Mười giờ ba mươi phút, Hoàng Hiển nằm trên giường cả người sạch sẽ thơm tho cũng không làm giảm bao nhiêu sự mệt nhọc hắn đã trải qua một buổi chiều dài đẵng đẵng trong cuộc đời của hắn.
Hắn ôm cục tức như người, hầm hầm bước chân ra khỏi nhà không chủ đích. Bên ngoài, gió biển phả vào mặt, đau rát, tiếng sóng vỗ oàm oạp, tâm trạng của hắn chẳng mấy chỗ đã dịu lại.
Hoàng Hiển đang định kiếm chỗ nào đó râm mát chút chút ngồi nghỉ. Một thằng bé chạc tuổi con hắn chạy đến “đồng chí cần làm tour quanh đảo không? hoàn toàn miễn phí. Đồng chí đi một mình không bằng có bạn đồng hành sẽ nhanh chóng quen thuộc hơn.”
Trẻ con trên đảo này đứa nào cũng dạn dĩ, có miệng ăn miệng nói, không kém cạnh thằng con lớn “dốt nát” của hắn là bao nhiêu.
Thế là hắn bị một đứa nhóc đeo bám. Dù hắn đã đen mặt nói “không cần”. Đứa nhóc kia vẫn bình chân như vại còn tự tin giới thiệu. Con là phát thanh viên nhí của đảo, Tòng Thanh Phóng.
“Hèn gì nói hơn vẹt.” Hoàng Hiển nghĩ. Vừa thấy thằng con nhà hắn cắm đầu cắm đổ chạy bộ trên đường. Đầu trần, tay ôm cặp.
Thằng nhóc này còn cố nhón chân, hua hua hai tay “phó anh nuôi cố lên, chạy nhanh hơn tí nữa.” Người thì nhỏ mà cái giọng oang oang hơn loa.
Thằng con anh cắm cúi chạy, không nghểnh cổ quay lại đáp “ Ô sờ kê”. Thằng nhóc này lật mặt cũng nhanh hơn giấy. Vừa nhí nhố với thằng con lớn nhà hắn giây trước.
Giây sau đã bày ra vẻ mặt nghiêm túc của người người đang làm việc quan trọng.” Đồng chí thấy sức sống trên đảo có dồi dào không?” đó là “ phó anh nuôi” của đảo, Hoàng Vũ.
Giống hệt lão bản thời xa xưa. Tuổi còn nhỏ nhưng chí lớn, lanh lợi. Người chịu trách nhiệm chuyện mua bán, lương thực, thực phẩm, theo dõi đơn hàng xuất nhập mỗi ngày trên đảo.
Chưa hết, phó anh nuôi còn là một tay nấu ăn rất có khả năng. Việc nấu nướng, phát đồ ăn trên đảo khi nào phó anh nuôi cũng chiếm một chân chủ chốt.
Một công việc, vất vả nhưng đầy tự hào, hãnh diện. Đồng chí mới đến, chắc còn lạ lẫm, chưa biết. Đảo Hoang Sơ chúng tôi ít người hơn so với các đảo khác một chút.
Nhưng chuyện gì người lớn cũng làm. Trẻ con lớn lên mới tập làm, đợi đến khi nào mới trưởng thành, bắt tay vào làm việc cho ra hình ra dạng.
Đảo nhỏ, thế hệ đi trước phải có trách nhiệm, tìm tòi, đào tạo phát triển thế hệ tiếp theo. Thế hệ thứ hai ra lò, cứng cáp.
Thế hệ thứ nhất mới an tâm nghỉ dưỡng. Các thế hệ luân phiên, nối tiếp nhau, duy trì và phát triển tạo nên một quần thể tốt đẹp.
“Cháu không đi học hả?” Hoàng Hiển tìm cách đuổi khéo thằng bé “phát thanh viên” dính hơn kẹo cao su. Con đã nói là làm hướng dẫn viên du lịch miễn phí cho chú, chú không cần ngại.
Việc học trên đảo ngoài những môn chính khóa bắt buộc những môn thuộc dạng “năng khiếu” khá thoải mái. Tự nhận thấy mình không có năng khiếu có thể bỏ qua, học cái gì có ích cho cuộc sống của mình.
“À, thằng nhóc này “cúp học” còn ngụy biện. Để xem ta xách cổ mi về, xem ba mẹ mi có cho mi ăn “lươn xào măng” toàn thân không?” Hoàng Hiển nghĩ.
Mình chú đi, sao có thể nhanh chóng nắm bắt tình hình bằng có người trợ giúp. Hoàng Hiển xưa nay theo quan điểm “sống cô độc.” Hết sức khó chịu việc bị đeo bám.
Thằng nhỏ này ngoài công phu miệng lưỡi còn luyện cái mặt dày hơn cả bức tường thành. Nhẹ nhàng, dụ dỗ, đe dọa. Thằng bé vẫn một bộ dầu mỡ, mắm muối không thấm.
Cứ nhe hàm răng trắng bóng cười hì hì, nói chuyện mình muốn nói. Không đuổi đi được, Hoàng Hiển thay đổi kế hoạch tác chiến.
Ông bà xưa đã nói “đi hỏi già về nhà hỏi trẻ” chừng nào hỏi xong, đá thằng bé này đi cũng chưa muộn.” Hoàng Hiển tính toán.
Ở với đám con nít, không bao giờ tồn tại cái thứ gọi là kế hoạch. Nhìn Hoàng Hiển trầm mặt, Tòng Thành Phóng cũng không sợ.
“Chúng ta đi, đồng chí.” thằng bé lôi kéo Hoàng Hiển như thể bạn thân chi cốt lâu ngày gặp lại. “Trời nắng này, đi dạo dưới tàng cây mới chuẩn cái sung sướng.”
Đồng chí đừng lo lắng. Đảo này trồng rất nhiều cây phi lao, cây đi tiên phong đứng đầu làm rừng phòng hộ, che chắn gió cát xâm nhập sâu về bên trong đảo. Bây giờ, cây còn nhỏ chưa có nhiều tác dụng lắm, lớn lên miễn bàn, khỏi chê.
Đồng chí có tò mò nguồn gốc xuất xứ loại cây này không? không đợi Hoàng Hiển lên tiếng, thằng bé đã cười hắc hắc sung sướng.
Còn ai khác tìm ra ngoài “đại lão bản” em trai của anh nuôi “Lý Bình Phàm”, tiểu đội trưởng tiểu đội 307, Lý Học Phàm.
Giá như cây phi lao này là loại cây ăn quả bên cạnh lấy gỗ thì tuyệt vời biết bao. Đời có lẽ không nên tham quá, người còn mỗi người mỗi việc nữa là. Câu này thằng bé cảm thán.
Tuyến hai của rừng phòng hộ chính là dừa. Đủ các loại dừa. Dừa xanh, dừa lửa, dừa lục, dừa lùn… có một bộ phận dừa đã bắt đầu cho thu hoạch, mang lại lợi ích kinh tế.
Diện tích trồng dừa sẽ tiếp tục được nhân rộng. Lan đến những phần đất bạc màu mà đảo khác chê, đảo con không chê.
“Đồng chí thấy lớp vôi trắng quét lên gốc cây không? không những đẹp mà còn tác dụng sát trùng, khử khuẩn, loại bỏ những sinh vật có hại, có ý định tấn công cây sẽ sớm bỏ mạng.
Nhờ lớp rừng phòng hộ này, sâu bên trong đảo, người dân thoải mái làm nhà kính trồng rau. Trước kia, ăn được một cọng rau tươi, khó hơn lên trời gặp tiên. Giờ có tận mấy khu trồng rau, thích gì ăn nấy. Ăn cho xanh ruột luôn, bù cho tháng ngày kham khổ.
Một khu thuộc về tập thể, một khu thuộc về tiểu đội 307, một khu thuộc về nhiều hộ dân cư. Nhà kính trồng rau nhìn tạm bợ, sơ sài hơn nhiều so với những nhà kính tiêu chuẩn chiếu trên ti vi.
Nhưng có sao đâu. Người ta đầu tư không rõ bao nhiêu tiền của, sức lực. Đảo Hoang Sơ toàn tận dụng những nguyên liệu có sẵn trên đảo.
Rẻ, an toàn, chất lượng, không tốn kém. Xung quanh có những cọc gỗ to làm trụ đỡ. Lá dừa được tước cả tàu, giống như đánh tranh, tận dụng làm mái che. Bên dưới dùng lá dừa quây lại giống như phụ nữ mặc váy.
Khoảng giữa để trống. Một phần đứng bên ngoài nhìn vào bên trong có thể biết chính xác tình hình vườn rau.
Thứ hai là để rau tắm nắng vào sáng sớm, chiều mát. Tổng hợp đủ năng lượng. Cây mới phát triển cứng cáp, khỏe mạnh. Ăn cọng rau sống cũng giòn tan, đầy vị.
Nào có chuyện ăn rau mà giống như bò nhai cỏ. Chỗ nào còn nít làm biếng ăn rau chứ trên đảo Hoang Sơ, trẻ con tự động nạp rau vô người, không cần người lớn nhắc nhở, hò hét.
Tất cả là nhờ nguồn rau chất lượng. Giờ chắc chắn đồng chí cũng biết rõ, tại sao mái che rau lại không khí lấp.
Để rau còn phải vươn mình lên cao, đón ánh sáng mặt trời. Thúc đẩy diệp lục tố phát triển một cách tự nhiên.
Cây mới cứng cáp, khỏe mạnh, sản sinh ra nhiều yếu tố cần thiết chống lại các tác nhân gây hại từ bên ngoài. Các loại tia độc hại như tia cực tím, tia UV, tia chống ung thư, tia phá hủy gen…
Chẳng rõ thằng nhóc này nắm được bao nhiêu kiến thức nhưng nghe nó nói có bài có bản, hay hơn nghe giáo sư chuyên ngành nông nghiệp thuyết giảng.
“Đại lão bản “có nói. Rau chất lượng tốt đi chỗ nào cũng tốt. Nhưng tốt nhất là địa phương tự cung tự cấp cho chính mình sẽ tốt gấp vài lần so với vận chuyển từ nơi khác tới.
Bởi rau tự trồng tại địa phương, thích nghi, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết, khí hậu, lại chứa thêm năng lượng người trồng.
Nhà nào trên đảo cũng tự trồng rau củ, đến cả ban công cũng không tha là nguyên nhân này. Hoàng Hiển nghĩ, hắn to đầu lớn xác bằng ngần này. Lần đầu nghe những điều mới mẻ, chưa từng xuất hiện trong sách vở.
Hoàng Hiển người trầm tính, ít nói những câu bôi trơn miệng lưỡi mà thằng nhỏ phát thanh viên cũng chẳng cần ai khích lệ. Nó chỉ cần có người nghe những gì hắn khoe là tốt rồi.
Mái lợp bằng lá dừa tươi, khi lợp che kín, khô lại có những khe hở. Hết một vụ, lôi lá dừa xuống, vót xương làm chổi chà, lại cho lá dừa tươi lên làm mái che.
“Có nguồn hàng tận dụng, thảo nào từ mấy tháng trước, tiểu đội 307 đã từ chối nhận chổi chà, đổi thành tiền.
Một chiếc chổi chà tính ra không bao nhiêu tiền nhưng mà hơn hai mươi hộ dân, cộng dồn thêm quanh năm suốt tháng không đụng tới cũng là một khoản thu không nhỏ.
Một đảo nghèo nàn, tính toán keo kiệt ki bo, vắt chảy ra nước. Đố đảo nào có khả năng tính toán như đảo Hoang Sơ.
Đã nghèo tới mức rách tả tơi mà còn sĩ diện hảo. Người nghe có những thứ tự ái không thể tài nào hiểu nổi. Thôi cứ kệ bọn họ sống trong cái vỏ bọc của mình đi. Hoàng Hiển cười thầm.
Đầu óc của Hoàng Hiển không được thanh tịnh chạy theo suy nghĩ của mình. Bởi thằng nhỏ phát thanh viên lại liến thoáng giới thiệu.
Bên dưới khu trồng trọt là cơ sở chế biến chả cá. Cá tươi mới, thịt thà đầy đủ tươi ngon. Chả cá có nhiều dạng, chủng loại, phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng khác nhau.
Nước thải của cơ sở chế biến cá theo sẽ theo đường ống tới hố thật lớn, có nắp đậy. Khi nào múc tưới rau mới mở nắp ra.
Không phải mới thải ra cái mang đi tưới liền đâu. Phải đổ thêm men vi sinh vào cho nước cá lên men, không còn chút mùi tanh hôi. Khi đó mới mang ra sử dụng.
Chính vì thế mà có tới ba bể chứa nước thải của nhà máy qua từng công đoạn. Lượng nước mỗi ngày thải ra còn chưa đủ cung cấp nhu cầu cho lượng cây trên đảo. Làm gì có chuyện xả nước bẩn ra biển để làm ô nhiễm môi trường biển.
Con người sống dựa vào biển phải yêu thương, trân quý biển như chính bản thân mình. Thằng bé tranh thủ khoe tình yêu cuồng nhiệt không giới hạn với biển cả.
Xa xa ngoài kia là những ruộng muối, toàn bộ tiểu đội 307 và những trai tráng khỏe mạnh nhất với có vinh dự đảm nhận công việc.
Theo tay thằng bé chỉ, Hoàng Hiển chẳng thấy gì ngoài một tầng sương mù dày đặc. Nhưng nói thằng bé này nói xạo kiểu gì nó cũng giãy nảy như “đỉa phải vôi”. Hoàng Hiển chọn cách im lặng.
Một điểm thú vị, đặc sắc khác của đảo chúng tôi, ai ai cũng hăng say, tích cực làm việc “tuổi nhỏ làm việc nhỏ” tùy theo sức của mình. Quan hệ hàng xóm hữu hảo, gắn bó thân thiết, giữa quân với dân như “cá với nước.”
“Đồng chí cần một cái minh chứng ấy hả?” chuyện này đồng chí quan sát kỹ một chút là nhận ra ngay ấy mà.
“Đàn ông sức lực lớn làm những công việc yêu cầu nhiều thể lực như làm chả cá, cuốc đất, nhào bột… phụ nữ khéo tay, tỉ mỉ, dẻo dai làm những công việc liên quan đến tính nghệ thuật nhiều hơn.
Giống như nặn bánh, đan lát, thiết kế hoa văn cho đồ gia cụ… Người lớn trồng rau, trẻ con bắt sâu…
Đi với đồng chí chút mà thời gian bay vèo vèo. Chắc đồng chí đã có cái nhìn sơ lược môi trường sống của đảo chúng tôi tốt như thế nào phải không?
Đồng chí cứ tự nhiên, thoải mái như ở nhà. Không hiểu điều gì gặp ai cũng có thể hỏi, kể cả trẻ ba tuổi cũng tường tận chi tiết.
Phó anh nuôi hôm nay bận bịu nhận nhiều đơn hàng nên em phải về chuẩn bị bài để phát thanh cho cả đảo nghe. Chúc đồng chí một ngày tràn đầy năng lượng tích cực để sống. Hẹn gặp lại đồng chí sau nhé.