Hoàng Hiển sư đoàn trưởng sư đoàn 3. Một chuyến công tác tầm hai ba tháng, sẽ có một đợt phép về thăm nhà cỡ nửa tháng.
Năm nay, hắn đã lùi hai lần phép. Nửa năm chưa về nhà. Lùi nữa là đi biền biệt gần cả năm. Hắn ước gì ai có công chuyện lên nhờ hắn trực thay để hắn có cớ khỏi về nhà.
Đáng tiếc, mọi người còn nhắc hắn “cũng lâu sư trưởng chưa về thăm nhà, sư trưởng không nhớ bố mẹ, vợ con ạ? Tinh thần của sư trưởng là “tinh thần thép.”
Em đi mấy tháng mà nhớ “Bu” (mẹ) em gần chết. Ngày ở nhà em bị Bu cho ăn chửi thay cơm thường xuyên, em giận tím tái ruột gan, định đi một chuyến im bặt cả năm cho Bu biết mặt.
Ngày em nhận công tác trên đảo. Bu em tất tưởi chuẩn bị này kia, gấp quần gấp áo, cằn nhằn em cả đống thứ không đâu vào đâu. Ấy vậy chứ, chưa đi mà em đã thấy nhớ nhà. Mấy chuyện giận hờn vu vơ cũng tan biến khi nào không hay.
Xét cho cùng, họ có thương, quan tâm mình họ mới biết mình thế nào. Chẳng qua cái nhìn của mình và của thầy bu (cha mẹ) khác nhau.
Có người thừa nhận chuyện xấu của mình. Người khác cũng không còn úp mở, che đậy. Lòng nghĩ gì, miệng nói nấy.
Ai ai cũng bị cha mẹ la mắng thường xuyên, trực chiến giống như cơm ăn ngày ba bữa. Xét đến cùng cũng chẳng có chuyện gì lớn. La càng nhiều, thương càng lắm “thương cho roi cho vọt.” Cha ông đã chẳng nói thế là gì.
Đám binh nhất, binh nhì ôm bụng cười. Kể chuyện xấu của bản thân như một kỷ niệm đẹp về cha mẹ.
Toàn một đám “độc thân” chưa hiểu sự đời. Đợi mấy người đèo bòng vào sẽ biết “đời không như là mơ” Hoàng Hiển nghĩ.
Hắn ngán cảnh về nhà. Bố mẹ thở dài thườn thượt, hết đi ra lại đi vào. Con lớn học hành dốt nát, bê bết, nổi tiếng toàn tiểu đội 307. Con út cả ngày quấy khóc, vàng vọt, xanh xao. Gần ba tuổi, người chỉ có một nắm.
Vợ lúc nào cũng lùi sùi, tóc tai bù xù, quần áo nhăn nheo, người đờ đẫn, mắt thâm quầng, thiếu sức sống.
Hắn đi công tác, dăm bữa nửa tháng, vợ lại gọi một lần. Hắn chán nản phải nghe mấy chuyện cỏn con trong nhà.
Toàn chuyện của đàn bà. Hắn muốn nổi khùng nhiều lần lắm nhưng may vẫn còn kịp kiềm chế bản thân. Hắn viện cớ công tác dạo này bận rộn.
Có nhiều kế hoạch, dự án chưa giải quyết xong mà cái nào cũng cần sự có mặt của hắn. Giờ giấc thất thường.
Nhiều khi đang họp bàn với cấp trên mà điện thoại cứ ò í e lại không hay. Hắn nói. Vợ hắn dạ dạ, vâng vâng. Bảo hắn cứ yên tâm công tác.
Kể từ đó, hắn không bị các cuộc gọi của người nhà làm phiền, quấy nhiễu.
Hắn không thể không khâm phục bản thân. Cứ sử dụng cái đầu lạnh trong mọi việc, kết quả sẽ tốt đẹp như mong muốn.
Thay vì bùng nổ, trút giận lên đầu vợ hắn. Thành ra chẳng ai được thoải mái. Cứ duy trì cách nhau một lớp màn mỏng, ai cũng có khoảng trời riêng.
Hắn thân làm đàn ông, đứng mũi chịu sào trong gia đình. Chuyện công việc đã đủ tạo áp lực từ cấp trên, cấp dưới, nội tại bản thân với công việc.
Hậu phương cứ đảm đương tốt chức trách, nhiệm vụ của hậu phương. Không được lẫn lộn đầu đuôi. Hắn đâu phải thần thánh có ba đầu sáu tay mà chuyện gì cũng yêu cầu lắm phải làm tốt.
“Đàn bà là loại sinh vật phiền phức, sống èo uột, yếu đuối.” Hắn nghĩ
Ngày hắn được tháo gông cùm tự do. Hắn không có cảm giác sung sướng như bản thân hằng nghĩ. Thậm chí, hắn còn cảm giác thiêu thiếu, hụt hụt cái gì đó mà hắn không thể tài nào giải thích nổi.
Tình hình không nóng, không lạnh kéo dài mãi cho tới tận bây giờ. Hắn gọi về nhà không gặp ai ngoài thằng con lớn. Mười lần như một, nội dung nói chuyện cứ như văn bản được soạn sẵn. Họa hoằn lắm nó mới chịu thay đổi thứ tự.
Nhưng đại khái sẽ là “ông bà đi hóng gió, chơi cờ cùng mấy người trong xóm.” Mẹ bận chăm em, ôm em ra ngoài hoạt động thân thể, cứng cáp gân cốt, có lợi cho sức khỏe.Tóm lại, cả nhà chẳng có ai ở nhà ngoài nó.”
Trước kia Hoàng Hiển còn đau đầu với thằng con lớn, gặp ai miệng cũng tự động mở máy hát. Đặc biệt, người trong nhà.
Giờ cứ nói chưa được dăm ba câu lại đuổi khéo
“không có việc gì nữa. Con cúp máy đi học bài đây. Con đi cắm cơm đây. Cơm đi lau nhà đây.”
Vòng vo có vài ba lý do, nó cứ dùng mãi, dùng miết không biết chán. Không cả đợi anh đồng ý. Thằng nhỏ đã cúp máy cái rụp.
Nhiều khi còn đang nói dở gì đó. Bấm máy gọi lại “số máy quý khác hiện tại không liên lạc được, xin quý khách vui lòng gọi lại sau.”
Con với chả cái. Nó không mở miệng hỏi ba có khỏe hay không? khi nào về nhà? “chừng nào ba về, ba mua cho con cái này, ba mua cho con cái kia.”
Không mua cho, kiểu gì cũng làm mình làm mẩy, giận hờn. Giờ hỏi nó thích gì?nó bảo sao “con lớn rồi ba, không cần đồ chơi nữa. Út cũng không cần.
Đồ chơi trong nhà có đủ nhiều rồi mua thêm nữa chỉ tổ lãng phí. Khu vui chơi dành cho trẻ con trên đảo, toàn hàng khủng, lại bằng gỗ, an toàn,thú vị hơn nhiều so với mấy đồ chơi bé con con.
Ngày xưa, Hoàng Hiển toàn để điện thoại chế độ im lặng, giả vờ cho trôi cuộc gọi “toàn người nhà”. Giờ bật âm lượng hết nấc, hết cỡ, mỗi lần nghe “tinh” một cái “cứ tưởng tin nhắn người nhà” nhưng toàn tin nhắn rác.
Nhiều khi cầm điện thoại chỉ để xem giờ. Lướt danh bạ, xóa dăm ba thứ không thích trong điện thoại, dọn rác.
Chỉ cần một cú lick chuột, mọi thứ sẽ bay vào thùng rác. Hắn kiên nhẫn ngồi xóa từng danh mục vì chán quá.
Không ai chủ động gọi cho hắn, hắn cũng lười gọi. Cứ đánh vào kinh tế, chuyện gì cũng dễ nói. Hắn đã nghĩ vậy, hắn cố tình không gửi tiền về nhà trễ dăm bữa, nửa tháng xem sao.
Không biết người nhà thế nào chứ hắn ngày nào, phút giây nào cũng sống trong hồi hộp, phập phồng suy nghĩ, viện cớ, biện lý do.
Không có tiền hắn gửi, cả nhà sẽ sống như thế nào? cha mẹ già, vợ con sẽ nheo nhóc, đói khát, chạy qua hàng xóm, nay nhờ cái này, mai nhờ cái kia, mốt vay cái nọ. Có lúc chán lên, hắn lại nghĩ “kệ.” Cho họ biết thân.
Hắn chờ mãi, vẫn chẳng hề có một cuộc gọi của người nhà gọi tới. Hắn bắt đầu nhớ những thứ mà hắn từng coi khinh.
Mẹ hắn cằn nhằn, vợ than vãn, cha thở dài. Con cái khép nép giả vờ ngoan ngoãn. Chỉ chờ sắc mặt hắn thay đổi lại quậy tưng như giặc
Gia đình phải có chuyện xào xáo, lúc chuyện này, chuyện kia tốt hơn nhiều so với cái bình yên giả tạo bên ngoài.
Giá mà hắn nghĩ thông suốt mọi chuyện sớm sủa hơn. Nhà hắn làm gì có vách ngăn nào. Chỉ một vết xước không đang có để lâu ngày thành chai, thành sẹo.
Càng để lâu hắn càng ngại. Bảo hắn xuống nước gọi cho vợ “thừa nhận mình sai, hắn không làm được.” Chỉ là ai trong nhà cũng không chịu hiểu, thông cảm cho hắn, chứ trông chờ ở hắn.
Hoàng Hiển ngồi trên phi hành khí về nhà, cảm giác nặng ngàn cân không muốn lê bước. Cả quãng đường bay, nhắm mắt lại mơ mơ màng màng.
Từ trụ sở chính bay về tiểu đội 307 mất tám giờ đồng hồ nhanh như tám phút.
Không nói thì thôi, nhắc đến cái tiểu đội 307 toàn những tay mơ, không chuyên nghiệp. Đào tạo một thứ, ra làm một thứ hỏi sao chuyên nghiệp cho được.
Đó, chưa gì đã thấy đám rong rêu, tảo biển, cá khô phơi giăng giăng ngoài bãi cát trên những phên mây trải dài. Mùi tanh, vị mặn chát của biển xộc thẳng vào lỗ mũi.
Có ngần ấy rác thải cũng không tìm ra cách xử lý. Cái tiểu đội quanh năm xếp hạng nhất “nhất từ dưới nhất lên” cũng đáng.”
Chẳng biết tiểu đội này học ai mà bày đặt trồng cây ven bờ biển. Dăm bữa nửa tháng lại lăn ra chết hết “chỉ tốn tiền oan” thì không ai bằng. Miệng lúc nào cũng kêu “kinh phí eo hẹp”.
Eo hẹp vì mấy bộ não “không não” đang lãnh đạo. Hoàng Hiển tức giận nghĩ.
Hắn nhanh chân bước về nhà. Không biết nhà đã tan hoang thế nào rồi. Trong ngôi nhà tập thể, dưới sân trồng gần chục cây, hắn không rõ là cây gì, lá hơi vàng vàng, chắc chưa bén rễ, không rõ sẽ sống được bao lâu trước khi chết.
Ban công đằng trước hay sau mỗi căn hộ đều có gieo trồng một ít rau cỏ. Nhà hắn cũng có. Một khúc ban công rau gì mọc đỏ tươi toàn thân.
Chẳng lẽ có người sở hữu hệ năng lượng mộc cao cấp gia nhập tiểu đội 307 quyết tâm “cá mặn lật ngược”( thay đổi diện mạo cuộc sống theo chiều hướng tốt lên).
Hắn làm sư đoàn trưởng, chiến dịch “rau xanh cho đảo” mới khởi động. Còn chưa có thành tựu gì. Kêu gọi người có hệ năng lượng mộc ra nhập với mức lương bèo bọt không dễ.
Hắn leo lên cầu thang về nhà. Trong đầu hắn đã vẽ ra vô vàn cảnh thê lương của gia đình khi không có bàn tay hắn góp sức, tài trợ kinh tế.
Cửa nhà không khóa, để hé hé, cả dãy phòng tập thể, nhà nào cũng “im re”, bước chân hắn không tự chủ cũng nhẹ nhàng hơn.
Cởi giày để trước cửa, phòng ngoài không có ai. Hắn đã nghe thấy tiếng thằng con cả vọng ra “cho anh cái vây cá đi, một miếng thôi”.
“Phó anh nuôi. Mọi người biết con về nhà xin ăn của em như thế, chắc hoảng sợ lắm.” Giọng mẹ hắn chêm vào.
Bà nội: “Con đang rèn luyện tính biết “chia sẻ” cho em út. Út nhà mình đã hơn hai tuổi rồi. Giọng con cả Hoàng Vũ vẫn oang oang tràn đầy sức sống như ngày xưa, khác hẳn khi nói chuyện với hắn.
“Trời ơi, Bảo Heo, anh xin chứ không phải mọi người xin đâu. Cho mọi người làm gì, cho anh đây này. Người ăn không hết, kẻ lần không ra.” Ai thấu hiểu nỗi đau này ngoài ta.” Hoàng Vũ giả vờ khóc lóc, lăn ra nằm trên sàn.
Bảo Heo vội vàng bấu một tí một bánh trên lưng con cá. Hai ngón tay dính có tí bột. Cố gắng nhét vào miệng anh trai. Hoàng Vũ cố xoay mặt đi chỗ khác, không nhận.
“Tay toàn nước dãi, ghê chết đi được, ai dám ăn, đi chỗ khác giùm cái.” Hoàng Vũ một tay chống đất, một tay cố vẩy vẩy, xua thằng út.
Bảo heo cười sặc sặc. Cứ ngỡ anh trai đang chơi trò gì thú vị với mình. Đưa hai ngón tay vào miệng mút chùn chụt, lại bấu một miếng bột khác, giơ tay về phía Hoàng Vũ “ăn ăn”.
Cả nhà cũng cười vang. Hoàng Hiển đứng ở bên ngoài nhìn vào, cả gia đình ấm áp, tương thân tương ái.
Sự hiện diện của hắn giống thực sự thừa thãi, không cần thiết. Hắn xoa xoa mái tóc húi cua, che dấu sự ngượng ngùng của bản thân
“Cả nhà, con đã về.” Cha mẹ hắn ngẩng đầu lên “ừ, đã về đó à”, vẫn tiếp tục công việc trong tay. Thằng con cả “con chào ba” cũng im bặt. Vợ hắn: “dạ, anh đã về” không đứng lên đon đả như trước kia, hỏi hắn có mệt không?
Rồi cất áo, cất va li. Con út trong tay cầm một con cá bằng bột vàng ươm, to như bàn tay. Thấy có người lạ vào nhà.
Thằng bé xà vào lòng mẹ, miệng gặm bánh nhai chóp chép, thi thoảng hiếng hiếng con mắt đen láy, thăm dò hắn.
Sự xuất hiện của hắn không được ai chào món. Cảm giác bức bối, khó chịu mới đè nén xuống không bao lâu lại trồi lên cổ họng.