Chưa hết, họ hàng từ đời nảo đời nào nhảy ra khuyên nhủ “một nghề cho chín còn hơn chín nghề.” Thế mà con họ mới đi làm thêm được chút tiền gọi là đã khoe rối, khoe rít “biết thương cha mẹ, giỏi giang.”
Người cùng ngành nghề đã không giúp đỡ nhau thì chớ. Chưa gì để trề môi, úng mỏ, giở giọng chê bai, cũng chỉ là chuyện nhỏ. Chuyện to hơn chút chính là giở thủ đoạn nhỏ mọn trước mặt, sau lưng.
Thấy người ta làm ăn tốt, chưa gì đã “đỏ mắt” quay trở lại đòi tiền nhà tăng giá cao hơn, Bao biện với một đống lý do. Không báo trước một tiếng. Bắt dọn là dọn.
Trước lúc thuê cũng chỉ nói miệng, chứ có kí kết hợp đồng văn bản, văn bèo tử tế gì đâu. Cho dù có kí hợp đồng đi chăng nữa, đôi bên hợp tác không thoải mái, lúc này lúc nọ gặp mặt nhau, muốn chém nhau thì bỏ sớm cho nhẹ nợ.
Lý Hoa Phàm cũng mệt mỏi muốn dọn ra khỏi kí túc xá. Bạn bè cùng phòng cũng có chuyện. Không phải chuyện lông gà vỏ tỏi mà chuyện chúng “mần thịt nhau” thì xách nhau đi nhà nghỉ, khách sạn, mắc gì ở trong phòng tập thể.
Ai mà chịu đựng được cảnh “gai tinh con mắt” như thế. Đương nhiên là phải lên tiếng. Thế là chó điên không những không nhận ra mình điên còn sủa lớn hơn.
“Bà đây sống thế nào là quyền của bà. Còn hơn cái loại cho chẳng ai thèm lấy.”
“Vâng, mấy người giỏi cả, chỉ mình em không theo kịp thời đại.” Lý Hoa Phàm thở dài, nín thinh, nhịn cho qua.
Cũng cùng một món hàng. Hàng em trai bán đắt như tôm tươi, phục vụ các ông bà lão nổi tiếng khó tính, ai cũng thương, cũng mến.
Không hề có vụ chiều lòng khách này nọ. Toàn ăn ngay nói thẳng, thật thà “bán trễ hơn nữa hả? sao bán được, việc nhà nông đang ngập mặt chờ đến tay kia kìa.”
Quả Trứng toàn nói giọng như vậy. Khách hàng bên đó cũng không chấp nhặt “nhanh tay lên, chứ người ta lại bận, không bán cho nữa giờ.”
Đến cả con người máy quản gia, nửa đường rẽ ngang làm nhân viên bán hàng cũng thu thập có trật tự đâu ra đó. Doanh thu ba cửa hàng, cửa hàng nó cao nhất. Có một phần sản phẩm bên đó đa dạng, thời gian làm việc lâu dài.
Cửa hàng Lý Hoa PHàm đứng làm chủ thì sao? Người có ý thức rất nhiều, bọn không có ý thức không ít. Hoặc bọn họ cố tình làm vậy. Ăn xong, vứt rác lung tung, bừa bãi, khiến cô ăn mắng của cô dọn vệ sinh không ít lần.
Lý Hoa Phàm nghi mấy tên này được người ta thuê để gây sự. Trước đây, hiện tượng này không có. Cho dù không phải rác của mình nhưng họ đã nhận định như vậy có cãi cũng chẳng có tác dụng gì.
Lý Hoa Phàm đang cố gắng tìm địa điểm cho thuê vừa ở lại được, lại bán hàng được. Tính ra sẽ mắc hơn trong kí túc xá, bù lại chủ động trong buôn bán, sinh hoạt.
Thế giới một mình làm gì cũng tự do, không có ai nhòm ngó. Người qua lại nhiều, đường xá thông thương, buôn bán ngon lành hơn so với chỉ có một ký xá, đường vào ra chỉ có một.
Bị tẩy chay. Hàng hóa ứ đọng. Ra bên ngoài, thoải mái quăng chài lưới diện rộng tới đâu, phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng của mình.
“Trả lại thì trả lại” nghĩ làm nhiều cho mệt mỏi. Lý Hoa PHàm cố gắng nghĩ thoáng, động viên bản thân. Cố gắng loại bỏ phiền não ra khỏi đầu. Không phải vì ai khác mà vì chính bản thân mình.
“Mỗi lần tức giận, buồn phiền sẽ gây ra một lượng độc tố tích tụ, thấm sâu vào trong từng tế bào, bí kết lâu ngày sẽ sinh ra ung nhọt, sỏi thận, sỏi mật…” em út đã nói như vậy.
Còn gì nữa “người có ý thức đã không làm vậy.” Cái bọn làm vậy “xác định là ruồi bọ né được thì né, tránh được thì tránh.”
Nghĩ đến những lời em út Lý Học Phàm nói. Lý Hoa Phàm không khỏi mỉm cười “em út không chửi người thì thôi, chửi đâu ra đó, chửi có bài có bản.”
“Chị ơi” đang quét dọn bên trong Lý Hoa Phàm nghe tiếng gọi, không cả ngẩng mặt lên, trả lời “hôm nay không bán.”
À nhắc lại mới nhớ, người ta cũng không cho dán biển đã chuyển đi đến đâu. Thôi, coi như làm lại từ đầu.
Lý Hoa Phàm cắm cúi quét quét. Cảm thấy vẫn còn có bóng người đứng đó bèn lên tiếng “chưa đi à.” Ngẩng đầu lên nhìn thấy bốn thanh niên to cao, vạm vỡ, không xăm trổ, mặc đồ đen.
Bốn tên chỉ có tên đứng đầu nhìn bình thường nhất đám. Ba tên còn lại nhìn đầu tóc giống kiểu ăn chơi. Người thì đeo xiềng xích loảng xoảng, bấm khuyên tai năm bảy cái, tóc nhuộm vài đường giống vẹt.
May mắn ăn nói bình thường, có chút khép nép, chứ kiểu hùng hùng hổ hổ, dân “anh chị” chạy đâu cho thoát.
Người ta gọi mình là chị, Lý Hoa Phàm cũng dễ tính gọi một tiếng em. Dù nhìn mặt đủ biết người ta lớn tuổi hơn mình nhưng ít ra cũng phải có người cầm trịch, cứ ngang hông, ngang xương khó nói chuyện.
Sau một hồi trình bày, Lý Hoa Phàm cũng hiểu ra đại khái vấn đề. Bốn sinh viên này đáng lý ra đã tốt nghiệp ra trường nhưng do còn nợ môn, kéo dài thời gian làm sinh viên.
Kéo dài thì không có trợ cấp của gia đình, phải tự lực cánh sinh. Đi xin việc chỗ lớn thì họ không nhận, “không có kinh nghiệm”,năng lực có hạn, quan trọng không ô dù.
Chỗ nhỏ không có nhu cầu. Mỗi ngày mỗi ăn mỗi chi tiêu. Không thể ngồi ăn núi lở. Đi kiếm việc làm thêm, làm tạm, sống sót qua ngày, ráng trả nợ môn.
Tên ăn mặc bình thường nhất làm thêm ở một tiệm sách. Hai tên xuyên khuyên tai, vòng vèo đủ loại làm ở spa, cắt gội, làm đẹp… Kẻ đầu húi cua, chạy việc ở một quán ăn.
Dù là sinh viên hệ đào tạo cây trồng nổi khắp cả nước nhưng chỉ tính thành phần ngôi sao, còn tép tiu bên dưới, sống cũng trầy trật, chuyện làm trái ngành, trái nghề chẳng có gì ngạc nhiên.
Hạt giống nhà trường cấp cuối khóa đã hóa kiếp từ bảy đời. Bây giờ muốn trồng để nộp chỉ có thể đi cửa hàng trong trường đại học mua hoặc mua bên ngoài.
Dù ở đâu người ta cũng sẽ yêu cầu xuất trình giấy xác nhận hệ năng lượng mộc cấp mấy. Hạt giống sẽ được bán theo năng lực.
Bốn sinh viên này đã tốn không ít tiền hạt giống. Mầm mọc lên được thì sống èo uột, thối rễ, nhũn gốc chết giữa chừng, số còn lại cứ im lặng “nhắm mắt xuôi tay”.
Lần này, vô tình xem được đoạn phim luộc hạt giống, cứ tưởng ai chơi lớn, hóa ra chỉ là tít giật gân, thu hút người xem.
Sáng mai, người ta vớt mầm chưa mọc ra nhưng sự sống sờ sờ ra đó. Chưa kể, người ta bảo trước đây làm rồi, cái gì cũng xanh non mơn mởn. Trồng cái gì cũng vài mẫu, vài chục mẫu, tiến tới vài trăm mẫu, tính xác thực cực cao.
Cả đám làm theo “tia hy vọng cuối đường hầm”. Đến lúc mầm mọc, cả đám còn ngạc nhiên. Chắc do thất bại quá nhiều lần, trong tư tưởng mặc nhiên cố định “thất bại” mới đúng chuẩn đường đi.
Cả đám đã liên hệ với chủ thớt nhưng chưa nhận được câu trả lời, dù mấy ngày trôi qua. Mấy sinh viên “rớt tốt nghiệp” này có sốt ruột hơn nữa cũng chịu.
Liên hệ trực tiếp chủ thớt không được, phải thông qua người máy quản gia bị lỗi. Mà con người máy này, rảnh rảnh mới trả lời.
Bình thường còn bận hộ tống chủ thớt đi làm việc. Số người xem “cuộc sống ở hoang mạc” không quá đông nhưng đủ để trôi rớt tin nhắn.
May mắn mò ra được chị của chủ thớt cũng mở một cửa hàng, mới mặt dày lại đây.
Sinh viên hệ đào tạo cây trồng muốn tốt nghiệp, ít nhất phải trồng ra cái cây kéo dài thời gian ra hoa, đậu quả vài ba tháng.
Đối với sinh viên chính quy, mấy giảng viên sẽ không dễ dãi như vậy nhưng sinh viên nợ môn, bao giờ cũng du di “thôi cho nó qua môn, lấy tấm bằng ra trường.”
Mấy em đều hệ mộc hết hay còn có hệ khác kèm theo? Lý Hoa PHàm hỏi.
Tên cầm đầu cười gượng: “Chị cứ đùa em, mình hệ mộc thì đâu ra nông nỗi này, toàn ba bốn hệ năng lượng không, trước kia khờ dại, bồng bột, trồng dăm ba cái cây, cứ tưởng tương lai rộng mở.
“Hạt giống không sử dụng năng lượng rót vào thì sống sót, rót năng lượng vào thì thối nhũn, chết tiêu xác luôn.” Tên cầm đầu nói.
Vậy mấy em thử ẩn mấy hệ năng lượng khác vào bên trong, dùng hệ năng lượng mộc bao bọc lại xem có tiến triển gì không. Mấy cái này mấy em phải tự mò, chị không giúp gì được.
Cha mẹ chị, ai cũng sở hữu hai hệ năng lượng nhưng đều có thể trồng ra rau dưa bán, không ai có năng lượng mộc luôn nên mấy đứa đừng vội nản.
Chuyện hạt giống để chị liên hệ em chị hỏi xem. Chị cũng không rõ ràng mấy chuyện này lắm. Lý Học Phàm cũng không làm khó người ta.
Ở quê khéo ai cũng tưởng con cái ra trường, kiếm được việc ngon, phải nhanh chóng trả nợ hoặc nuôi em uốn, trợ cấp gia đình. Gánh nặng này chẳng ai thấu hiểu trừ những người đang “sống chung với lũ.”
Vẻ u ám của bốn tên đã rút bớt không ít. Mặt mày trông cũng rạng rỡ ra ít nhiều. Trời chưa nắng ít ra tạnh mưa.
Đến phiền hà người ta, không thể vừa hỏi xong mục đích lại quay mông bỏ đi. Hỏi này, hỏi nọ biết Lý Hoa Phàm đang cần tìm địa điểm thuê.
Mấy tên kia thống nhất “bọn em tìm địa điểm thuê giúp chị.”, “chị giúp bọn em mua hạt giống và những thứ cần thiết để giúp cây trồng phát triển nếu được tư vấn thì càng tốt. Bọn em sẽ trả tiền.”
Mấy tên đó nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại là sẽ trả tiền đầy đủ. Không cả hỏi giá ra bao nhiêu. Đủ thấy mong muốn ra trường của mấy thanh niên này mãnh liệt như thế nào.
Đến lúc hai bên đồng ý, mấy thanh niên kia cũng nói, em sẽ liên lạc lại khi tìm được địa điểm thích hợp, chị để ý điện thoại giúp em.
Lúc bắt đầu xưng vài tiếng em còn ngại, nói vài lần thành quen, nghe ngọt hơn mía lùi.
Người ta không xưng tên, Lý Hoa Phàm cũng không hỏi. Bèo nước gặp nhau, hỏi tên hỏi tuổi làm gì cho mệt, tốn thời gian, gây gánh nặng cho não bộ.