ăn thức uống mà người người ca ngợi.
Cả nhà cô ai cũng ngao ngắn, lắc đầu "sống ở quê lâu quá, sướng không quen."
Họ bắt đầu nghi ngờ cô bệnh này, bệnh kia. Giới thiệu bác sĩ này giỏi, bác sĩ kia hay. Bệnh tật không thuyên giảm, mỗi ngày một trầm kha.
Không ai hiểu, thông cảm cho cô. Họ chỉ biết bươi móc, làm suy sụp tinh thần. “Ăn uống vô chứ, ăn gì mà người xanh lét. Nhìn mày người ta lại tưởng tao không cho mày ăn.” Mẹ cô nói.
Cha mẹ rước về nhà đống thuốc bổ. Ngày nào cũng ép cô uống. Uống thuốc bổ xong, Nuy Tri Qua nằm thẳng cán cân, mắt khô, miệng rốp, lưỡi bợt trắng. Sức khỏe xuống trầm trọng.
Trước nội còn sống, cô hay gọi điện về. Lần nào nội cũng nói “bệnh tật gì đâu mà lo lắng. Đồ ăn độc hại, cơ thể còn sức đề kháng mới ra thông báo cảnh báo cho mình dừng lại. Cơ thể người khác nhờn quá rồi. Lúc bệnh đổ ra lại cứu không kịp, khi đó lại có biết.”
Nội gửi đồ cha mẹ chê “thành phố thiếu thứ gì đâu mà mẹ cứ lóc cóc gửi dăm ba bó rau, mấy củ quả quanh vườn, hàng xóm lại cười cho.”
Cũng may nội không chấp nhặt hoặc thương cháu mà ngậm cười “chúng mày không ăn để con bé Qua ăn. Để nó sống dở chết dở mà chúng mày cứ tin tưởng dăm ba cái khoa học, khoa héo. Nó sống với tao bao nhiêu năm có thấy nó bị gì chưa?”
Mẹ cô ghét bỏ đồ quê, cứ muốn mang cho hàng xóm mỗi người một ít nhưng ai cũng nói “ối dào, mấy bà già ở quê cứ hay vẻ chuyện, có tiền là có tất. Phố thiếu gì. Đâu phải thời chiến tranh, thực phẩm khan hiếm mà cần quê trợ cấp.”
Nuy Tri Qua gắt gỏng lại mẹ “mẹ không ăn để con ăn, đừng mang cho hàng xóm. Người không có ăn, người suốt ngày chê quả cà không bóng mượt, sần sùi, thẳng tay ném vào thùng rác.”
Nuy Tri Qua tiếc của lại móc ra, mang về ăn. Một cọng rau héo nạp vào người, cô cảm nhận được năng lượng đang chạy tới đâu.
Cô chuyển ra ngoài làm quan hệ với cả nhà lại căng thẳng thêm một đoạn. Kệ. Nơi không bình yên để về, không gọi là nhà. Cô còn muốn sống thêm đoạn thời gian nữa. "Ba mẹ cứ coi như gả con về nhà chồng là được." Cô nói trước khi dọn đi.
Nuy Tri Qua bắt đầu học theo lối sống tối giản của bà nội. Ăn sạch, uống sạch, bữa ăn chỉ có một món. Chừng nào nghỉ hè, nghỉ tết về quê nội.
Người bắt đầu có da, có thịt, hồng hào khỏe mạnh. Hết đợt nghỉ quay lại thành phố, lại đóng thùng to thùng nhỏ, ăn hết đợt là y như rằng sức khỏe giảm sút.
Cô cũng lên mạng tìm các nhà bán thức ăn thuần tự nhiên, hữu cơ. Giá thành mắc gấp chục lần hàng hóa sản xuất hàng loạt, chất lượng còn tệ hơn.
Ăn vào hôm nào, hôm đó không có giờ lành, đầu lâng lâng, tai ù, mắt hoa, họng bỏng rát, lưỡi khô, bụng đau, xương nhức tùng khúc, cả người ngứa râm ran, da vàng như củ nghệ…
Cũng chỉ còn nộp luận văn nữa là tốt nghiệp. Nuy Tri Qua cả ngày lên mạng tìm công việc ở nông thôn, chấp nhận lương thấp, bù lại được sống trong môi trường trong lành, ăn sạch, uống sạch.
Không rõ sạch được bao nhiêu, ít ra cơ thể không không như cọng bún thiu mỗi ngày. Việc ở quê nào có dễ tìm như thế, toàn có chân có cẳng, con ông cháu cha, cô hàng “dân đen” dễ gì chen chân vào được.
Công việc đúng chuyên ngành tìm đã khó chứ đừng nói trái ngành trái nghề càng khó gấp bội. Mỗi ngày Nuy Tri Quy xách xe đạp lượn vòng vèo qua các khu phố, con đường, ngõ hẻm, hít không khí, nhuận phổi chứ phòng trọ ở lắm cũng bức bối.
Không khí ngột ngạt, ẩm thấp, nóng bức. Sinh viên thì ba hoa chích chòe thích thể hiện ta đây thế này, ta đây thế kia.
Học hành thì ít “chim chuột nhau” thì nhiều. Lơ là, mất cảnh giác là dính bệnh “thùng rỗng kêu to” ngay.
Chiều chiều các đôi “chim cu gáy” kéo nhau đi ăn chỗ này, chỗ kia. Cô còn xách xe đạp đi dạo phố trước bọn họ, tránh để nghe mấy câu kiểu như “sống cõi trên, đâu cần ăn.” “Ăn đại đi, có chết đâu mà sợ”, “kén cá chọn canh, con nhà có điều kiện có khác.”
Xã hội hiện đại, để bắt kịp trào lưu, người người, nhà nhà kè kè các ứng dụng công nghệ cao bên người, đặc biệt là giới trẻ, làm như lúc nào cũng có việc quan trọng lắm.
Nuy Tri Qua một ngày không rớ tới đồ công nghệ cao chẳng thế hề hấn vấn đề gì. Cả người thấy khỏe ra. Không ít người còn thắc mắc “lỡ có chuyện gì quan trọng thì sao? sống như người tối cổ ấy nhỉ? sao sống được hay vậy?”
Bình thường Nuy Tri Qua thường đạp xe lượn mấy tuyến phố vắng người, nhiều cây cối. Thi thoảng mới ra những tuyến đông đúc, mục đích là ngắm hàng quán xung quanh, trưng bày lòe loẹt đủ sắc màu.
Mãn nhãn, đói bụng là ước giá như hàng quán nào người ta cũng làm đồ ăn bớt hóa chất lại chút để cơ thể cô có thể chấp nhận sống như người bình thường.
Quán “mắm”, mùi vị đặc sắc, phả tận hang cùng ngõ hẻm không nói. Trang trí cũng khác người, chơi hẳn hai dãy cây ớt đủ các màu, còn thêm hai chậu khổ qua rừng, lá xanh rì, quả xù xì đầy gai, treo lủng lẳng.
Nuy Tri Qua ghé quán ăn vì kết không gian của cửa hàng hoa, quán cà phê mà lại đi bán đồ ăn, đã thế đồ ăn lại nặng mùi.
Vào quán chẳng lẽ ngồi không, chẳng lẽ lại nói “em thích không gian quán chị, chị cho em ngồi chút ngắm cảnh. Người ta lại chẳng gọi thẳng tới số trại tâm thần” để nhận vài trăm đồng.
Nuy Tri Qua gọi món gỏi cuốn thập cẩm. Xác định trước, ăn không nổi thì bảo gói về mang cho người khác, cô ăn ít. Suy nghĩ lý do ngụy biện, thoái thác
Nhưng khi đồ ăn lên bàn, mùi mắm hít nhiều cũng không còn thấy nặng mùi bao nhiêu, chưa kể còn thấy thơm ơi là thơm.
Cô còn phải giơ tay rờ trán xem mình có nóng sốt, chập dây thần kinh nào không. Thật hoang mang quá.
Đồ ăn mang ra cứ như thể muốn nói “ăn em đi”. Chẳng rõ cô bị thôi miên kiểu gì, hơn hai chục phút, một đĩa gỏi cuốn hơn chục cái, đầy ắp đi bay.
Chị chủ quán còn vui đùa “ăn cũng không ít” mà có mỗi da bọc xương. Thôi em ạ, ai nói gì thì nói, sức khỏe quan trọng, có thêm tí thịt thà, sống khỏe, tranh thủ làm việc mình thích. Chị chủ quán khá trẻ khuyên.
Nuy Tri Qua cực kết làn da hơi ngăm ngăm đen của chị chủ, vấn đề là da nó mịn màng, căng bóng, dáng cũng cực chuẩn, không tí mỡ dư, mỡ thừa.
Uống thêm nửa cốc trà gừng, bao nhiêu phiền muộn bấy lâu nay dường như được gột rửa một cách sạch sẽ.
Hóa ra đây là cách món ăn thuần tự nhiên an ủi, vuốt ve tâm linh, yếu đuối mỏng manh của con người. Quyết tâm rời phố về núi lại cao hơn một bậc.