Mẹ Lý dừng “xe bò bay” ở trong sân, bên cạnh đống bao của Quả Trứng đặt trước đó.
Quả Trứng đứng chống nạnh chờ đợi nghênh chiến, quên luôn chức trách quản gia của mình. Lý Học Phàm cũng không nhờ vả để gây thiệt hại, tổn thất tài sản trong nhà, tự thân đi lấy hai ca nước cho cha mẹ.
Cha mẹ Lý cầm cả ca nước lên uống, ngồi ghé tạm vào bờ sân nghỉ ngơi, lấy lại sức. Mồ hôi tuôn ra ròng ròng hơn tắm.
Mẹ Lý lấy khăn bông trùm đầu lau mặt, mũi. Cha Lý quệt lên hai cánh tay áo. Quả Trứng thúc giục, ông chủ, chúng ta thi chứ?
“Chú cứ từ từ, làm gì nóng. Để anh nghỉ ngơi thêm chút. Nói vậy, Cha Lý vẫn đứng dậy phủi phủi mông quần, cái này là thói quen chứ quần áo lao động cả một ngày, lăn lê, bò trườn trên mặt đất, đất còn nhiều hơn ở bờ sân.
“Ai đi trước đây ông chủ?” Quả Trứng hỏi. Cha Lý vẫn rất có con mắt, khích lệ Quả Trứng “chú về nhà trước, chú đi trước.”
Quả Trứng hài lòng, coi như ông chủ còn có “tâm nhãn”. Quả Trứng bắt đầu hành trình khoe. Bốn bao tải xanh lè, chỗ lồi chỗ lõm em dựng ở bờ hè kia toàn là củ từ.
Loại thứ hai, củ màu nâu đen sẫm, lông lá nhiều hơn, to tròn hơn so với củ em tìm lần trước. Loại này, bở hơn, thơm ngon hơn.
Nói rồi, Quả Trứng lấy vài củ xếp ra rổ để chứng thực lời mình nói là xác thực, không có dối trá, gian lận. Củ từ cũng có nhiều anh em họ hàng. Đây tính là một loại mới.” Quả Trứng nói.
Tỉ số 1-0 nghiêng về Quả Trứng.
Cha Lý lấy ra một bụi sắn ( khoai mì). Thân to như cổ chân đã bị chặt thành hai nửa, tiện di chuyển. Ghép lại chắc cao tầm năm sáu mét. Vỏ màu xám bạc, bên trong màu xanh lồ lồ. Lá chia thành nhiều thùy, xanh đậm.
Ngọn lá sắn cha Lý cũng mang về luôn, biết đâu ăn được “thà giết nhầm còn hơn bỏ sót.” Loại khoai mì này được xem là loại lành tính nhất và có nhiều ưu điểm nhất trong dòng họ nhà khoai mì. Củ to, chứa nhiều tinh bột, ít độc tố.
Người tương lai quan niệm, ăn tươi sống là cách tuyệt vời nhất giúp cơ thể dễ dàng hấp thu dinh dưỡng, các loại vitamin, khoáng chất, nguyên tố vi lượng.
Đáng tiếc, họ đã quá rập khuôn, máy móc. Không phải cây gì, củ gì ăn tươi cũng tốt. Khoai mì là một ví dụ. Toàn thân khoai mì đều chứa độc tố nhưng nhiều nhất là củ khoai mì, từ vỏ cho thịt, không chỗ nào không có độc.
Ăn khoai mì không đúng cách có thể không còn “mạng” để ăn tiếp. Người tương lai, đã xếp loại cây vào danh sách đen trong giới thực vật.
Cha mẹ Lý không sở hữu hệ năng lượng mộc, nắm bắt thông tin chưa kịp thời. Nếu biết củ khoai mì có độc tố, có thuê cũng chẳng nhổ một bụi mang về nhà nói gì tới nhổ cả xe bò.
Thiếu hụt kiến thức thường thức cơ bản thật đáng sợ. Một chút độc tố bên ngoài để bảo vệ ruột bên trong.
Cách đơn giản nhất để trung hòa lượng độc tố có trong thịt củ, chỉ cần ngâm trong nước muối vài giờ, nước lạnh để lâu hơn. Sau đó mang đi chế biến hàng loạt món ăn ngon.
Một cây lương thực cứu đói tuyệt vời. Thời gian sinh trưởng từ sáu tháng tới một năm rưỡi giống như củ từ.
Sắn có nhiều ưu điểm, sinh sản bằng “hom” ( thân cây sắn), lấy phần thần giữa ( bánh tẻ), trừ phần gốc và ngọn ra. Hai phần khả năng sinh sản kém. Trồng dễ, chịu nhiệt, kháng sâu bệnh tốt, không kén chọn đất đai.
Củ từ sinh sản từ củ. Một bụi củ từ cũng “đông con nhiều cháu”, giống như bạn khoai mì. Dinh dưỡng đủ đầy, hầu hết các rễ sẽ phình to ra, được gọi là củ, thực tế chúng là rễ. Làm gì có cây nào không rễ mà sống.
Trọng tài Lý Học Phàm không thể đưa ra phán quyết cuối cùng. Nêu ra tác dụng, ưu điểm của từng loại cây đối với đời sống con người.
Cha Lý cười “hắc hắc”: “dòm mặt chú, anh biết chú đang ước lá củ từ cũng ăn được như lá sắn chứ gì.”
“Ông chủ thật biết cách chọt đúng nỗi đau của em. Mỗi lần nhìn thấy bồn củ từ, lá từ gốc lên đến ngọn, lá nào lá nấy to bằng cả hai bàn tay.
Một người ăn dè hà tiện, mang nấu canh, chỉ cần hai lá là đủ. Đã vậy một bồn củ không rõ có bao nhiêu cây, xúm xít quấn quýt lấy nhau.
Giá mà cái gì cũng ăn được, hái lá bán cũng được thêm một khoản.” Quả Trứng nói.
Cuộc đối chiến lần một, tỉ số tạm thời đang hòa 1-1. Cha Lý và Quả Trứng đồng tình cho rằng, trọng tài Lý Học Phàm chưa có đủ khả năng phán quyết, quá cùi.
Hai người quyết định đợi sau này, xem củ nào được sử dụng rộng rãi hơn. Kiếm được nhiều, nhiều bạc hơn, người đó sẽ thắng chung cuộc.
Tức là tính đến đợt trồng trọt tiếp theo, thu hoạch xong mới có kết quả chính thức. Ở hoang mạc, các kênh giải trí có hạn.
Người ta mới sẵn sàng chờ đợi kết quả cuộc thi lâu như vậy. Không biết, khi cây được thu hoạch, họ có còn nhớ có một cuộc thi nữa hay không?
Màn so tài thứ hai, Quả Trứng tự tin giới thiệu sản phẩm. Lôi ra mấy cây “hoàng đại đậu” từ trong bao tải, có đầy đủ từ gốc lên tới ngọn. Không thiếu một bộ phận nào.
Ông bà chủ nhìn thấy rồi chứ. Thân cây này hơn kém một mét, toàn thân lông lá, nhám xàm xạp, đụng vào vào đủ ngứa ngáy.
Thân cây trẻ trung, có màu xanh nhạt hoặc tím sậm. Già rồi “sức cùng lực kiệt”, toàn thân khô héo.
Rễ có nhiều nốt sần sùi giống ghẻ lác. Nơi trú ngụ của các ổ vi khuẩn cộng sinh, có lợi, cải tạo đất, làm đất giàu dinh dưỡng, ít phải bón phân cho cây trồng vụ tới.
Thân chia thành gần hai chục lóng. Đó là Quả Trứng nói vậy, chứ đếm chính xác ra, cây nào cũng như cây nào, chừng mười lăm, mười sáu lóng là hết.
Nghe hơn mười, số lượng ít. Gần hai mươi, con số kỳ diệu hơn hẳn. Cứ ngỡ nhiều lắm. Sức mạnh của ngôn từ không thể bài trừ, khinh thường.
Mỗi lóng ra cho ra một chùm quả trên dưới một chục to như ngón tay cái. Dài cũng chỉ có thế. Ông bà chủ biết vì sao mà mấy quả bên dưới khô nứt nẻ, há miệng, ruột chạy đi đâu chơi, chỉ còn hai mảnh vỏ xoăn tít ở lại làm bạn với nhau không?
Ông bà chủ không biết chứ gì. Em biết này. Vì khi cây ra hoa, đậu quả không phải một lần mà theo thứ tự có anh rồi mới có em.
Dẫn đến bên dưới “lão của lão” bên trên còn “thơ ấu”. Quả màu xanh đậm. Còn non, mang đi luộc, ăn ngon. Bùi, béo, bổ. Quả vàng, già chằn. Phơi nắng vài hôm, tự tách vỏ.
Lấy hạt mang đi trồng lứa mới. Mở rộng diện tích. Bây giờ, ông bà chủ ăn cho biết mùi vị, vụ kế mới dư dả, phong phú, muốn ăn thế nào, ăn thế đó. Không cần lo nghĩ.
Cha Lý thử bóc một hạt đậu, ném vào miệng nhai nha “tanh, khó nuốt”.
Mẹ Lý vỗ mạnh lên lưng cha Lý: “ông thì hay rồi, cái gì cũng dám ném vào miệng, ngại mình sống quá lâu hả.”
“Ông chủ ra đi sớm, cậu chủ nhỏ sẽ có cha mới.” Không biết cha mới được hơn hay cha cũ được hơn nhỉ? Quả Trứng xưa nay rất thích mới, đột nhiên lại nghi ngờ. Không hẳn cái gì “mới” cũng tốt đi.
Quan điểm sai lầm này may mà phát hiện sớm, chấn chỉnh kịp thời. Quả Trứng không cần ai phụ họa, từ mình nghĩ tự mình hù mình rồi tự cân bằng lấy.
Cha Lý đang căng phình như con cá nóc từ từ hạ nhiệt, xì hơi, giải thích “bà cứ làm quá, thấy không ổn, tôi nhổ ra liền. Tôi còn sống dài dài đến khi tóc bà bạc trắng, tôi vẫn còn chải tóc cho bà thành một bà lão xinh đẹp nhất.” Cha Lý lấy lòng nói.
Mẹ Lý “hừ” ra vẻ tức giận mà không có giận thật nhưng vẫn cằn nhằn cha Lý thêm một đoạn nữa, đến khi cha Lý hứa sẽ không bao giờ lấy bản thân ra “làm chuột bạch” mẹ Lý mới ngừng.
Quả Trứng, keo này, chú thua anh là cái chắc. Anh cũng tìm ra một loại củ vô cùng dễ ăn, ngọt ngọt, bùi béo, nước màu trắng sữa.
Thân không quá cao, không nhiều lông lá, thu hoạch dễ dàng, cũng thuộc dạng “nhà đông con”. Chưa kể mỗi củ thường chứa “3 con”, nhiều nhiều “5 cháu”
Đầy củ thuộc diện nhà neo đơn “1 ánh”. Thôi nhẹ nhàng, em tính trung bình cho ông bà chủ là một củ ba ánh lạc đi.
Ông bà chủ quên mất, bên em thắng số lượng, một cây vặt ra cũng gần cả cân đậu. Cây ông chủ bao nhiêu? bảy tám lạng là cùng. Biết đi đâu kiếm cho đủ một cân. Quả Trứng vui vẻ hát “là lá lá” ngoài miệng.
Chưa kể em còn mang nguyên cây về cho mọi người diện kiến, lần sau ông bà chủ có thể theo đó mà đi tìm. Ông bà chủ lại vặt mình củ, sau em có muốn đi tìm cũng lực bất tòng tâm.
Chúng trồi trên mặt đất còn có cái đối chứng chứ đằng này chúng lại chui dưới lòng đất. Kinh nghiệm đi rừng của em phong phú, đạt chuẩn hơn ông bà chủ.
Chú chưa gì đã vội mừng. Nhìn anh đây. Cha Lý đổ một bao tải lớn ra, thân cây lạc được xếp xung quanh, dưới đáy.
Giảm xóc, độ ma sát cho đám sắn. Bọn sắn dễ bị trầy xước. Khoản này, chú phải nhìn lại mình đi thôi. Chỉ cần lấy một ít thân cây là đủ.
Thế không phải ông bà chủ chất đầy bụi sắn trên thành xe bò bay là gì. Củ đầy thùng, chất thêm nữa cũng không ổn, dễ bị rơi rớt, để nguyên cả cây mới không rớt.
“Chú hết thứ để so rồi?” cha Lý hỏi Quả Trứng. Quả Trứng trả lời: Mục đích chính của em hôm nay là đi “sưu tầm đồ cũ”.
Cha Lý móc trong túi ra một nắm quả khô màu nâu đen to bằng ngón chân cái. Quả còn cố bám dính như túi áo, không chịu đi ra. Cha Lý phải gỡ từng quả.
Cha Lý hồi tưởng. Cây này thú vị lắm. Đứng dưới tàng cây hay xa xa chút nghe như sóng biển vi vu, mấy lần cha mẹ tưởng mưa mà không phải. Lá tròn lẵn như cái kim khâu, có nhiều đốt, dễ gãy.
“Hờ” Quả Trứng ngạc nhiên. “Không tin, chú cầm tử một đoạn cây nhỏ này đi. Hơn nữa, loài cây này chịu được gian khổ “đất cát bạc màu” đến cỏ dại còn vắng bóng, chúng vẫn hiên ngang sinh trưởng rất tốt.
Cây con như cái kim, dẻo quẹo, gió lay chiều nào theo chiều đó. Hết gió, thẳng tưng. Cứ thế mà vươn cao vài chục mét, thân to hơn cả một ôm tay. Lớp vỏ bên ngoài xù xì, nham nhở, bên trong lại lộ thịt hồng tươi mới.
“Cây này được gọi là cây phi lao hay cây dưỡng liễu. thân cây cứng cáp nhưng cành lá mềm dẻo nhưng không yếu. Trồng làm rừng phòng hộ chắn gió, cát.” Lý Học Phàm nói.
“Cây này hợp với điều kiện sống khắc khổ của cậu cả nhà mình. Đáng tiếc quả nó không ăn được.” Quả Trứng tiếc đứt ruột. Thôi, dù sao một cái cây có ngần ấy tác dụng, đòi hỏi thêm nữa khác gì “động không đáy” không biết điểm dừng, không tốt.
“Cả nhà, em phát hiện ra điều này cực kì thú vị luôn này. Những thực vật có lợi trong tự nhiên luôn “khiêm cung, hạ lễ, tối màu” bên ngoài.
Bên trong là cả một vầng rực sáng như bảy sắc cầu vồng. Còn người có giá trị sâu hẳn cũng lên học tập tự nhiên, bớt khoe mẽ.” Quả Trứng nói.
“Ơ, ý là chú không có đồ vật thứ ba để so, chú so bằng châm ngôn, chân lý thế này, ai dám định cho chú.”Cha Lý nói.
Ông chủ cứ làm quá. Chúng ta người một nhà “lọt sàng xuống nia” có lọt đi đâu đâu mà sợ.
Cả nhà nhìn nhau đồng tán thành “một con người máy co được, giãn được, mặt dày vô hậu.”