Chương 30: Sát Thủ Ban Ngày

2042 Words
Chương 30: Sát Thủ Ban Ngày “Ăn xong bữa xế, nạp đủ năng lượng, chuẩn bị công việc cho buổi chiều thôi mọi người. Trời đủ mát mẻ là lúc ra đồng làm việc hiệu quả, gấp năm, gấp mười lần so với “tham công tiếc việc” đi sớm, ra đến đồng há miệng thở dốc, uống nước, nghỉ ngơi, quá tội. Mọi người ở thành phố, nhìn cảnh này có “ngao ngán” hay không? em mới đầu ấy à, ngán lắm, núi mà, đụng đâu nhớp đó, quanh nhà toàn đất là đất, giờ thì quen rồi lại thấy “sướng”. Cậu chủ nhà em đang chuẩn bị đồ nghề để đi ra ruộng. Đầu tiên, tròng vô bộ quần áo lao động, xỉn màu, gấu quần bung tuột đường chỉ, dính đầy đất cát “chuẩn nông dân”. Quần áo lao động, ngày giặt một lần vào buổi chiều tối. Siêng siêng thì trưa vò qua nước, không xà phòng, xà phèo. Nhác về cởi ra, vắt lên cây  sào tre, chiều đập đập vài cái lại mặc vào. Nhiều người đang nghĩ, có bộ quần áo, nặng nhọc gì đâu mà không giặt nổi. Mọi người cứ thử làm việc từ sáng sớm đến trưa trật. Bụng đói, sức kiệt. Về đến nhà, có chỗ nào nằm được là ghé nằm luôn, không quan tâm sàn bếp hay sàn nhà. Đất cát, bụi bặm dính người cũng chẳng phải chuyện to tát. Kế tiếp, chính là phải đi ủng. Dù làm việc trên đất khô ở nương rẫy nhưng không ai đảm bảo sẽ an toàn, không có một động vật, bò sát nguy hiểm nào vô tình đi qua, cắn cho một ngụm. Mấy loại có độc ở hoang mạc sẽ độc hơn gấp vài chục lần thậm chí cả trăm lần so với nơi đầy đủ nước. Cẩn thận không bao giờ dư thừa. Thà chịu nóng thêm vài độ, còn hơn mạng không còn. Chưa kể mặc đồ bảo hộ khổ sở, về nhà lại nhàn hạ khoản rửa chân, rửa tay, giặt đồ. Đất có nhiều chỗ bị chua, làm xong việc trên đất, chân tay bị bám một mảng ố vàng, kỳ cọ rách cả da thịt, mảng bám vẫn chưa chịu đi hết. Chân được trang bị, tay cũng không bỏ quên. Nhìn đôi găng tay “há miệng” đòi ăn của cậu chủ nhà em là đủ hiểu chúng đã bị vắt kiệt sức lao động cỡ nào. Đàn ông có thể bỏ qua bước “võ trang” cho gương mặt, nhưng phái chị em nên quan tâm bảo vệ làn da mặt đúng cách dù có làm việc ngoài nắng hay không, da mặt là phần da nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Người nào đang phải chịu đựng nỗi khổ vì một làn da mặt không hoàn hảo mới thấm thía những gì Quả Trứng nói. Mọi người cứ học tập bà chủ nhà em, trùm kín mít chỉ trừ hai con mắt. Một phần làm mát, một phần tránh được các loài côn trùng, động vật bé tí ti, nhìn thì không thấy, cũng không rõ nó “xin huyết” khi nào, về nhà thấy thương tích đầy mình. Không phải kiểu “máu đổ đầm đìa”, chỉ là những vết cắn thâm thâm, loang lổ y bị ghẻ lác. Những người mê mặc váy ngắn mà bị vậy chắc không còn thiết tha gì với cuộc sống.  Phải diệt các nguy hiểm từ trong trứng nước. Các bạn đừng khinh thường một con kiến ở hoang mạc, không may bị chích, người kháng thể tốt, mưng mủ, sưng phồng to như nắm tay, nặn ra nọc độc là xong, vài bữa vết thương lành lại. Người kháng thể yếu hơn chút, có thể bị sốt vài ngày. Đó là những loài kiến bình thường, còn có những loài có độc. “Hôn” bạn một cái bạn có thể đi “đoàn tụ” với tổ tiên mà chưa kịp trăng chối điều gì. Còn rất nhiều mối nguy hiểm khác nữa mà không ai có thể biết trước. Ai muốn trải nghiệm những khoảnh khắc “kích thích” trong tự nhiên, nhớ trang bị đầy đủ kiến thức cho bản thân. Một chút sai lầm nhỏ bé, các bạn sẽ không còn “mạng” để kịp hối hận. Em hiện thực chút mọi người có sợ không? Sợ hay không thì chúng ta cũng phải sống “quen là tốt rồi”  Chiều nay, cậu chủ nhà em đi “ngắt  ngọn ớt” nên mang theo cái gùi, đeo ở lưng, có hai tay rảnh rỗi để làm việc, thuận tiện hơn nhiều so với bưng rá rổ. Thêm cái mũ mây vừa có tính thẩm mỹ cao, vừa thực dụng. Mũ mây nhẹ, thoáng khí, mát mẻ. Thích hợp dạo phố, đi chơi, du lịch, đi làm… Mũ mây không làm bạn “quê” so với những mốt mới. Đàn ông đội mũ trơn hoặc có tua rua. Phái đẹp thì thêm bông hoa cùng chất liệu. Cậu chủ đặc biệt đan cho bà chủ.  Đến cả cô hai đang học ở thành phố còn chưa có mũ này đâu. Quả Trứng ngăn chặn những người muốn hỏi mua.  Cậu chủ nhà em ngắt ngọn ớt, bà chủ nhổ cỏ, ông chủ xáo cỏ, vun gốc. Có người hỏi sao không sử dụng hệ năng lượng vào công việc mà làm “thủ công” như người thường. Mọi người nhìn thấy ruộng ớt của nhà em chưa. Ớt là cái cây cao hơn g**g tay, được trồng theo hàng lối, tiện bề chăm sóc. Xung quanh gốc ớt đầy cỏ dại, nhiều khi mọc dính chùm với nhau, thò liềm vào cắt là cắt luôn rễ ớt, dùng tay nhổ mà còn phải cẩn thận, nhẹ nhàng, không là cả gốc ớt bay lên luôn. Quanh gốc ớt toàn đồ ăn ngon, trách sao được cỏ dại cứ lâm le tấn công. Cỏ gì còn đỡ, gặp em cỏ gà, cả người cứng còng, rễ từng chùm từng chùm đan chéo nhau. Nhổ được chúng lên mà không làm ảnh hưởng bộ rễ ớt phải nói là khó hơi đi lên trời. Chính vì thế mà trồng ớt phải có hàng, có lối, khoảng cách này nọ, thêm “thuốc bổ” dược cây phát triển mạnh lúc nhỏ, lấn lướt bệnh tật.  Cậu chủ người thường nên làm ăn phải suy nghĩ, tính toán, làm đâu chắc đó chứ không dễ ăn như người sở hữu năng lượng đặc biệt. Ông chủ nhà em dùng cuốc, vun xới đất quanh gốc ớt, bảo toàn dinh dưỡng. Không phải ông bà chủ nhà em không biết cách vận dụng hệ năng lượng vào công việc mà đơn giản, làm việc gì, ông bà chủ cũng thử làm cách của người bình thường. Trước là để cảm nhận những khó khăn, vất vả, sự cố gắng không mệt mỏi, sau là có tiếng nói chung với cậu chủ nhỏ hơn. Sau đó, từ từ thả hệ năng lượng của mình vào để theo nhiều cung bậc khác nhau, rèn luyện thân thể, ý chí hệ năng lượng từ thô cho tới tế. Cực kỳ công phu. Nhưng hễ tiến một bước nhỏ bằng người khác bước cả vạn bước. Không tin ai có hệ năng lượng cứ về nhà thử rèn luyện theo cách ông bà chủ em xem kết quả thế nào.   Còn cậu chủ nhỏ nhà em lại là người dễ tính “dễ bằng lòng” với những gì mình đang có. Không hâm mộ người khác, không chán ghét bản thân, mỗi ngày làm tốt việc mình cần làm, đơn giản thế thôi. [Một chai nông dược là xong, làm gì khổ thế.] Mọi người thấy có khổ không? “Khổ” là điều đương nhiên nhưng cái gì cũng có cái giá của nó mọi người ạ. Nông dược làm chết cỏ dại, làm gì có chuyện không ảnh hưởng xí xi nào trời cây trồng. Gọi tên nông dược cho hay chứ chúng không độc sao “thuốc” chết bọn cỏ dại. Sức sống cỏ dại với cây trồng cây nào mạnh mẽ hơn cây nào mọi người ai cũng rõ mười mươi trong lòng. Chưa kể thuốc nông dược này phun xong, cỏ dại sinh ra kháng thể mạnh để thích nghi, vụ tới không phun, cỏ dại tha hồ mọc, mọc tràn lan, mọc mạnh mẽ hơn trước kia. Rồi cái thuốc “nông dược an toàn” này ngấm đi đâu? Không ngấm sâu vào trong lòng đất, vào mạch nước ngầm.  Cây cối hoa màu, con người mỗi vật sống đều cần nước mà nguồn nước lại ô nhiễm. Hậu quả là gì chắc mọi người đều hay. Vì sao cây trồng biến dị, con người bệnh tật quấn thân. Cậu chủ nhà em luôn theo tiêu chí: “chất lượng hơn số lượng”,“phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Cây cũng như con người, nhỏ cần chăm bẵm, đủ sức rồi tự bươn với đời. Kẻ địch có mạnh mẽ hung tàn bao nhiêu cũng đều có cách chế ngự. Mỗi ngày em đều học tri thức mới từ cậu chủ nhà em. Mọi người đừng thấy em ít đụng chân tay vào trồng trọt, lại ngỡ em “mù tịt”. Đất đai nhà em đang sạch, hà cớ gì “nhúng chàm” cho tụi nó. Cứ nhìn em chuẩn bị ca nước cho cả nhà ông chủ là đủ hiểu, em am hiểu cuộc sống nơi hoang mạc như thế nào. Không dễ gì cho em ăn “thịt lừa” đâu. Nước mang ra để ở ngoài ở ruộng, nhiều loài cũng khát, muốn uống. Nhất là kiến, chúng mà sảy chân “chết đuối” ở bên trong vừa mang trọng tội “sát sinh”, vừa “ngậm đắng nuốt cay”, không uống để thành “khô người” luôn hả. Hàm răng của ca nước, quay vào bên trong, miệng “mím chặt”. Tránh người lạ xâm nhập, trừ chính chủ cần thì mở cửa. Trên nắp ca có một cái  gờ để tiện cho việc đóng mở.  Một cái ca nhỏ, tiện cho mỗi lần uống, người trong một nhà mà, ăn chung, uống chung là chuyện bình thường, làm gì có chuyện, mỗi người mang một ca. Xong rồi, chọn chỗ đất bằng, cho ca nước hạ cánh an toàn, núp kỹ luôn trong cái mủng để giữ mát, ló mặt ra là bị nấu chín ngay. Cậu chủ nhà em đã hướng dẫn kỹ cho ông bà chủ, đếm từ dưới gốc lên khoảng bốn năm lá thật, ngọn ớt bên trên ngắt đi để chúng sinh “con đàn, cháu đống”. Ấy thế mà ông bà chủ nhà em lại làm rất dè dặt, đếm thật chính xác, làm cũng chỉ có một vạt. Ông bà chủ chia hai. Ông bà chủ xuất thân “quân nhân” mà so với cậu chủ không khác gì “tay mơ”. Nhìn cậu chủ nhà em, không cần nhìn, hai tay ngắt “phăn phắt.”  Không có gì đặc biệt xảy ra, chiều nay, cả mẫu ớt sẽ đồng loạt “xuống tóc” một đoạn thời gian. Cậu chủ nhà em tuy “trồng trọt” có khác người chút ít, nhưng gọi là “sát thủ” có vẻ như mọi người đánh giá cậu chủ nhỏ cũng có “cấp bậc”, không rõ cậu chủ nhỏ mà biết sẽ có cảm tưởng gì. Em chưa rõ, vườn ớt này sẽ ra sao sau vài ngày nữa những tốt xấu gì đến khi đó em cũng quay cho mọi người xem để có kinh nghiệm thực tiễn. Quả Trứng em đây sẽ cực kỳ công bằng liêm chính, không có chuyện bao che khuyết điểm cho người nhà.
Free reading for new users
Scan code to download app
Facebookexpand_more
  • author-avatar
    Writer
  • chap_listContents
  • likeADD