Chương 48: Con Đường Của Mắm

2015 Words
Cậu chủ, đừng có nằm ườn ra nữa. Thanh niên trai tráng không làm gì cũng đi lại cho khoan khoái, máu huyết lưu thông, có quá trời người yêu cầu cậu chủ làm món nước chấm “nước mắm” thần thánh cho mọi người “mục sở thị” kìa.  Quả Trứng không mấy hài lòng với việc cậu út thích làm biếng, miệng ngậm cọng cỏ, đầu ngẩn ngơ mơ màng, trong khi việc làm không hết. “Anh đang bận suy nghĩ nên đi hướng nào để tìm ra cây lúa chứ nào có biếng nhác.”Lý Học Phàm nói. “Cậu chủ nói cái gì là cái đó. Em đâu có nhảy vào đầu cậu chủ được đâu mà hay cậu chủ nghĩ cái gì.” Quả Trứng đáp. Tự mình bưng bê ngô lại cho cậu chủ nhà nó. “Ông bà chủ lại kéo nhau đi rồi chứ không việc gì em phải năn nỉ, ỉ ôi cậu chủ. Để ông chủ hay bà chủ lên sóng cho mọi người lác mắt một trận, thay đổi không khí cũng tốt lắm.” Quả Trứng nghĩ. Xin chào mọi người, em là Quả Trứng, quản gia anh minh thần võ số một nhà họ Lý đã quay trở lại. Hôm nay, cậu chủ nhà em sẽ giới thiệu cho mọi người biết, con đường làm ra nước mắm. Thơm ngon, vừa miệng lại không hôi dù chúng được làm từ cá nguyên con. Nghĩa là không bỏ gì hết trơn, lục phủ ngũ tạng, lòng, gan, phèo, phổi... gì lấy hết.   Giờ mà còn có người không hiểu thực phẩm toàn phần, cá nguyên con thì phải xem mình đã nạp kiến thức theo đường nào. Ai thấy gớm nhờm mời tự động quay lui, em có muốn níu kéo cũng không làm được. Hơn nữa, em không thích người ăn nói thô lỗ, kém văn minh, bất lịch sự. Cứ nhìn các cụ đã trải qua một thời kinh tế khó khăn, thiếu thốn có ai nói gì đâu. Mọi người còn đang mong chờ hương vị cậu chủ nhà em làm ra kia kìa.  Đồ nguyên chất, không bị pha tạp, tốt cho sức khỏe. Thế hệ đi sau đừng cái gì cũng chê thế hệ đi trước, có những kinh nghiệm cha ông, dùng một đời cũng chưa đủ hiểu biết hết. Chừng nào tường tận hãy lên tiếng. Đừng vội lên tiếng để sau nhìn lại chỉ thấy cái ngu khó chữa của mình. Quả Trứng dạo nay sẵn sàng oanh tạc những kẻ gây rối, phá hoại. Càng nhân nhượng, chúng càng không biết điều, càng được nước lấn tới. Tốt nhất đao kiếm phải luôn trong tư thế sẵn sàng.  [Ối cha mẹ ơi! Thầy dạy triết học của tôi chửi còn không hay bằng một nửa con người máy lỗi. Chửi nghe hay hơn hát, có bài có bản, có lề có lối.] [Lầu trên than gì. Người ta có kiến thức có quyền. Ghen tị gì.] Bước đầu tiên, trên con đường làm ra các loại mắm, ta dùng ngô già, phơi nỏ tron, rửa sạch, ngâm chừng  ba mươi phút, vớt lên để ráo.  Nước từ từ thẩm thấu vào bên trong, cấu trúc liên kết hạt ngô sẽ lỏng lẻo hơn so với quá trình bị “ép xác” khô quắt queo. Cứ để như vậy mang đi rang cũng chẳng vấn đề gì. Chỉ là ngô không sạch, bên ngoài cháy đen thui, bên trong còn sống nhân. Tức là sống lớp lõi trong cùng. Hình dung đơn giản là tủy trong xương. Mọi người không tin tưởng cậu chủ nhà em, thoải mái làm thực nghiệm tại nhà.  Tiếc của thì chỉ cần rang nửa trái bắp là được. Gì khó khăn chứ nửa bắp ngô vẫn có thể bỏ ra được để bớt tranh cãi, ồn ào không đáng có. Lý thuyết phải đi đôi với thực hành là vì vậy. Rang ngô chẳng có gì khó, chẳng cần kỹ năng gì đặc biệt, sau khâu sơ chế áp dụng cho mọi số lượng. nhưng cậu chủ nhà em lười rang ngô. Mọi người thử làm ở nhà đi và cho em biết, mọi người có “lai” cậu chủ nhà em ở điểm này không. Chỉ vì không được phép sử dụng lửa lớn, lúc nào cũng “lò đò” như sắp tắt. Dùng bếp củi sử dụng sức nóng của than là chủ yếu. Những ai đang thiếu động lực rang ngô như cậu chủ nhà em. Cứ nghĩ là mình đang tu pháp môn “nhẫn”,  tiếp thêm động lực “cố gắng.” Mới đầu mọi người không cần đảo thường xuyên, đến khi nước như hạt ngô hết, lúc đó cần đảo đều tay thường xuyên. Đó là cách thủ công của thủ công, xưa kia ông bà thường làm thế. Còn ông chủ nhà em đã thiết kế một cái chảo rang vô cùng tiện lợi. Dùng hai chân đạp đạp như đi xe đạp, hay tay kéo như kéo co. Ngô sẽ được đảo đều. Công việc có khó nhọc gì đâu mà cậu chủ mà em lại không thể siêng nổi. Thật không thể tài nào hiểu được, bộ óc con người hoạt động kiểu nào. Khi hạt ngô ráo nước thì hạt ngô cũng đã chín một phần, bắt đầu dậy mùi thơm. Đậy kín lại, tăng nhiệt độ, kích thích hạt ngô giãn nở nhiều nhất. Chân không được ngừng trong suốt quá trình rang hạt ngô. Sau bảy phút nữa, một mẻ ngô rang hoàn thành sẽ ra đời.  Công việc này, cậu chủ đã làm quá nhiều lần, không cần nhìn đồng hồ, áng chừng cũng đủ “chuẩn không cần chỉnh.” Chảo của ai không có thiết kế như cậu chủ em thì đành gõ tay hoặc dùng cách nào tiện lợi với mọi người nhất. Cậu chủ nhà em kỵ nấu nướng đồ điện. Em thì không rõ, cậu chủ bảo từ trường của điện sẽ phá hủy cấu trúc đồ ăn, làm năng lượng sống có trong đồ ăn sẽ biến thành năng lượng “tử.” Việc hấp thụ năng lượng đồ ăn phải hỏi ông bà chủ nhà em. Cậu chủ người thường chắc cũng không cảm nhận rõ rệt bao nhiêu đâu.  Ngô đủ nhiệt, rang xong, có nhiều hạt nổ xòe như hoa loa kèn. Hơi không đầy đủ sẽ không nổ to và nhiều. Mọi người đừng có thắc mắc tại sao.  Cánh hoa ăn vào mềm mụp, cuống hoa cũng giòn mềm, xốp. Đổ ngô rang vào cái sàng, lắc lắc cho bay bớt “mày” ngô đen đen. Bốc những hạt nổ để riêng ra. Những hạt chưa nổ thì bỏ vào một cái nồi lớn, dày. Trải một tấm vải hay khăn bông che miệng nồi, tránh cho hơi nóng bốc lên không có chỗ bám, nhiễu quay lại hạt ngô. Vì sao chúng ta lại phải lằng nhằng phức tạp như vậy sau khi ngô đã rang chín. Mục đích là để những hạt ngô lớn, chưa kịp chín sâu vào trong lõi chúng sẽ được chín thêm một phần nhờ hơi nóng của hạt ngô. Mấy món đồ rang xong mà canh “tè le” như gà bới cho nhanh nguội, bốc cho dễ, nhiều hạt to chưa kịp chín sẽ bị sống nhân. Ăn vào nóng cổ. Hạt ngô đang nóng hừng hực “dương” ra không khí lạnh “âm”. Hạt ngô sẽ sớm bị “yểu xìu”. Cách tốt nhất là để hạt ngô tự làm mát mình thông qua cách hạ nhiệt từ từ. Lúc này, hạt ngô sẽ đạt quân bình âm dương nhất, giòn thơm nhất, ngon nhất. Mọi người đừng bao giờ chủ quan với những việc tưởng chừng như dễ nhưng cái gì cũng có bí quyết của nó. Khái niệm nào mọi người không hiểu có thể hỏi cậu chủ nhà em. Mấy khái niệm này, cậu chủ móc từ mấy cuốn sách “cổ”, rách rách nát nát từ đời thủa nào em không hay. Đọc có vẻ cực kỳ tâm đắc, rảnh rỗi là lôi ra đọc. Ngô nguội, mang đi cối đá, xay nghiền cho nhuyễn. Làm thủ công tuy lâu hơn so với làm điện nhiều lần nhưng cái gì cũng có cái giá của nó.  Đồ thủ công sẽ ăn ngon hơn nhiều nhờ lực tương tác với con người, khác hẳn máy móc vô tri. Nhà em hạn chế hết mức tối đa sử dụng đồ điện. Đồ điện tử á mà, lâu lâu không dùng, lúc đụng tới, khéo nó lại “ra đi” âm thầm lặng lẽ từ đời nào. Chẳng trường tồn bền bỉ như cối đá. Cả đời không dùng còn chẳng hư hao, mài mòn.  Sau vài lần xay, chúng ta sẽ thu được bột ngô, bột ngô này được gọi là “thính”. Có màu vàng như nước trà, thơm lừng.  Người trẻ thích ăn ngô rang có răng mà nhai, còn người già thích ăn, lỡ chỉ còn lợi, vài cái ở hàng tiền đạo. Chúng ta có thẻ dùng tạm bột ngô rang thay thế, tạm chắp vá, giải thoát khỏi cơn nghiện. Ăn bột ngô, rất dễ bị sặc lên mũi. Tốt hơn cả là trộn bột ngô với vài nguyên liệu khác, cản trở việc “tắc cổ” như các loại đậu, làm bột ngũ cốc. Còn mục đích hôm nay của chúng ta là đi làm mắm cá. Nơi đặt các hủ mắm tốt nhất là vị trí nắng nhiều nhất trong ngày để cá nhanh lên men, chín đều, thơm ngon. Ông bà chủ nhà em đã cải tạo lại một khu đất bằng phẳng dành riêng cho việc làm mắm. Mấy hủ mắm nhỏ, cậu chủ làm nhanh, cấp tốc để giải quyết tình trạng khan hiếm nước chấm. Mắm cá đúng gốc, chuẩn bị chỉ có cá và muối.  Còn mắm cá thêm thính đã hơi lai tạp, cậu chủ lo lắng ông bà chủ ăn chưa quen, không thể bắt đầu với món có mùi vị quá nặng. Mấy hủ cá không thính, màu sắc nâu sẫm, hơi tim tím. Còn hủ mắm thêm thính màu sắc đỏ tươi, bắt mắt, mùi cũng nhẹ nhàng hơn nhiều. Cách làm mắm cá rất đơn giản. Một cân cá, hai lạng thính, nửa lạng muối. Trộn đều, cho vào hủ, đong kín cửa “nội bất xuất, ngoại bất nhập. Tắm nắng phơi mưa triền miên vài tháng. Chúng ta sẽ có mắm cái nguyên chất để ăn. Đây là công thức ăn nhanh, cấp tốc, rút ngắn thời gian nhưng nhược điểm là để lâu không được, sẽ có vị hơi chua chua. Mắm càng để lâu càng thơm ngon. Chúng ta cho thêm muối đậm tay hơn, năm cân cá, một cân muối, thính ngô rắc trộn đều hoặc thêm nhiều chút không ảnh hưởng gì, chỉ tăng thêm độ ngọt của cá. Cách ngâm ủ cá chỉ có một, do cách chế biến khác nhau mà có nhiều tên gọi khác nhau. Từ từ mọi người sẽ biết đến những món ăn được làm từ mắm. Theo lý thuyết loài cá nào cũng có thể mang làm mắm nhưng ngon nhất vẫn phải kể đến mắm cá cơm, loại con cá to bằng ngón tay cái, thịt nhiều, xương nhỏ. Thời gian làm chín thực phẩm bằng cách lên men nhanh. [Ông ba tôi hay nói “ăn mắm múc dòi” phải chăng là kiểu ăn này?] Đậy nắp không chặt, ăn dòi là chuyện thường, vì thế mọi người lưu ý, không cần mở nắp, cứ để thực phẩm tự làm việc với nhau. Đừng vì một phút bất cẩn mà phá hủy công sức của bản thân.
Free reading for new users
Scan code to download app
Facebookexpand_more
  • author-avatar
    Writer
  • chap_listContents
  • likeADD