Bánh canh bột lọc đã được thêm vào bộ sưu tập món ngon làm từ khoai mì. Quả Trứng dùng để câu những người có đam mê trồng trọt.
Cách trồng đơn giản, chăm sóc nhẹ nhàng. Chỉ cần trồng, cứ thả đó gần như có thu hoạch mà còn rất nhiều người ái ngại với trăm ngàn lý do.
Trong khi giống má cậu chủ nhà em đã đài thọ. Đất có sẵn trong nhà. Thậm chí ban công chỉ cần một cái thùng hình vuông, cao, rộng, dài từ bốn mươi xăng ti trở lên là được.
Quả trứng không thật rõ mọi người đang lo sợ điều gì. Để cổ vũ, khích lệ tinh thần yêu cây, trồng cây. Cậu chủ nhà em hôm nay sẽ tung ra vài món ăn với lá khoai mì.
Hiện tại, cả nhà em đang ở bãi khoai mì. Cây đến tuổi trưởng thành, già dặn. Tóc rụng gần hết, chỉ còn một chỏm trên đầu.
Quả Trứng sẽ chở cậu chủ bay lên, bẻ ngọn non. Phần lá già, có nhiều đốm, không ăn. Mặc kệ rơi xuống đất
Ông chủ đảm nhận công việc mệt nhọc nhất nhà, cần nhiều sức lực. Đào sắn. Củ sắn đâm ngang là chính, song cũng có nhiều trường hợp ngoại lệ.
Sinh sau đẻ muộn, không chen ngang nổi, thọc thẳng, đâm sâu vào lòng đất. Đào mấy loại củ như thế này, tốn không ít sức.
Những củ ăn nổi, ăn quanh. Xáo một lớp đất mỏng xung quanh gốc, đám củ lộ diện, túm thân cây, lay nhẹ nhàng để củ sắn bật gốc.
Củ sắn tươi mọng nước, giòn, dễ gãy. Nhổ sắn một cách thô bạo chính là rước mệt nhọc, thêm việc cho bản thân.
Nhổ sẵn chính là học chữ “nhẫn” giống như lay răng sắp rụng. Lay tới lay lui, chân răng không còn bám dính vào thịt, nhổ “phắt” một cái được luôn.
Nói có vẻ khó chứ người có kinh nghiệm nhổ vài tấn khoai mì như ông chủ nhà em chỉ là chuyện nhỏ của nhỏ. Quen tay hay việc.
Bà chủ chỉ cần ngồi một chỗ, chặt củ sắn, vận chuyển sắn vào thùng xe bò, lưng lưng. Chất bao sắn lên cao, không lo bị rơi rớt dọc đường đi.
Thân cây sắn, bó lại từng bó lớn, dựng xung quanh dưới gốc cây, chỗ râm mát. Ngày nào cần hom để trồng, chỉ cần đi người không ra không đèo bòng.
Đất thu hoạch sắn xong cần cày xới, phơi nắng một đoạn thời gian diệt trừ nấm mốc, sâu bệnh. Sau đó, bón phân, tăng độ phì nhiêu, làm giàu dinh dưỡng cho đất. Năng xuất vụ mới mới không tụt giảm.
Cậu chủ chỉ bẻ ngọn những cây sẽ tạm biệt đất mẹ hôm nay. Phần còn lại cứ để đó. Xong xuôi, em với cậu chủ sẽ về nhà chuẩn bị khâu hậu cần.
Cậu chủ có ở lại, cũng không giúp được bao nhiêu. Bà chủ còn giúp cậu chủ nhặt lá sắn non, một chút đọt trên đỉnh chóp. Cậu chủ lại chạy đi hái cà dại. Ở hoang mạc muốn ăn phải đi tìm, đi hái.
Mỗi chỗ mọc mỗi cây nên đôi khi hái cực kỳ tốn thời gian. Dù biết trước, loại nào ăn được, loại nào không. Việc đi tìm kiếm đồ ăn trong rừng có khi mất cả buổi chứ không phải mọi người thấy em quay làm đồ ăn cái bảo thích đi rừng, thích ở núi, sướng.
Nhìn qua ống kính bao giờ cũng thơ mộng còn thực tế cuộc sống còn nhiều khó khăn, vất vả lắm. Ăn cả lá sắn là biết.
Món ăn của một thời nghèo khó, khổ. Bây giờ, chất lượng cuộc sống tăng lên, ít người nắm giữ được cách ăn thế là món ngon từ lá sắn nghiễm nhiên trở thành đặc sản.
Tí chút nữa lại quên. Sắn nhà em trồng là loại sắn có cực ít độc tố nhất trong họ nhà sắn nhất, người ăn an toàn nhất. Đặc điểm nhận dạng, thân, gân lá đều màu xanh.
Còn một loại khác, thân, gân lá màu đỏ hoặc tím. Loại sắn đó chỉ dùng để chăn nuôi gia cầm, gia súc. Người chỉ nên ăn một lượng nhỏ, dễ bị say sắn, bị ngộ độc.
Say sắn, ngộ độc sắn ăn nhiều lá khoai lang, canh khoai lang, nước luộc khoai lang. Ngủ một giấc tỉnh dậy mọi chuyện vẫn đẹp như cũ, không có gì đáng ngại.
“Cậu chủ, hái xong chưa? về thôi.” Quả Trứng mở tốc lực, hét to với Lý Học Phàm đang rúc rúc hái cà dại bên kia.
Toàn chỗ cây có gai, dây leo chằng chịt, lấy được mấy chùm cà dại cũng không sung sướng. Mặc dù ăn nó nhợn nhợn đắng chứ chẳng có gì ngọt lành.
_______o0o______
Loại bỏ độc tố trong lá sắn một cách đơn giản nhất. Rửa sạch, mang đi luộc. Thời gian tương đối dài. Ít nhất cũng phải bao mươi phút lần một.
Đổ nước đầu, thêm nước mới vào luộc chừng mười phút nữa. Luộc một nước cũng được nhưng hai nước sẽ an toàn hơn nhiều.
Chuyện tính mạng, không đùa được đâu. Mọi người đừng lo luộc thời gian dài, lá sắn sẽ bị nhũn. Kỳ thực là sắn cực kỳ dai, dai nhách.
Nên bỏ lá sắn vào nồi ngay từ đầu để luộc là chuyện hết sức bình thường. Mặc kệ nó muốn sôi sao thì sôi. Quả Trứng đi phụ giúp cậu chủ rửa đống lá sắn còn lại để làm món rau sắn muối chua.
Rau sắn có thể không ngon. Hết mùa, muốn ăn cũng không có. Trữ tươi không được bao lâu. Muối chua để mấy cũng được.
Rau sắn rửa sạch, vò dập, lại rửa lại. Năm ba lần như vậy. Vắt ráo nước. Thêm muối biển (muối sống), hơi đậm tay, rau muối sẽ để được lâu.
Kiểu muối xổi, cấp tốc, nhanh được ăn, cho nhạt muối hơn bình thường một chút nhưng không để được lâu.
Hàng “của để dành” cho muối phải đậm đà. Càng để lâu càng ngon. Không lo bị hỏng. Đặc biệt, rau sắn muối chua phải nén chặt theo từng lớp từng lớp.
Nước muối vò rau sắn cũng không bỏ. Đổ vào vại. Lấy vỉ tre khô đặt lên trên. Cho hòn đá quậy đen thui, nhẵn bóng, chà sạch sẽ, trận lên trên.
Rau phải luôn chìm trong biển nước, rau mới lên men đều, thơm ngon, không bị khú, thối, nổi vạng, nổi mốc. Đậy nắp chặt lại, để nơi râm mát, khô thoáng.
Cậu chủ nhà em cũng có muối một vài vại trước đó. Em lấy vại muối lâu nhất, đang ăn dở cho mọi người xem. Muốn lấy được rau muối chua.
Giở vài ba tầng chướng ngại vật. Nắp vại, cục đá, vỉ tre. Gắp dưa ra, đổ thêm chút nước để mọi người thấy sự khác biệt giữa rau mới muối và rau muối lâu ngày.
Rau sắn vò dập, gặp muối mới teo tóp lại, vẫn xanh rì, chưa xảy ra phản ứng gì. Ở chung lâu ngày, nảy sinh nhiều xung đột.
Từ lá sắn xanh rì chuyển thành màu vàng ươm, nước trong chuyển thành màu nước vo gạo, mùi chua tự nhiên, thanh mát, ngửi là tự động muốn ăn.
Rau sắn muối chua có thể làm nhiều món ăn ngon như là nấu canh cá, hầm xương, xào không, ăn sống tức là vừa lấy từ trong vại ra ăn luôn.
Trời nắng, húp bát canh chua, không còn gì sung sướng bằng. Bình thường không biết làm cá, nấu cá sẽ tanh, không tài nào nuốt nổi.
Kết hợp với rau sắn muối chua, khỏe chưa từng có. Vị chua của rau sắn sẽ khử sạch mùi tanh. Mọi người cứ nhìn cậu chủ nhà em thả con cá còn tươi vào nồi canh rau sắn, ớt loại cay, bẻ đôi vài quả, ném vào, cứ thế bắc lên bếp.
Món canh này đặc biệt không thêm dầu mỡ. Cá phải còn nguyên con, không giã nát. Đó là tiêu chuẩn món canh cá nấu rau sắn muối chua.
Vại rau sắn muối xong, cho vào góc bếp tự kỷ một mình. Quay ra xử lý nồi lá sắn luộc. Nước hai đây mọi người, nước trong nồi bớt vàng hơn nhiều so với nước luộc lần một.
Giờ vớt rau sắn là rổ cho nguội bớt. Mang đi vắt kiệt nước. Cả một rổ rau sắn luộc, vắt lại còn có cục như cái chén ăn cơm.
Nhân tiện, có sẵn rau sắn luộc, tranh thu làm thêm món nộm. Chia rau sắn thành hai phần bằng nhau.
Gia vị món nộm gồm có riêng ớt giã nhỏ.
Cà dại luộc chín. Dã dập. Lac rang có thì thêm một ít, mỗi ánh chỉ cần bể ba bốn là được. Nát quá, ăn mất vị bùi béo của lạc. Trộn chung nấy thứ lại, đến giừ cơm trộn lại một lần nữa, tha hồ thấm tháp.
Mọi thứ đang đi vào hồi hết rồi mọi người. Chỉ cần thêm một chén nước chấm rau sắn nữa là xong. Thực ra trong nhà có gì chấm nấy. Không có đồ cao lương, mỹ vị, chấm với muối cũng thấy ngon.
Nhưng nhiều người bảo thích ăn mắm. Tuy vậy, mắm sống vẫn còn là nỗi thách thức tâm lý lớn. Rất nhiều người đành ngậm ngùi chia tay với mắm.
Không ăn được sống, mọi người mang chưng lên. Bụng dạ có yếu một chút cũng không lo lắng gì. Cách nấu nướng nhà em lúc nào mà chẳng dễ.
Là gừng rửa sạch, cắt nhỏ, ót bằm, bỏ vào nồi, thêm thìa mỡ heo, xào cho thơm lên. Cho hai thìa mắm sống còn nguyên con vào, tí nước nóng cho bớt mặn.
Lấy đũa quậy quậy để mắm không bị bén đáy nồi. Mắm cá muối lâu ngày, vài đường khua là tan thành bột nước, xương cốt cũng không thấy. Đợi mắm sôi đều lên là được.
Ngoài ra, gần đây nhà em còn có sản phẩm mắm cá nguyên con. Ủ thính ngô, ớt, đỏ rực cả người. Thêm chút gia vị, chút dầu mỡ cho bóng bẩy.
Đặt cá vào đĩa, mang đi hấp. Thịt cá dai, hòng hào, thơm phức. Gắp một miếng cá gói với lá sắn. Cơm cả nồi cũng bay.
Ba món ăn từ là sắn cũng không có gì phức tạp. Mọi người muốn thưởng thức đặc sản ngay tại nhà, hãy cứ mạnh dạn bắt tay vào làm.