Cái đứa con gái, ông bà nội mở miệng ngậm miệng gọi là tộc này tộc kia. Tên thật là Đặng Dao Ngái.
Nhặt được ở trong hang đá, núi sâu. Sau này, sống ở trên núi nên có một cái tên hoàn toàn núi. Bản thân Đặng Dao Ngái, người dân tộc hay người kinh không ai biết chính xác.
Ngày sinh tháng đẻ nằm trên giấy khai sinh, khai đại cho cho lệ, tiện việc học hành, làm giấy thông hành, biết đâu cần.
Cán bộ ở dưới xuôi gõ cửa tận nhà. Chủ động ghi chép, quan tâm chăm sóc tận chân răng. Đặng Dao Ngái mới sớm có giấy khai sinh.
Chứ kể như dưới xuôi, phải đến văn phòng xã ngồi trực chờ đến lượt. Yêu cầu xác nhận đủ loại giấy tờ. Đặng Dao Ngái cũng như những người dân miền núi ít không chữ, không nghĩa kia.
Dù mẹ lớn là người có học thức, nhìn xa trông rộng nhưng làm cái gì cũng bị bó buộc, chi phối bởi điều kiện hoàn cảnh sống.
Nhà neo người. Lao động chính bận rộn đi làm, kiếm cái bỏ vào bụng. Ở núi không mất thời gian chầu trực.
Khổ cái địa hình không ủng hộ lòng người. Nhà gần cách trung tâm xã nửa ngày, xa xa mất cả ngày chứ chẳng đùa.
Nhận miếng giấy mỏng manh, đụng cái là rách. Cán bộ lo lắng người dân không coi trọng. Mang về vứt ngang, vứt dọc, khi cần hỏi đến giấy tờ, mặt lại nghệt ra.
Cán bộ tự tay đùm trong túi ni lông, dặn đi dặn lại “về nhà cất kỹ, chỗ khô ráo. Đồ quan trọng cho lũ trẻ sau này.”
Cán bộ có chữ nghĩa, chắc nói toàn lẽ phải nên nghe. Nhưng không ít người bán tin, bán nghi. Thêm tờ giấy khai sinh cuộc sống trước kia sao, giờ vậy.
Chẳng thấy khấm khá, thay đổi gì, ngoài rước thêm cả mớ phiến phức, không khác gì đeo gông vô cổ. Mùa mưa tới, nhà chỗ nào chẳng giột, người ướt mèm hơn chuột lột.
Thế mà cứ phải chăm chăm lo tờ giấy kia để không được dính nước mưa. Đùm kỹ hơn vàng bạc, đói bụng lại chẳng thể lôi ra ăn.
Núi bao đời nay có luật của núi. Nào có chuyện đi đăng ký kết hôn với ly hôn. Kê khai đủ thứ, lằng nhằng phức tạp.
Trai khôn, gái lớn ưng nhau, tự nguyện ăn nằm với nhau. Khi nào bụng “ểnh lên” mới tính tới chuyện cưới hỏi.
Chừng nào chán nhau. Người đàn ông lại dắt tay người phụ nữ về nhà mẹ đẻ. Chính thức đường ai nấy đi. Con cái thích ai, ở với người đó.
Phụ nữ chán chồng chỉ cần trả lại đủ lễ nhà trai bỏ ra lúc thách cưới. Bỏ chồng dễ hơn tòa án giải quyết nhiều. Hòa giải năm lần, bảy lượt, đợi cả vài tháng.
Phanh phui, khơi mào, kể xấu nhau đủ thứ cho bàn dân thiên hạ nghe. Nào có lắm lý do thế. Vui thì hợp, không thích giải tán.
Không cần đống giấy tờ chữ nhỏ chi chít như cả đàn kiến bò ràng buộc nhau như người dưới xuôi. Núi bao đời này sống theo tập tục tổ tiên truyền lại, mọi thứ đều suôn sẻ, tốt đẹp.
Một lời nói ra tự khắc có chữ “tín” bên trong. Nào giống dưới xuôi, chữ trên giấy rõ ràng. Thầy cãi còn cải trắng, thay đen. Người đúng lý, yếu thế, ngậm đắng nuốt cay là chuyện thường.
Gia cảnh Đặng Phi Ngái cực kỳ đơn giản, không một chỗ khuất tất. Anh cả Pua -bôn lớn nhất. Hai anh, hai chị đã lập ra đình.
Tách ra sống riêng nhưng chung một quả đồi. Hiểu một cách đơn giản, dễ hiểu. Nhà cha mẹ là chính. Con cái kết hôn xong, cha mẹ cho đất làm nhà, ở xung quanh, quần tụ gần gũi, trong nhà có việc lập tức ứng cứu.
Anh chị lớn đi hết. Đặng Dao Ngái trở thành chị cả, trụ cột trong nhà. Chịu trách nhiệm xử lý tất cả các vấn đề liên quan đến ăn, mặc, ở, đi lại, làm việc, học hành.
Cảnh nhà đông con, kinh tế khó khăn, chật vật. Nhưng mẹ lớn là người hết sức coi trọng chữ nghĩa. Ai cũng được đi học đầy đủ. Bản thân Đặng Dao Ngái đã học hết cấp ba.
Ở cái nơi, chuyện học hành không mấy được coi trọng. Trẻ em sớm thất học. Chuyện cả ngần ấy đứa con đều được đến trường không phải chuyện dễ. Đặc biệt là trẻ em gái.
Chính sách nhà nước, cán bộ dưới xuôi vẫn ra rả truyền thanh, cố giải thích cho người dân hiểu nhưng ở cái nói “chim nói tiếng người”. Phép vua thua lệ làng.
Trần Long Quý nhếch một bên mép cười “cũng gọi là biết chữ. Dễ làm việc hơn cái loại mù tịt, chữ cắn đôi không bể.”
Trình độ này ở núi, Đặng Dao Ngái hoàn toàn xứng đáng lên làm cán bộ xã.
Trong mắt Trần Long Quý. Đặng Phi Ngái còn chẳng thuộc diện ong bay bướm đậu (chơi bời). Nói gì tới lấy làm vợ.
Một người từng đi du học Đức lấy bằng tiến sĩ kinh tế học. Dạo qua Pháp, Thụy Sĩ, Anh… như đi chợ.
Gặp qua không ít người con gái tài sắc vẹn toàn. Đặng Dao Ngái khác gì cỏ dại mọc hoang ven đường.
Ảnh chụp gửi cho chồng hờ cũng chỉ đơn giản ăn mặc tươm tất, gọn gàng. Nghiêm chỉnh như đi chụp ảnh chứng minh. Không chút phấn son. Vô tình để lại chút ấn tượng đẹp trong mắt Trần Long Quý.
Tổng thể cũng không đến nỗi nào. Dưới cái nhìn của mấy ông nhà văn kiểu gì cũng là vẻ đẹp đồng nội. Đầy quyến rũ, thu hút.
Làn da ngăm ngăm đen, mịn màng, săn chắc, đàn hồi. Mái tóc dày, dài, đen nhánh, suôn mượt tới tận thắt lưng.
Bộ đồ thổ cẩm màu sắc tươi sáng. Khoe trọn nét đẹp hình thể một cách kín đáo. Ngực nở, mông cong, eo con kiến.
Nụ cười rạng rỡ, khoe hàm răng trắng sáng, đều như hạt bắp. Hơn cả người mẫu quảng cáo các loại kem đánh răng thường xuyên xuất hiện trên ti vi.
Tỉ lệ mặt mũi, hòa hòa cân đối. Con gái có gương mặt hạt gạo lứt tròn. Người sinh ra để gánh trọng trách, theo nhân tướng học.
Điểm hút hồn đặc biệt chắc chắn là đôi mắt. Thanh sạch, thấu triệt. Không nhiễm trần tục. Cặp mắt chỉ nên có ở con trẻ ở cái độ tuổi chỉ ăn, chơi, ngủ khóc.
Dễ dàng xuyên thấu bản chất sự vật, sự việc, con người.
Trần Long Quý xưa nay chỉ tin khoa học, không tin ma quỷ. Giữa ban ngày ban mặt, bên ngoài mặt trời chiếu sáng, ấm áp. Trên người từng tầng gai ốc nổi lên.
Không thể phủ nhận, ánh mắt của Đặng Dao Ngái làm Trần Long Quý lo ngại. “Mình có thể cướp đi vận mệnh của người được trời cao ưu ái như thế này chăng.”
Cả người phiêu phiêu tiên khí, không dính nhiễm bụi trần nhưng lễ vật ( quà thách cưới) lại cực kỳ trần tục. Không một chút mơ mộng, toàn những con số khô khan, chính xác, rõ ràng, mạch lạc.
Không đợi Trần Long Quý tăng giá. Đặng Dao Ngái đã tự mình nâng giá gấp ba hoặc năm lần so với phong tục hiện tại.
Trâu mười tám con, bò hai mươi con. Yêu cầu số trâu bò mang thai ít nhất phải một nửa. Số con được chỉ nhận một phần mười, vừa thành niên, sắp sửa bước vào độ tuổi lao động.
Trâu bò không vác bụng bầu. Tăng số lượng lên cho đủ là được. Cứ làm như cô ta là người dễ tính lắm không bằng.
Lợn đen bản nuôi, giá mắc gấp vài lần lợn trắng ở dưới xuôi. Hai mươi con. Thóc nếp, ngô mỗi thứ một tấn.
Chỉ nhận đồ dân bản địa làm ra. Không lấy hàng dưới xuôi bù vào. Không có thời gian chuẩn bị. Nhà gái sẽ báo giá. Nhà trai phụ trách trả tiền. Cái này lại khó bất ngờ.
Quần áo, dày dép, bánh trái, rượu trà, gà vịt bình thường theo phong tục. Do mẹ lớn vừa mới mất không bao lâu.
Sẽ không có chuyện tổ chức đám cưới, ăn hỏi linh đình. Số tiền này, xin quy đổi thành tiền mặt thách cưới của nhà gái.
Trần Long Quý chưa hết ngạc nhiên. Đã bị choáng váng bởi yêu cầu. Nhà trai tự bỏ tiền thuê một miếng đất nhà gái chỉ điểm.
Hai phần đất ruộng, một phần đất nương. Tổng diện tích hơn ba mươi héc ta. Thời gian thuê nhất định phải chọn số tối đa theo pháp luật quy định hiện hành.
Nhà gái chỉ quan tâm kết quả. Quá trình rườm rà, phức tạp hay đơn giản, tùy nhà trai linh động xử lý.
Chừng nào mọi thứ xong xuôi thì nói chuyện tiếp. Không thương lượng, nhượng bộ. Trần Long Quý “nhịn”. Dẫu sao người ta cũng đang cầm dao đằng cán.
Lòng thương cảm chưa kịp thổn thức, thẩm thấu, ngấm vào da thịt. Nhẫn tâm cướp đi “vận số”, thậm chí tính mệnh của người ta. Đã bị hiện thực đắng chát, oanh tạc không còn xót lại mảy may.
Trần Long Quý không thể không thừa nhận. Đàn bà con gái được nuôi ăn học đầy đủ, chắc gì có quyết định táo bạo, mạnh dạn như thế này.
Nhìn người không thể bắt hình dong. Khinh “tộc” là một sai lầm chết người. Xã hội tám tỉ người, được mấy người mưu cầu, toan tính cho người khác.
Toàn những con số đếm trên đầu ngón tay. Trần Long Quý thi thoảng nghe qua báo đài, tivi, truyền thông. Lần đầu tiên gặp người bằng da bằng thịt.
Không như nhiều người vẫn hay nói “ước gì mình giàu có, dư dả. Sẽ đi làm từ thiện, ủng hộ chỗ này, chỗ kia.”
Cánh cổng nhà họ Trần cô ta còn chưa bước qua đã dám vác theo một đứa trẻ sáu tuổi. Tên Đặng Dao Nái. Đứa nhỏ nhất trong bộ sưu tập “em lượm”.
Chưa gì đã tính toán tróc nã tài sản của hắn. Vậy để hắn gọi cháu trai Trần Long Đạt, 6 tuổi. Con của chị gái tới làm bạn cho vui cửa vui nhà.
Dạo này, anh chị “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”. Gọi thằng bé qua đổi gió. Nhân tiện cho cô ta một cái lễ ra mắt kinh hỉ.
Phải cho cô ta một chút nhan sắc để cô ta hiểu rõ, không phải chỉ mình bản thân cô ta biết tính toán. Đã ăn không ở không còn dắt theo người.
Vậy cứ làm vợ hờ kiêm chức ô sin đổi lấy miếng cơm nhà giàu xem có dễ nuốt hay không. Trần Long Quý mỉm cười sau hơn nửa năm bị tai nạn.
Không phải nụ cười ấm áp mà nụ cười lành lạnh, rợn tóc gáy, nụ cười của tà ác, gian manh của loài rắn độc.
Cuộc sống của hắn đã quá ư nhàm chán, tẻ nhạt. Phả thêm chút gia vị, không có gì không tốt. Tiết mục giải trí, khuây khỏa trước mặt. Người cũng sáng sủa lên ít nhiều.