Chương 3: Đồ Cổ Xuống Núi

2083 Words
Trên nhà sàn, ở gian phòng khách. Anh cả Pua- Bôn ngồi trên ghế, lưng dựa vào cây cột nhà, lúc thẳng lúc khom, chén nước trà xanh trước mặt, đã không còn độ ấm, không nói không rằng, cứ lúc một lại thở dài thườn thườt, nghe não nề. Đặng Dao Ngái ngồi trong bếp nấu cơm, hấp thêm nồi mèn mén. Bên cạnh có tận bảy, tám ông cơm lam. Dài gần mét, to như cổ tay. Chuẩn bị đồ ăn cho ngày mai xuống phố. Nồi cám heo trên bếp kiềng ba chân. Nấu bằng cọng khoai ao, thâm sì, thêm chút chui khoai, vỏ sắn thay lóc lép, ngô nghiền. Trái với anh cả lo lắng không thôi. Đặng Dao Ngái có cái nhìn cực kỳ lạc quan về con đường tương lai mù mịt phía trước. “Anh cả không phải không biết. Việc có lời có lãi nên kéo rê thời gian, hưởng thêm tí lợi nhuận. Nợ nần ngược lại, sớm giải quyết xong ngày nào, nhẹ gánh nợ trên vai ngày đó.” Nợ đã tạo tác. Chung quy chạy trời không khỏi nắng. Chủ nợ đã đến tận cửa. Thay vì oán thán, tức giận. Em cảm ơn người ta đã cho vay lấy lâu. Kể trốn mà thoát em cũng chẳng dại gì ló đầu ra. Nhưng lãi nhập gốc, lãi mẹ đẻ lãi con. Sinh lãi cháu chắt, oằn lưng trả nợ không xong. Là phúc thì không phải là họa là họa thì không thể tránh khỏi. Trước sau gì cũng trả. Trả sớm nợ nhanh bay. Hết nợ, em lại về đây. Hôm nay, cô mạnh miệng như thế bởi cô còn chưa biết, lòng người thâm hiểm, nông sâu thế nào. Nhất là ở phố, người ta toan tính, giết hại nhau là chuyện thường. Anh không nói người dưng nước lã với nhau. Chuyện anh em ruột thịt, máu mủ tình thâm. Đứng trước lợi ích cũng chẳng là gì. Cô chẳng chịu đọc báo, xem tin tức an ninh, nghe thời sự. Cảnh cha mẹ già, bị lũ con dụ dỗ bán hết nhà cửa, tài sản. Có bao nhiêu chia hết cho lũ con. Xong xuôi. Trở thành người vô gia cư. Nhiều ông bà cụ tám chín đứa con, không đứa nào nuôi. Chúng đùn đẩy trách nhiệm. Than vãn mình khó khăn, kinh tế eo hẹp. Một thời giàu sang, quý phú. Phải ngửa tay xin ăn nơi đầu đường xó chợ. Bươi móc trong bãi rác, nhặt nhạnh từng cái chai nhựa, miếng bìa cứng, vài cái túi bóng. Gom góp, dồn bán. Bữa đói bữa no. Chui rúc gầm cầu, ghế đá trong công viên, tiện đâu ngủ đó. Trời nắng ráo, muỗi bay vo ve tựa tàu bay nhưng ít ra nhìn đỡ cám cảnh hơn trời mưa. Cả người co ro, run cầm cập. Thôi cái bọn con không có phần người đó anh không tính. Anh nói cái bọn có tí phần người cho cô nghe. Chúng đều là lũ có ăn, có học. Xã hội gọi danh xưng mỹ miều. Thành phần “tri thức.” Cô biết chúng làm cái gì không? Cho cha mẹ già vào viện dưỡng lão. Chúng đưa ra lý do hay ho, dễ lọt tai “cha mẹ có bầu bạn tuổi già, bớt cô quạnh. Chúng bận rộn công việc làm ăn. Không có thời gian chăm sóc. Để cha mẹ thui thủi một mình ở nhà, chúng không đành lòng, nhẫn tâm. Cha mẹ thương con vô điều kiện. Nghe chúng nói thế tự động đóng gói. Chờ chúng chở đến nơi chúng muốn. Ban đầu, lũ con cái bất hiếu đó cũng có đóng tiền, đến thăm cha mẹ vào cuối tuần. Về sau cứ thưa dần cho đến khi mất hẳn. Chúng đi nhà hàng, khách sạn, du lịch đủ chỗ. Ăn thì ít, tiền bo thì nhiều. Chúng nỡ để cho các cụ thân sinh, mỗi ngày và miếng cơm hơn nhai sỏi đá trong miệng. Cô chưa va chạm, chưa hiểu sự đời lắm đường ngang, ngõ tắt. Có nói, cô cũng khó lòng phòng bị kẻ gian. Về phố, cô chứ mặt lạnh, ít nói, ít cười cho anh. Mọi chuyện cứ mắt điếc, tai ngơ. Không có ngày ăn cơm tù không biết vì sao mình ăn. Anh cô chỉ buôn bán nhỏ lẻ, không có mối quan hệ sâu rộng, không giúp được gì nếu chẳng may cô bị người ta lừa gạt, vướng vào vòng lao lý. Tốt nhất, cứ giả vờ tiếng kinh còn chưa thạo. Đến khi nắm bắt tình hình tương đối sẽ tung ra chiến lược, đối sách sau khi thảo luận với các anh chị em. Cô mới không bị thiệt thân. Cô đi ra ngoài, anh chẳng yên tâm chút nào. Người không có tâm cơ, tầm nhìn cũng hạn chế. Dạy cũng không tiếp thu. Thôi thì, cô cứ dùng cặp mắt đen láy của mình nhìn chọc chọc, dọa cho bọn họ sợ vỡ mật. Thần hồn nát thần tính. Khối kẻ yếu bóng vía, khéo lại ướt quần cũng nên. Cô phải biết, cơm nhà giàu khó nuốt. Bọn họ bỏ ra một đồng phải vắt lại cả trăm đồng chứ đừng nói chục đồng. Người phố ăn thanh cảnh, bữa ăn còn ít hơn con mèo nhà mình. Nhiều khi chỉ đụng đũa cho có lệ. Nấu ăn cái gì cũng một bữa, dư thừa mang đổ nước heo. Không giống nông dân, chặt to kho mặn. Hâm đi hâm lại cả tuần, tiếc còn vẹt cái muối cháy đóng lại thành từng mảng dưới đáy nồi. Cô bụng to, quen ăn nhiều. Ăn giống họ sức bò còn không có, đừng nói đi lại, làm việc. Tốt nhất cứ mang thêm một bao gạo, một bao bột ngô, thêm thức ăn khô. Họ không cho mình ăn, mình cũng không lo đói bụng. “mạnh vì gạo, bạo vì tiền” cô cứ nhớ lấy. Cô ở núi chăm công nghìn việc, cái gì cũng hay nhưng không ai cấp bằng. Ở phố người ta lại trọng bằng cấp. Người ta có ghẻ lạnh, khinh khi cô cũng đừng để ý bận tâm. Trả xong nợ, sớm về. Cô nấu bữa sáng sang sang hơn một chút. Anh có lời nhờ các vị khuất mày, khuất mặt, tổ tiên che chở cho cô xuôi phố an toàn. Đặng Dao Ngái nghe anh cả cằn nhằn như ông bố gả con gái về nhà chồng. Ôm bụng cười, chảy cả nước mắt. “Anh rõ thật là. Em đâu thấy các vị ấy, chỉ lờ mờ cảm giác được thôi. Nào phân biệt được tốt xấu. Lỡ đâu anh mời người xấu tới thì sao?” Đặng Dao Ngái nói. Cô dính tới đám âm binh, tà khí. Vận số đen hơn chó mực nào còn sống tốt như bây giờ. Dù chuyện gì xảy ra, chỉ cần cô luôn giữ vững “thiện tâm.”Chuyện còn lại đã có trời xanh an bài, tổ tiên lưu ý.” Anh cả Pua -bôn căn dặn, nhắc nhở em gái. ______o0o_____ Chú, chừng nào vợ hờ của chú tới? À, cháu lại quên nữa, phải gọi là thím chứ. Chưa cho phí sửa miệng, toàn gọi sai. Lâu thật là lâu, đã trễ cả tiếng đồng hồ so với dự kiến. Chờ mòn mỏi hai con mắt. Trần Long Đạt vạ vật bản thân, oẳn ẹo như động vật không xương trên bệ cửa sổ. Thằng nhóc sáu tuổi, ở nhà ở trường không khác gì tiểu ma vương. Chỗ nào có mặt hắn, chỗ đó chẳng mấy chốc loạn thành một đống bùn nhão. Trần Long Quý giả vờ nhìn tài liệu, mặc kệ cháu trai tự biên tự diễn. Hắn mang cháu trai tới để đối phó với con nhỏ Đặng Dao Nái từ núi xuống. Hắn không hề có ý định làm bạn chơi với thằng nhóc thò lò mũi xanh. Chơi mấy cái trò còn ngu hơn cả ngày xưa hắn chơi. Trần Long Đạt miệng kêu chán, mắt nhìn chằm chằm ra cổng. Ngóng trông hai vị khách từ núi xuống, xem có gì đặc biệt hơn người ở phố hay không. Hà cớ gì, chú nó phải tuyển vợ ở núi, cứ làm như con gái ở thành phố thiếu thốn lắm không bằng. Rõ ràng, lớp học của nó. Số bạn nữ nhiều hơn số bạn nam. Lớp kế bên cũng thế. Chắc tại chú nó dữ, cái mặt lúc nào cũng đăm đăm khó chịu như bị ai quỵt tiền. Ngoại hình tướng tá đâu đến nỗi. Trong nhà cũng có của ăn của để, nào phải hạng nghèo mọt gông. Đá thúng, đụng nia không có gì bỏ vào bụng. Vậy mà ế chỏng ế chơ. Không bằng ông lão tám mươi lấy vợ trẻ mười tám, đôi mươi. Đủ thấy trình độ tán gái của chú nó chẳng ra làm sao. Nó mới đi học nửa năm. Đàn em một đống. Hoa khôi của khối, chưa gì đã là cái đuôi của nó. Em của thím, nó chẳng cần làm gì cũng đủ hạ gục trong vòng một nốt nhạc. Trần Long Đạt cực kỳ tự tin vẻ đẹp hình thể của bản thân “đẹp từ trong trứng nước đẹp ra.” Đẹp không tì vết như một pho tượng hoàn mỹ. Đầu óc miên man, thả hồn theo gió. Trần Long Đạt nghe tiếng xe con chạy từ ngoài cổng vào. Cả người bật dậy như một con tôm. Cắm đầu, lao mình chạy ra khỏi phòng ông chú, quăng lại một câu xanh rờn “cháu đi đón thím, tiện thể coi mặt bạn gái mới.” Trần Long Đạt lần đầu nhìn thấy hai người dân tộc bằng da bằng thịt. Ngoại trừ, quần áo trông sặc sỡ, có vẻ nặng nề, kín mít. Còn lại giống hệt người bình thường. Hai mắt, hai tai, một mũi, một miệng. Tứ chi đầy đủ. Thím nó bị say xe, nôn thốc nôn tháo, dù chẳng nôn ra cái gì, chỉ có tí nước vàng vàng. Con nhỏ kia đứa cho thím nó chai nước, đấm lưng bùm bụp. Hai người nói gì đó, hắn không hiểu. Tiếng dân tộc nghe cũng hay ghê. Trần Long Đạt lại nói tiếng “xin chào” thêm một lần nữa. Thím nó gật đầu, dựa cả người vào gốc cây. Con nhỏ toét miệng cười. Con tim Trần Long Đạt đập thình thịch, lỗi một nhịp. Trong đầu hắn chỉ có duy nhất một ý nghĩ “con bé xinh đáo để.” Người lớn trong nhà hay bảo, bọn “tộc” nhìn đen đen, bẩn bẩn, nhớp nhớp như “mọi”. Người lớn trong nhà gặp ai không rõ. Trước mắt hắn đây, hai người dân tộc, soi từ trên xuống dưới, chỗ nào cũng đẹp. Dù bà thím đang bị say xe, mặt mày tái mét, xanh dãi, không hề tươi tắn, rạng rỡ, toét miệng cười như hoa khôi. Cố làm duyên làm dáng. Trên người bao to, bao nhỏ, lỉnh kỉnh vẫn có nét hút hồn riêng. Nhan sắc hơn hẳn cái cô người yêu chú đưa về ra mắt cả nhà. Mắt xanh, mỏ đỏ, guốc đi cồm cộp. Trên người đeo đủ thứ kiềng xích lấp lánh. Mình cái tai cũng bấm dãy lỗ “chịu đau thật giỏi.” Trần Long Đạt thầm nghĩ. Váy đỏ choét, dài quá tận đầu gối. Khoét tay chưa đủ còn phải khoét sau lưng cả mảng lớn. Thật thiếu vải. Hương nước hoa nồng nàn hơn bình xịt muỗi. Nào như thím nó với con nhỏ kia. Hương thơm của núi rừng, thoang thoảng, dịu nhẹ, xoa dịu mọi bức bối, nóng nảy. Trần Long Đạt không hiểu con nhỏ em thím nói cái gì nhưng chẳng có gì quan trọng. Con nhỏ kia cười một cái. Bao nhiêu giá lạnh đều bị càn quét, tan chảy. Hơn đứt mấy hoa khôi của trường được mọi người bình chọn và tự phong. Có một cái đuôi theo sau như thế này. Bao nhiêu nó cũng nguyện ý, không chê ít. Bàn tính nhỏ trong người Trần Long Đạt tự động múa máy, gõ canh cách.
Free reading for new users
Scan code to download app
Facebookexpand_more
  • author-avatar
    Writer
  • chap_listContents
  • likeADD