Chương 37: Đám Mây Đen Trôi Qua

2243 Words
  Kinh Đô,  ký túc xá đại học nông nghiệp. Dạo gần đây Lý Hoa Phàm đang bị vận rủi đeo bám. Học hành vẫn cày hơn trâu bò, thành tích mỗi ngày một bê bết, đi xuống. Kỳ học này có thêm mấy môn, vừa nghe đã buồn ngủ “tâm lý học đại cương, phương pháp giảng dạy…”. Kinh nghiệm đàn anh, đàn chị khóa đi trước truyền thụ lại cho đàn em khóa sau. Tương truyền học mấy môn này xong, ai cũng vật vờ như cá ngão, nhũn xương như cái khoai, không thể tài nào đứng thẳng dậy nổi.  Bức xúc tâm lý. Nghe là nghe cho vui vậy, biết đâu khoa mình hên hên không trúng mấy giảng viên già, hết nhiệm kỳ, quay trở lại chủ trì. Lý Hoa Phàm cũng không mấy để tâm. Đến khi gặp giảng viên mới hay. Lớp lớp anh chị đi trước quả thật sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh giống hệt như rút gọn phân số thành tối giản. Giảng viên nam cũng như nữ, giọng lè nhè ê a, dính dính. Đi dạy bao nhiêu năm mà vẫn đặc sệt giọng vùng miền, còn tự hào cho là “giữ gìn bản sắc.” Lỗ tai cả ngày bị ma âm tra tấn, đau nhức, giật thình thịch, ù tai. Nói toàn những điều không dính dáng tới thực tế, vẽ chân cho lũ sinh viên mộng mơ tương lai xa xôi kiểu “lọ lem gặp hoàng tử.” Sao không chỉ ra cái hiện thực đắng chát. Không tiền, không quyền, không con ông cháu cha với trình độ mấy người giảng viên hiện tại, chỉ có nước thất nghiệp. Thật là không đi không biết, đi rồi mới thấu, cảnh đời lắm oan trái. Thằng cố còng lưng thua thằng lắm tiền nhiều của. Năm một mới chân ướt, chân ráo vào trường, toàn gặp được thầy cô nhiệt tình, sung sức, giảng nghe nó hùng hồn, hay ho. Dù cái môn nhiều khi nó tẻ nhạt, chán ngắt mà cứ vào miệng mấy ông bà đó là thở ra văn, ra chương. Vẽ ra cả một thế giới lung linh huyền ảo, đầy màu sắc cầu vồng. Học đâu nhớ đó, đi học giống đi chơi, hết giờ học thấy khỏe khoắn, nhàn tênh. Nghe xong còn tự hỏi “chúng hay thật thế cơ á?”. Thế mà người ta tự nhận người ta trình độ non kém, kinh nghiệm chưa nhiều. Còn mấy vị “cán bộ lão thành” quả thực một lời khó nói hết. Không đi học thì tiếc, áy náy lương tâm với bản thân, với cha mẹ đang làm bục mặt ở quê. Khòm lưng, chắt chiu từng đồng cắc nhỏ thậm chí đi vay đi mượn để cho con cái bằng bạn bằng bè, có con chữ, đời bớt khổ. Mà đi học nó chán hơn con gián. Không chỉ thân thể mà còn tinh thần phải gánh chịu sự tra tấn, áp bực, mệt mỏi cùng cực, không khác gì phạm nhân trong trại giam. Ước gì mưa thật to, ngập đường ngập xá toàn kinh đô, để không phải đi học. Ước thầy cô bị kẹt xe, cháu ốm, con cái có việc đừng lết tới dạy. Lý do khách quan đầy đủ, lương tâm thanh thản. Lớp học Lý Hoa Phàm có vài thành viên “trâu bò”. Nắng, mưa, lũ ngập đường, chưa từng nghỉ một ngày. Cũng cất âm thanh “ca thán”, tìm kiếm đồng minh. Không phải vì cái học bổng cuối kỳ có thêm mấy đồng. Lý Hoa Phàm đã nằm ngủ ở nhà cho khỏe thân tâm. Ban giám hiệu nhà trường chắc cũng nắm bắt sơ qua tình hình. Môn nào không điểm danh, mấy môn này điểm danh đầu buổi, giữa buổi, cuối buổi mà con số nhiều khi thiếu hụt, sụt giảm trầm trọng. Đầu tiên phải kể tới ông thầy dạy tâm lý. Mới trung niên, nhìn từ xa thôi cũng chấp nhận coi như đẹp trai, tướng tá tàm tạm. Cái vẻ bề ngoài không thể cứu vớt lại cái giọng lý nha lý nhí của ông, giảng bài không khác gì thầm thì với người yêu. Lý Hoa Phàm ngồi ngay bàn đầu, cách ông thầy không đầy một mét. Nghe lõm bõm, chữ được chữ mất. Không rõ phía bên dưới như thế nào. Chắc đám sinh viên đó còn lấy làm sung sướng không bị “ma âm xuyên tai.” Ông thầy nói lan man, không tập trung trọng tâm. Cả ngày nhấn mạnh, sau này các anh chị ra trường đi dạy phải xác định đúng đối tượng mà có phong cách dạy cho thích đáng. Có lớp phải nói, có lớp nói nhỏ...Trong khi ông thầy, một tấm gương toàn bụi che phủ. Khổ lắm, cũng muốn cho ông thầy cái tên, ai đời sinh viên ăn rồi cứ ông thầy bà cô, nghe chói tai, thái độ khinh nhờn giảng viên. Nhưng có ai thấu hiểu nỗi lòng của sinh viên. Ông nói mình ông nghe. Ai mà nghe ra để gọi. Gọi là ông thầy cũng coi như đủ kính trọng. Trước khi học Lý Hoa Phàm cũng mong chờ lắm lắm, ít ra là để cải thiện giao tiếp với những người xung quanh. Lá mặt trái là mặt phải cũng được. Học rồi mới thất vọng tràn trề. Kiến thức sách vở hàn lâm nặng nề, nói đoạn lại nhìn giáo án. Nhiều khi còn xin lỗi, thầy bỏ sớt. Phát âm sai “l”, “n” suốt ngày lẫn lộn. Đối với bản thân, dễ dãi. Đối với sinh viên yêu cầu toàn tiêu chuẩn thần tiên mới có, cái gì cũng phải hoàn hảo. Sinh viên phải năng động, sáng tạo, hoạt bát trong khi bản thân thầy ù lì, chậm chạp. Giáo án điện tử kia mấy chục năm chắc cũng chỉ thay đổi ngày tháng năm cho phù hợp. Nội dung vẫn như cũ. Ô dù nhà thầy đủ to, đủ mát mới đủ khả năng nhét thầy vào làm giảng viên. Cỡ cử nhân tầm thầy ra trường, chỉ có nước cạp đất mà ăn. Không chỉ thế con mắt nhìn đâu đâu cũng ra lỗi, soi mói. Cái nào cũng không yêu cầu, tiêu chuẩn thầy đặt ra. Cả khoa có hơn năm trăm sinh viên, le que vài còn bảy mà khen rối rít, khen nhoạng cả lên, có tính sáng tạo. Những sinh viên thuộc diện khá, cố gắng giữ gìn và phát huy, 6,5 điểm. Lý Hoa PHàm nằm trong tốp này. Nghe điểm xong, không khác gì nhúng cả người vào hầm băng. Hết cả hứng đọc sách chứ đừng nói gì học hành cho cao sang. Xưa nay, bảng điểm của Lý Hoa Phàm cũng đỏ chon chót, hết 10 lại chín. Kém tắm lắm cũng là 8. Giờ nhận con 6,5. Cạn lời toàn tập. Đi học chuyên cần không giơ tay phát biểu ý kiến. Điểm chuyên chỉ đạt hơn phân nửa. Không một ai đạt điểm tối đa. Biết thế, Lý Hoa Phàm đã nằm ở nhà ngủ cho khỏe. Môn thứ hai chán hơn kinh đô mưa 4 tháng nối liền không dứt một ngày, chỉ có mưa to hay mưa nhỏ, cả ngày trùm áo mưa như người dơi là môn “ lý luận phương pháp giảng dạy 1.” Nghĩa là sẽ còn phương pháp giảng dạy 2, 3 gì đó. Sinh viên chưa bị tra tấn vào viện tâm thần chứng tỏ sức chống chịu, kháng thuốc tốt. Trời nắng, đường khô ráo, không khí thông thoáng, nhác nhác cũng cố lết tấm thân lên lớp rồi gục lăn ra bàn, ngủ. Gặp ngày trời mưa, chuyện đi chậm nửa tiết hay nửa tiết là chuyện thường thấy. Thậm chí có người đến cửa lớp còn xin cô cho nghỉ “quần áo bị mưa làm ướt hết cả người.” Để nước mưa ngấm lâu trong người, sinh bệnh. Năm tháng còn là học sinh, suốt ngày dò tìm trong sách, giơ tay phát biểu để cô khen. Mang về nhà khoe với ông bà, cha mẹ được xem là thành tích đáng nể. Đại học cũng chẳng khấm khá hơn tí nào nhưng sinh viên hầu hết sống xa cha mẹ. Không bị quản cặp kè kế bên. Tha hồ làm giặc.  Cùng lắm thấp điểm, thi lại “sinh viên không thi lại không phải là sinh viên”. Chẳng biết cái câu này lưu truyền từ đời nào. Cứ là sinh viên ai cũng làu làu. Giảng viên toàn mấy cục sắt rỉ đánh mãi không bóng, đòi sinh viên sáng tạo, đúng là mộng giữa ban ngày. Bà cô này nói không nhỏ như ông thầy tâm lý nhưng lại thuộc thành phần “chim công”, cả ngày tô tô, vẽ vẽ, lăn qua đống bột mì, mặt trắng tinh, trắng bệch, không khác người chết đuối. Quần áo là lượt, kiểu cách tiểu thư “sang chảnh”, “quý phái” đâu không thấy, chỉ thấy nũng nịu, điệu chảy nước, làm bộ làm tịch. Thà như ông thầy tâm lý, chúng mày xấu đẹp mặc chúng mày, đến giờ thì đến, hết giờ thì nghỉ. Bà cô này chỉ xoay quanh một nhóm ca ca hát hát. Tâng bốc nịnh nọt nhau. Học mệt rồi, đến đây tạm nghỉ giải lao “hát vài bài” lấy tinh thần, giảm stress. “ai xung phong hát một bài tăng cô nào?” bà cô nói. Cả lớp im phăng phắc. “Mấy đứa thuộc xóm nịnh, chân chó” cô hát đi cô, cô hát hay mà. Thế là một dòng nhạc “để gió cuốn đi”, “quán trọ”... ra đời. Ban đầu chỉ hát chừng mười lăm phút, giải lao, về sau có khi hát cả tiết, hoặc tiết rưỡi. “Phần này cũng dễ á mà, các em về nhà tự nghiên cứu.” bà cô nói. Lũ sinh viên học qua lớp, qua môn cười hả hê, vui vẻ. Lũ sinh viên bỏ thời gian, bỏ tiền bạc “học phí” ra ngồi nghe, thật lòng muốn chắt lọc chút gì có dinh dưỡng ném vào đầu mỗi ngày, chán không muốn nói. Một con “chim công” như thế này, có muốn yêu cầu cao cũng khó. Lúc làm bài tiểu luận, đám hay chân chó, thích tặng quà cho cô này nọ ( dù đã kêu gọi cả lớp, mỗi bạn trích một ít ra, làm cho cô vài đĩa nhạc, gọi là). Nhưng không mấy người góp. Thích thì tặng, thà thấp điểm học lại, thi lại chứ không mất tiền “ngu”. Phần đa sinh viên làm tiểu luận, lên mạng copy, chỉnh sửa lại chút, đổi lại tên, thêm chút lời văn vẻ của mình vào. Hai trăm bài tiểu luận, da lông có thể khác chút, xương cốt chỉ có một. Mà người thì điểm cao chót vót, người điểm lè lè. Lý Hoa Phàm lĩnh con 6. Một học kỳ dính hai môn điểm thấp, số tín chỉ cao. Khóc không ra nước mắt. Sẽ kéo điểm chung tất cả các môn xuống lúc xét học bổng. Về kí túc xá u ám cũng không kém. Nhất là cái ông trông giữ nhà xe, mặt cũng nào cũng quạu cọ khó ở, ra vẻ ta đây.  Xe người ta mà ông ném vù vù như phế thải. Lý Hoa Phàm hay đi về trễ, hoặc cố tìm chỗ để gọn gàng cho ông bớt đụng tới xe mình. Người kinh đô làm ăn cũng cực kỳ có tâm có huyết. Xe hỏng mang sửa, lành chỗ này, hỏng chỗ kia. Quanh năm suốt tháng thương tật, không mấy khi khỏe. Phòng kí túc xá ở tập thể mà nhiều người ý thức kém. Thích thể hiện bản thân. Giữa trưa chạy bịch bịch, nói chuyện với người yêu oang oang, sống nhớp nhúa, dơ bẩn. Cái tô ăn xong còn xương cá nó để cho mọc mốc xanh, mốc đỏ, không rửa, nửa tháng. Đi ra ngoài thì xịt nước hoa nồng nặc không khác gì thuốc xịt kiến, xịt muỗi.  Tự cho là đẹp, bắt kịp với trào lưu, không giống “hai lúa” Lý Hoa Phàm, tiết kiệm được cái gì thì tiết, quần áo, dép guốc còn lôi từ thời mẹ sắm ở nhà. Rồi cả một đám “ăn bám” cha mẹ ngồi lại chỉ trích Lý Hoa Phàm phải sống thế này, sống thế kia. Phải giao lưu, học hỏi, con người mới sáng sủa, con đường làm việc về sau mới hanh thông. Thật không rõ ai nhét cái lý thuyết “ăn hại”, “chủ bại” vào lũ sinh viên “học giỏi chưa chắc đã có công ăn việc làm ngon, quan trọng phải có chỗ bám.” Một đám ký sinh được đánh bóng bằng danh từ hoa mỹ  sinh viên. Trách sao xã hội suy đồi, đi xuống. Cả ngày chỉ tìm cách thỏa mãn vật chất.
Free reading for new users
Scan code to download app
Facebookexpand_more
  • author-avatar
    Writer
  • chap_listContents
  • likeADD