Thằng nhỏ phát thanh viên nói xong, chân như bôi mỡ, chạy bay biến để mình Hoàng Hiển đứng tẩn ngần tần ngần bên ngoài vườn rau.
Hắn cũng quay đầu, rảo bước về nhà. Ai gặp hắn cũng tươi cười hớn hở “chào đồng chí ạ”, sức lực sung mãn mười phần.
Hoàng Hiển hoài nghi, phải chăng mình đã quá khó tính. Vui, cười chuyện gì cũng cần có lý do. Người dân trên đảo lại quá dễ tính. Một chuyện cỏn con vui vẻ đã đành, đằng này không có gì mà mặt mày cứ cong tớn lên.
Hoàng Hiển về đến sân khu nhà tập thể. Thằng con lớn còn nguyên bộ đồ đi học hồi chiều. Một bên là máy tính công nghệ cao, một bên là điện thoại.
Mắt nhìn, tay gõ rào rào trên bàn phím như mưa rào. Miệng đọc to, rõ ràng, thông báo số lượng sản phẩm bán ra, có bao nhiêu đơn đặt hàng, thời gian giao hàng là khi nào.
Ai phụ trách mảng nào thì tùy tình hình mà phân công công việc cho phù hợp. Người phụ trách lấy giấy bút, ghi vội trên giấy. Không có chuyện hỏi lại, ồn ào, trật tự, mất thời gian.
Bình thường dạy một bài toán cho thằng bé mất cả tiếng đồng hồ còn không xong. Giảng cả chục lần cũng chẳng có tác dụng.
Thường kết thúc trong sự bực mình của Hoàng Hiển, nhiều khi tức không chịu được, khuyến mãi thêm mấy cái bạt tai. Chẳng mấy bữa học mà thằng bé không khóc.
Giờ thì nó làm như thiên tài toán học không bằng. Số lượng hàng nhập vào, bán ra, đường xa, đường gần chiết khấu bao nhiêu. Còn lại bao nhiêu. Bấm máy tính còn không nhanh bằng nó nhẩm miệng.
Người lớn vẻ mặt nhàn hạ thảnh thơi, gật gù nghe nó thông báo, chẳng ai có ý định động não thêm cho mệt. Tuyệt nhiên, không hề sợ một thằng oắt con làm hỏng mối làm ăn.
Chưa hết, đài truyền thanh trên đảo phát thanh toàn ba thứ gì. Nhà nào có món gì dư, món gì làm nhiều, số lượng bao nhiêu, ai có nhu cầu cứ tự nhiên đến lấy.
Chỉ cần ngồi ở nhà, gửi tin nhắn cho phát thanh viên, ai tới trước, được trước. Người nhận vui vẻ là chuyện thường. Người chậm chân hơn cũng không tiếc nuối, cáu giận.
Thằng con lớn nhà hắn đăng ký xin một ít ớt tươi, loại chín đỏ cho ba đi công tác lâu ngày mới ghé về thăm nhà cũng oang oang loa lên cả đảo.
Ớt nhà anh nuôi trồng chưa kịp chín, mới ương ương vài ba đường sọc nâu đen trên quả. Ớt cần để chín, lấy hạt làm giống.
Chính vì thế, hộ nào đó còn cho thêm hai quả. Hỏi đủ chưa? có cần thêm nữa không? chỉ có vài quả ớt mà cả đảo rộn ràng như mổ voi.
Có cần khoa trương, phóng đại như thế hay không? Hoàng Hiển hỏi thằng con lớn.
Thằng bé trả lời tỉnh queo “mình cần thì mình phải nói người khác mới biết chứ. Tránh tình trạng lãng phí, thất thoát không cần thiết.”
Hoàng Hiển câm nín. Chỗ khác kêu gọi người ta san sẻ còn chưa được mấy người tự nguyện, đảo này còn lấy việc cho đi làm niềm vui.
Sẽ có đội ngũ “chạy vặt” hoàn thành việc đưa đồ này, được phân ca kíp rõ ràng. Toàn mấy đứa nhóc choai choai.
Mình nhà hắn nặn bánh gần đủ để giao. Chọn một ít hàng đẹp mã bù vào cho đủ số lượng. Mang hàng chưa được đẹp về ăn.
“Làm ăn tập thể này không sợ có người biếng nhác ỷ lại không làm hả?” Hoàng Hiển tò mò, dò hỏi.
“Thằng nhỏ trố con mắt ra nhìn hắn như người ngoài hành tinh. Được cống hiến sức mình cho sự phát triển của đảo là niềm vinh dự lớn lao của mỗi cá nhân.
Mấy người làm đồ xấu, phải giữ lại chia cho cả đảo ăn, không biết tối có nằm cắn góc chăn, chấm mút nước mắt bao nhiêu lần.
Không ít lần cả đảo lại phải chuẩn bị bụng để ăn cái thành phẩm do họ luyện tập, nâng cao tay nghề.
Thằng bé vui vẻ kể, Hoàng Hiển từ chối hiểu những gì đang tồn tại trên đảo. Hắn chắc chắn có nói gì thêm nữa, hắn cũng chỉ là một kẻ lạc loài, thích phá hoại, không có tính xây dựng, đoàn kết.
Hắn lựa chọn ngậm miệng. Tránh bị thằng con thuyết giảng lý tưởng sống cao cả, tốt đẹp là gì.
“Lúc ăn cơm tối, cả nhà ăn món bún chả cá. Nồi nước lèo thơm phức. Còn có thêm đĩa chả cá sốt cà chua.
Hơn nửa tô bánh lọc bọc nhân tôm luộc lên chấm mắm ớt. Hàng nhà khác gói, trong mắt hắn đã không có điểm chê, rất đẹp chỉ là không có đều răm rắp như vợ hắn gói mà thôi. Thế mà bị loại.
Mấy quả ớt đi xin cũng được cắt nhỏ, giã nhuyễn, hạt giữ lại làm giống. Đúng là cá ăn nóng sốt, thêm tí cay cay nồng nồng của ớt, độ ngon tăng thêm vài bậc hơn so với lúc ăn nguội.
Thằng nhỏ ba tuổi ăn cơm cũng không cần người đút, ngồi trên ghế cao, tự mình đánh vật với đồ ăn, lắm lúc còn lấy tay hỗ trợ, đẩy đồ ăn vào muỗng mới cho vào miệng. Ăn là việc gian nan đầy vui vẻ. Hoàng Hiển nghĩ.
Ăn cơm tối xong, Hoàng Hiển xung phong rửa chén bát, xẹp bản thân xuống một tí, hòa nhập vào gia đình.
Biết lỗi của mình thì phải lo sửa chữa. Để người khác chỉ ra lỗi lầm thì còn người đã quá ư tệ hại, hết thuốc chữa.
Chỉ là chuyện rửa dăm ba cái bắt mà hắn bị thằng con lớn đứng bên cạnh chỉ đạo. Tráng qua nước trước ba, ít ít thôi. Nước này để nuôi cá.
Nước rửa xà bông lần bông lần một, bỏ đi. Nước hai và nước ba, ba đổ nước vô xô, tí con mang tưới cây. Được, hắn là người không biết hai chữ “cần kiệm” viết như thế nào.
Hắn có ý giúp thằng nhỏ xách nước xuống lầu tưới cây nhưng thằng nhỏ lại móc xô nước vào ròng rọc, từ từ cho hạ cánh xuống tầng một.
Bên dưới có thằng nhóc chạc cỡ tuổi, sẽ tiếp nhận nhiệm vụ tưới cây, xong móc cái xô quay trở lên. Lầu hai nhận đồ luôn là kiểu câu thả như thế này.
Bây giờ, hắn phát hiện cả nhà dùng tô, chén, đĩa, muỗng, ly cốc đều làm bằng gáo dừa. Không rõ làm cách nào nhưng bát có đường vân rất đẹp, trơn nhẵn. Cực kỳ an toàn, chắc chắn không có chuyện tẩm ướp hóa chất độc hại gì ở đây.
Thảo nào thằng nhỏ phát thanh viên, cái gì Phóng Phóng nói rằng. Năm nay, tạm thời ít ăn dừa tươi, gáo dừa già có nhiều công dụng không ngờ trong cuộc sống sinh hoạt của người dân trên đảo.
Riêng hắn là loại chén bát hiện đại người ta bán đầy đường, ai bảo hắn tôn thờ đồ mới làm gì. Giờ thì biết cảm giác lạc loài là gì.
Ăn xong, cả nhà đi dạo ba mươi phút cho tiêu thực. Gặp gỡ bà con hàng xóm, trò chuyện rôm rả. Không một ai cầm đồ công nghệ trên tay.
Chín giờ, đài phát thanh sẽ phát ca khúc “bé ơi ngủ ngon, đêm đã khuya rồi.” Bọn con nít sẽ không khóc nháo, ồn ào, tự mình xách gối, leo lên giường đi ngủ.
Hoàng Hiển đưa hai đứa nhỏ vào phòng, trong phòng giường chiếu rộng rãi. Bên trên là chiếu mây, cái loại đông ấm hè mát, thằng lớn quảng cáo vậy. Chắc, rẻ bền đẹp, tha hồ lăn, kiểu gì cũng không rách.
Hơn đứt mấy cái loại ga giường gì đó. Cứ dăm ba hôm lại phải lôi đi giặt. Trời nắng còn đỡ, gặp ngày trời mưa cứ ẩm ẩm lại mốc meo. Tóm lại cứ đơn giản là bớt khổ.
Trời mùa hè, lau qua chiếu mây một lượt khăn ướt. Cuộn tròn lại. Đến lúc đi ngủ thì trải ra. Tha hồ mát mẻ.
Quạt với điều hòa có tốt gì đâu, chỉ tổ làm khô người, lại còn lãng phí tiền điện, không an toàn với nhà có trẻ nhỏ.
Hoàng Hiển sờ sờ tay lên chiếu. Đúng là mát lạnh. Kiểu mát làm người ta nhẹ nhàng, khoan khoái, ngủ một giấc tỉnh dậy giống như được cung cấp thêm nhựa sống.
Ba rưỡi sáng các cụ có tuổi nhẹ chân nhẹ tay ra khỏi nhà đi tập thể dục ngoài bờ biển, chờ tàu đánh cá của lính thủy và ngư dân vào bờ.
Bốn giờ sáng giờ, người trong độ tuổi lao động cũng thức dậy đi vận động thân thể, tiếp năng lượng cho cả một ngày dài.
Bốn rưỡi, năm giờ sáng có lẽ không đứa con nít còn ngủ trên giường. “Trước khi ra khỏi nhà, nhân tiện mang theo bát đũa, muỗng cả nhà đi ra căng tin, chuẩn bị ăn sáng sau bài vận động thân thể giống “đại lão bản” Lý Học Phàm. Thần tượng của cả đảo.
Đi ăn cũng cực kỳ có trật tự, có hàng, có lối. Trẻ con đi hàng trẻ con, đứa nhỏ đi trước, đứa lớn đi sau. Hai hàng kia cũng tương tự.
Mỗi ngày sẽ hai người khác nhau đảm nhận việc phân chia đồ ăn ở mỗi hàng. Việc nấu nướng tùy thuộc, có khi là lính đảo, có khi là người dân hoặc lấy trực tiếp từ chỗ “đại lão bản” để so sánh mùi vị, rút kinh nghiệm cho lần sau.
Dù là trẻ em, nhận đồ trước, có thèm nhỏ rãi cũng chờ đợi người cuối cùng ngồi vào bàn ăn. Các anh nuôi không hề có chuyện nhịn nhìn người khác ăn. Tất cả mọi người ngồi vào vị trí, sẵn sàng cho bữa sáng dinh dưỡng.
Cả đảo sẽ hô vang “chúc cả nhà ngon miệng”. Bữa ăn mới chính thức bắt đầu. Mỗi ngày đi ăn ở quân doanh còn phải hướng dẫn cái đám lính khổ sở, vất vả hơn nhiều so với trên đảo này. Hoàng Hiển lần này được mở rộng tầm mắt.
Cuộc sống sinh hoạt phong phú, đa dạng, vui vẻ như thế này. Trách sao dân đảo không có thời gian quan tâm việc khác.
Lại quên nữa, khẩu hiệu trên đảo là một câu cực kỳ lý thuyết “trăm năm chưa đủ để yêu thương.” Cái gì cũng không quan trọng bằng việc sống lạc quan, yêu đời, hạnh phúc và được cống hiến.
Cứ ngỡ là hoang đường thế mà ở cái đảo quanh năm bị người ta dè bỉu đang sống cuộc sống ở thiên đường. Ai ai cũng mơ ước.