Chương 25: Cửa Hàng Kỳ Quái
Thành phố Thanh Khê ở phía Nam.
Trong căn phòng rộng chừng hai mươi mét vuông, một thằng nhóc tám tuổi, đầu húi cua, da ngăm đen, tên thường gọi ở nhà là Đen đang bày đủ trò, đủ kiểu, cố gắng làm đứa em hai tuổi, đang ngồi trên ghế cao “nín khóc”.
Bột, Bột nhìn anh lắc lư cái đầu, xoay ba vòng mông, lè lưỡi thật dài “ệ”, chết ngắc, từ từ lăn ngã gục xuống đất.
Đố Bột tìm được anh, anh chui vào trong gầm ghế: “hú hà” Đứa nhỏ tên Bột cứ chực cười lại chực khóc.
Dỗ chán, thằng bé Đen nghiêm mặt, chuyển sang dọa nạt “khóc nữa, ném vào chuồng heo, cho heo mệ cắn. Có nhớ cái con lợn, răng nanh dài nhọn, xanh xanh đen đen, húc lòi ruột thằng người trong phim hoạt hình không?”
Không chỉ nói, thằng bé Đen còn kèm theo hành động, những động tác được cho là “khủng bố nhất” mang ra hù đứa em.
“Nín” thằng bé Đen gườm gườm con mắt. Anh cõng đi xin khoai, vừa nâng mông đứa em lên, lại thả tay cho tụt xuống, nhấp nhô như con sóng, chồm lên lại lặn xuống, nghiêng bên trái, lắc bên phải. Đứa em vừa ôm cổ, vừa cười, mặt tèm lem nước mắt, nước mũi chảy lòng thòng.
Điện thoại vừa kết nối, thằng bé Đen tuôn ngay một tràng dài khi nhiệt huyết còn nóng sốt “ Thưa ngài, quản gia Quả Trứng anh minh thần võ, nhân hậu, từ bi, soái tướng có một không hai”
Em còn cực kỳ thích ăn khoai luộc của ngài làm ra. Con biết thế là không đúng, không nên có ngoại lệ nhưng em còn nhỏ, chưa hiểu biết, chỉ chạy theo bản năng, em con khóc nữa, mẹ sẽ tỉnh dậy mất, cả đêm mẹ đã thức chăm em, rất vất vả.
Thằng anh còn đang trình bày hoàn cảnh này nọ. Thằng em ở sau cố chồm lên, giơ tay đòi lấy, miệng liếm màn hình, nhai chóp chép, hai con mắt hồng hồng, thi thoảng còn nấc lên một cái, chứng tỏ khóc thời gian không ngắn.
“Cầm lấy.”Lý Học Phàm đưa qua cho thằng nhỏ hai củ khoai lang, hai khúc sắn dây luộc đựng trong một cái tô. Sau đó, nhấn nút cho thằng bé thoát khỏi hệ thống.
[Thằng lớn bị bánh bao thịt đập trúng mặt. Trông cái mặt ngơ ngác, buồn cười chịu không được, cứ như bị mèo rút lưỡi, không nói được cả chữ “cảm ơn”.
Đứa nhỏ định lực tốt hơn nhiều. Nhận được khoai còn “dạ” một tiếng thật dài, toét miệng cười, đưa khoai chưa bóc vỏ vào miệng, chiến luôn. Rất nhanh, rất thực tế. Khát vọng của em ấy đơn giản chỉ có vậy]
[Thanh âm chủ thớt dễ nghe, từ tính, trầm ấm, ngọt ngào như suối chảy trong rừng. Chủ thớt có người nâng khăn sửa túi chưa, cho em tự ứng cử một chân?]
[Trâu già gặm cỏ non đang là xu thế.]
[Chủ thớt giữ im lặng, làm ra vẻ lạnh lùng, ngầu bá cháy. Kỳ thực trong nội tâm lại rất tinh tế, nhạy cảm.]
************
Thằng bé Đen đặt đứa em lên ghế. Lấy một củ khoai khác, cố gắng nhẹ nhàng hết sức lột vỏ khoai, chỗ vỏ nào có mắt, vỏ khoai đứt mất, lại phải dùng tay cấu mạnh một tí, dính chút thịt khoai.
Thằng bé Đen cũng không bỏ, đưa vào miệng, khẽ cắn, thế là tất cả trôi tuột vào miệng, lại phải phì phì phù “rẽn khoai nhỏ như sợi chỉ, cứng như cước” ra.
Bóc xong, thằng bé Đen đưa khoai lại gần cho đứa em, dụ dỗ “ăn củ của anh này, ngon lắm, ngon ơi là ngon.” Đứa em nhìn củ khoai, ruột hồng hào, giơ tay trái đòi cầm thêm củ nữa “em không ngại nhiều.”
Đưa cho anh củ em đang ăn. Thằng nhỏ Đen giơ tay lấy, đứa em quay mặt đi “ứ”. Nhìn cái vỏ khoai hồng hồng như máu đổ này, đáng sợ chưa. Thằng bé Đen cố phóng đại. Đứa em lại không hiểu nỗi lòng của ông anh, vẫn cứ một hai phải nhét củ khoai lang còn vỏ vào miệng “thế mới ngon.”
Cuộc chiến đang vào thế giằng co, đứa lớn vòng vòng nịnh bợ, nói hết nước hết cái, nói khô cả lưỡi, đứa nhỏ coi như không khí, không quan tâm thì một người phụ nữ còn khá trẻ, mẹ của hai nhóc này.
Đầu bù tóc rối, quần áo nhàu nhĩ đi từ trong phòng ra, miệng còn ngáp dài ngáp ngắn, cực kỳ uể oải, thiếu sức sống, tay còn dụi dụi mắt, miệng đã bật “máy hát” quở trách.
“Con lại mua tầm bậy gì cho em ăn đó. Mẹ đã nói bao lần rồi, mấy thứ đồ đó, ăn vào chẳng tốt lành gì đâu, chỉ tổ sinh bệnh, ốm rồi, lại hành mẹ mày...”
Thằng nhỏ ê a, giơ khoai về phía bà mẹ. Thằng lớn cố nhai miếng sắn dây luộc trong miệng, càng nhai, bột càng ra, vừa nhai vừa gật đầu “ngong” (ngon).
Nó đã bẻ một miếng khoai lang ăn thử “bở tung, ngọt, nhiều thịt”. Cố nhai thật chậm, cố giữ thật lâu trong miệng nhưng miếng khoai không nghe lời. Nó vừa mất cảnh giác, miếng khoai đã trôi tuột xuống cổ khi nào không hay.
Nó cũng thích ăn khoai lang nhưng em nó còn nhỏ, nó làm anh phải dành miếng ngon cho em. Ăn sắn dây luộc cũng rất thú vị, mỗi lần ăn chỉ cần một miếng như ngón cái, nhai cả trên chục phút, bột vẫn còn ra. Phải nhai năm bảy miếng mới có cục xơ vừa vừa để nhả.
Chưa cả đánh răng, rửa mặt, bà mẹ cắn một miếng khoai toàn nước dãi của thẳng nhỏ, nhai nhai, hai mắt trừng lớn, định cắn thêm miếng nữa, thẳng nhỏ đã “ư ư” không chịu.
Thằng bé Đen vẫn tiếp tục nhai sắn dây hấp trong miệng, tay đưa điện thoại cho mẹ, đến luôn vị trí cửa hàng “cuộc sống nơi hoang mạc”. Xong, tay còn chỉ chỉ ý bảo “nó đó”.
Bà mẹ nhìn dòng người ùn ùn trong cửa hàng: có mua đồ, ngắm hàng, ngồi xem tivi, rõ ràng có đề giá nhưng nhiều người vẫn thích cò kè mặc cả dù chẳng giảm xuống đồng nào.
Theo đánh giá sơ bộ của người phụ nữ. Chưa có một cửa hàng online nào, kém chăm chút như cửa hàng nhà này. Bề ngoài, vẫn là cái màu xám tro, gỗ mục mục, nát nát trang web cung cấp
Phối thêm chút cây xanh trên khung nền, tạo ra một phong vị hoàn toàn khác biệt, giống như lạc lối vào một khu rừng rậm, bên dưới đầy cây khô, cỏ dại. Có chỗ thanh tĩnh nhẹ nhàng, có chỗ lại âm u, tịch mịch, rùng rợn. Phong cách nhà ma còn thua xa.
Người phụ nữ nghĩ. Người ta không vẽ một ma lưỡi dài đỏ lòm, quấn quanh cổ, chỉ cần một cái đầu con rắn, bạnh cổ, le lưỡi, lấp ló sau gốc cây đủ để người khác giật mình.
Vấn đề là ai cũng nhìn như ai thì không có gì để bàn. Chỉ là mỗi người nhìn ra mỗi thứ khác nhau. Một cửa hàng bán đồ thực phẩm, lại kéo đến không ít họa sĩ ngồi tọa trấn bên ngoài, có ngồi xổm đánh giá, có họa lại. Hết nhóm này lại tới nhóm khác.
Một cửa hàng “lạc tông” hoàn toàn so với những cửa hàng cứ cố gắng phô trương thành ra lại nổi bật.
Bên trong đơn giản, nhẹ nhàng, tươi vui, ấm áp, dễ thương, ngộ nghĩnh, thực dụng. Trước mỗi quầy bán, không có tên sản phẩm mà trực tiếp treo sản phẩm lên cao làm dấu.
Còn hàng còn sản phẩm treo. Hết hàng, sản phẩm hạ xuống. Căn cứ theo đó mà người mua không cần phải đi tìm nhân viên cửa hàng hỏi han “còn hàng hay hết hàng?”
Nhân viên cửa hàng không dùng người máy bán hàng, nhanh nhẹn, dễ thương, đon đả chào mời khách đến, khách đi mà dùng người máy quản gia có chứng “tự bế”, ăn mặc thì giống một tay anh chị bợm trặn, xăm trổ.
Tính tình lại cực kì tốt bụng. Sẵn sàng hỗ trợ chị em dỗ dành, chăm sóc đứa nhỏ khi cần thiết.
Một điều “quái dị” nữa, không gian trong cửa hàng giống như một liều thuốc an thần trị bách bệnh. Dù mệt mỏi bao nhiêu, chỉ cần hít vài hơi, mọi lo lắng, bất an đều tan biến vào hư không.
Không chỉ mình cô mà còn rất nhiều người khác nữa. Trước khi bước chân vào cửa hàng, mặt mày u tối, bước đi lừ đừ, mỏi mệt, không thiết tha gì với đời.
Bước chân ra lại “xuân thì phơi phới, má đỏ hây hây” chỉ bộ đồ ngủ nhàu nhĩ phá nát mỹ quan.
Cô là người lý trí duy nhất còn sót lại trong cửa hàng này. Cô phải cứu mọi người thoát khỏi nguy hiểm tàng ẩn. Nhất định phải vạch trần bộ mặt thật cửa hàng nhà này. Cái gì cũng phải mua về, mang đi tách lớp, phân chất. Đến lúc đó “cháy nhà ra mặt chuột”.Chương 24: Thử Nghiệm
Bây giờ, em làm một vòng quanh nhà cho mọi người xem toàn cảnh. Cái chỗ em nấu bên cạnh sân, đã được lợp thêm mái che, xung quanh có làm tường gỗ vây quanh, tránh gió lùa. Ông bà chủ nhà em tốn cả tuần mới làm ra cái “lán” ăn này đấy..
Ngay trước sân là hai mảnh vườn vẫn để theo kiểu ruộng bậc thang, do chênh lệch độ cao lớn. Vườn dưới cỡ hai, ba sào gì đó. Được chia làm mười luống.
Ba vạt rau trong cùng trồng rau mã đề, loại cây này vừa làm rau ăn bình thường, vừa làm thuốc trị bệnh. Dễ trồng, khả năng chịu nhiệt tốt, râm chút cũng không sao, nhanh cho thu hoạch, nhược điểm là nhanh già, nhanh có bông, bù lại khả năng sinh sản nhanh.
Tiếp theo là rau dền cơm, rau chân vịt, mỗi loại hai vạt. Tranh thủ chúng còn non, hái ăn, để chút nữa là trổ bông, loại này cũng nhanh già.
Cậu chủ nhà em “si mê” rau má nhất. Trồng hẳn bốn vạt. Nhân giống từ gốc. Hễ rau má lan rộng, cậu chủ lại bấng cả một bồng to, hạn chế làm đứt rễ cây, ảnh hưởng tới quá trình phát triển của rau.
Vạt rau má ngoài cùng trồng bằng hạt đó mọi người. Nó mọc lâu kinh khủng. Ba luống trồng bằng thân đã nhân giống không rõ bao lần, bên kia còn không chịu lớn.
Mấy loại rau trong vườn nhà, toàn loại ngắn ngày kiểu “ăn xổi ở thì”, trừ rau má ra.
Sản lượng rau nhà em còn ít, nên sẽ không nhổ cả gốc rau lên bán. Chỉ hái lá, thân, đọt trưởng thành. Cọng non giữ lại tiếp tục phát triển, vài ngày nữa lại có rau hái, với cách làm này, thời gian thu hoạch của rau sẽ kéo dài vài tháng.
Công trồng nhiều lắm. Phải chăm bẵm, tưới tắm từ lúc gieo hạt cho đến khi trưởng thành, hà cớ gì “thanh xuân vừa đến” đã cho lụi tàn. “Thanh xuân dài chừng nào, đời đẹp chừng đó.”
Cậu chủ nhà em hái rau để bán, rau dền cơm, chân vịt còn non mềm, ngắt nhanh. Mã đề, rau má dai dùng kéo cắt. Hái tay tốt hơn nhưng ngắt tay mãi, đau ngón tay lắm. Ai thường xuyên nhặt rau mà phải dùng tới móng là hiểu.
[Chủ thớt điên rồi hả? rau mà dám dùng dao kéo cắt, chúng lăn ra chết hết giờ.]
[Ôi, cậu chủ nhà này có trải qua giáo dục bắt buộc không vậy? thường thức cơ bản chẳng nắm gì.]
“Chết thì không chết đâu mọi người nhưng mà nó phát triển chậm hơn hẳn so với ngắt bằng tay nhưng cọng rau má, mã đề dai, dùng dao kéo là bất khả dĩ mà thôi.” Quả Trứng giải thích.
Mà chừng đó có là gì. Ông bà chủ nhà em còn chuẩn bị đất vườn trên để gieo trồng thêm lứa mới kìa trong khi hai người đều sở hữu năng lượng kim với một hệ năng lượng khác.
Xưa nay, việc cày xới đất mình ông chủ nhà em đảm nhận. Cái vườn dưới cũng vậy. Hệ thống tưới tiêu thì ông bà chủ cùng làm.
Cậu chủ nhà em gieo hạt, sáng sớm, chiều mát, đi thăm vườn rau, bắt sâu, nhổ cỏ dại. Đất tự nhiên lâu năm không sử dụng, đất sạch, sâu cũng không bao nhiêu nhưng cũng phải bắt. Đợi chúng kéo cả ổ nhà chúng tới, khi đó khóc không ra nước mắt.
Trước khi gieo trồng, đất được cày xới, phơi nắng, thu gom cỏ dại tấp vào gốc cây lớn. Lá khô, cành cây khô, củi mục... cái gì có thể làm tăng độ phì nhiêu cho đất đều được giữ lại, lật ngược xuống, nằm trong đất.
Vườn trên cũng như vườn dưới, chia thành mười luống rau. Cậu chủ bốn luống, còn lại ông bà chủ mỗi người ba luống, cả nhà thi xem rau ai trồng nhanh lớn.
Người bình thường có thể học tập từ cậu chủ nhà em. Gặp hạt giống nhau quá nhỏ, trộn thêm đất mùn, quen rồi thì rải nhanh, chưa quen rải từ từ, cúi người thấp xuống chút, đừng để hạt giống rơi xuống rãnh, nơi để đi lại, chăm bón.
Bà chủ nhà em sử dụng năng lượng gió, dàn trải hạt giống khoảng cách bằng nhau cả luống, hạ xuống một lần, đảm bảo khoảng cách giữa các hạt đều răm rắp.
Ông chủ nhà em lại cho hạt giống chạy theo hàng. Mọi người thích gieo trồng kiểu gì cũng được. Nhưng nếu ai có năng lượng kim thì cứ thử học ông bà chủ nhà em.
Khu trú năng lượng kim, tàng ẩn sâu vào bên trong, dùng năng lượng còn lại bao bọc năng lượng kim, để năng lượng kim ảnh hưởng ít nhất đến cây trồng.
Trước khi gieo trồng, đất đã được tưới ẩm. Trồng xong thì che lại. Để y như vậy vài ngày. Khi rau mọc mầm, mái che sẽ thu lại vào chiều mát và sáng sớm.
Đến khi rau đủ cứng cáp, mái che được gỡ bỏ hoàn toàn, để hấp thụ toàn bộ tinh hoa kháng thể trời đất cung cấp cho rau.
Rau nhà em bán hôm nay là rau nhà trồng. Mọi người cứ thử hương vị trước, thấy ngon thì đặt hàng. Dĩ nhiên, mỗi ID luôn có hạn mức, chứ một người mua nhiều quá, người sau mua gì.
[Móng tay chủ thớt phải sắc lắm, hái nhanh gì đâu, trừ mắt cây để bắn nhánh, không cần nhìn mà hái phát nào trúng phát đó.
[Rau chân vịt hái đã gì đâu, cả người mọng nước, ngắt nghe “bùm bụp”, giòn giã, sướng tai]
[Không khí buổi sáng ở núi nó tươi mát gì đâu. Hít một hơi dài, cơ thể nạp đủ năng lượng cho một ngày. Nói thật, chủ thớt đi trồng rau bán làm gì cho cực, lại lâu giàu.
Cứ cho thuê không gian ngồi hít thở hay bán không khí núi. Vừa nhàn vừa nhanh giàu.]
Bốn loại rau, đựng vào năm rổ. Rổ thứ năm là rau lộn xộn, mỗi loại một ít, dành cho những ai thích ăn thập cẩm.
[Lâu nay toàn phải mua rau có cọng già, lá úa, thêm mớ rễ vô dụng, một cái bao hay dây cột tốn công đi vứt rác. Mua bó rau về nhà bỏ đi ít thì phần ba, không thì nửa. Uổng ơi là uổng mà không mua thì không được.]
[Người bán có tâm nhất hệ hành tinh. Giúp người mua tiết kiệm tiền. Một đồng bỏ ra, xứng một đồng, không lãng phí thứ gì, tiết kiệm thời gian loại rau hỏng.
Rau sạch ăn cũng yên tâm, rửa vài ba nước là được. Khỏi phải ngâm thứ này, khử thứ kia. Đã thế, cho vào miệng ăn vẫn có chút ám ảnh tâm lý.”
Quả Trứng xin thông báo với mọi người, từ nay cửa hàng nhà em có thêm một nhân viên mới chính là đồ đệ cùng lô sản xuất với em.
Cũng đã xuất sư nhiều năm, phục vụ nhiều đời chủ, một cái tên cũng chưa có, vẫn tên cúng cơm “4628”. Quả Trứng là 4621. Đàn anh phải có trách nhiệm dẫn dắt em út có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Em ấy là người kiệm lời nhưng chăm chỉ, đảm bảo phục vụ mọi người hài lòng. Cuộc sống mưu sinh chốn thành thị vất vả, có gì mọi người cũng nhẹ nhàng với em ấy chút.
Nhờ có đồ đệ trợ giúp một tay mà em không còn khi quay, khi bỏ giống như trước kia. Nồi khoai lang, sắn dây hấp chín cái là biết ngay, em đổ ra rổ cho mọi người thử hương vị núi rừng có khác xa hương vị thành phố hay không.
Quả Trứng nói cứ nói. Cư dân mạng đã gào rú” ầm ầm” như thác đổ. [Ai đá em về núi với, núi thế này em ở quanh năm.]
[Khoai thành phố là khoai nhà giàu, mỗi củ vài chục cân. Khoai núi nghèo, gọi là củ cho đỡ “tủi thân” chứ bằng cổ tay gọi là “rẽn” thì có.
Khổ !cái rẽn khoai này vừa ngọt, vừa thơm, lại đậm đà, cắn miếng nào, chất lượng miếng đó.]
[Giá mà ai cũng trồng ra những sản phẩm chất lượng như thế này thì mỗi ngày đều là một niềm vui.]
“Em nói rồi, khoai lang nhà em còn trong quá trình nhân giống thì lấy đâu ra khoai mà bán cho mọi người. Cảm ơn ý tốt của mọi người muốn hỗ trợ giống khoai lang cho nhà em.
Nhưng cậu chủ nhà em chỉ trồng giống thuần chủng thôi ạ. Bé là bé chút nhưng mà thắng ở chất lượng.” Quả Trứng trả lời vài bình luận của người xem.
[Cái củ sắn dây, bình thường nhìn trắng giống sữa, hấp lên thì trong veo, hơi đục đục, càng nhai càng ra bột. Cả một miếng to, nhai kỹ còn chút xơ tí tẹo trong miệng.]
[Bã sắn dây có thể ăn không?]
Chú ăn kiểu gì thì kệ chú, miễn ngon miệng là được, một điều chắc chắn xơ sắn dây không có độc. Một bình luận nhận được rất nhiều lượt yêu thích.