Chuyện bếp núc. Ông chú luôn tự cho bản thân mình cao hơn người khác một bậc. Hoàn toàn mù tịt. Thư ký toàn năng Cầm Xuân Phương cũng theo hệ liệt nhưng là người biết học hỏi. Không biết hỏi bác gu gồ.
Chị em thím tắm rửa sạch sẽ, thơm tho quay trở lại. Vẫn trang phục truyền thống. Song hoa văn bớt phức tạp trông bớt nặng nề, rườm rà, nặng nề hơn nhiều so với bộ đồ ăn vận lần đầu.
Thư ký Cầm Xuân Phương tranh thủ bổ túc văn hóa cấp tốc hoàn thành. Hướng dẫn thím vật bếp gas, bếp từ không khác dân chuyên nghiệp.
Bên cạnh bếp chính, phía bên ngoài có một nhà sàn ba gian. Dùng làm nhà bếp nấu củi. Kiềng, lò, nồi niêu xoong chảo đầy đủ.
Một cái chõng tre lớn, đủ cho cả đại gia đình ngồi ăn cơm, ngắm cảnh trong vườn. Hiện tại, đã bị trưng dụng, dựng sát tường.
Đừng nhìn căn bếp gỗ tềnh toàng. Giữa lòng phố xá. Ván, gỗ ép còn có giá trên trời, nói gì tới gỗ thật. Nhưng hình như căn bếp này mới được sử dụng vài lần liền bỏ bẵng.
Người yêu cũ chê chú cổ hủ. Thời đại công nghệ, sống không khói dầu, tiện nghi không muốn lại học đòi sống kiểu man rợ như thổ dân.
Người làm bếp trong nhà cũng không mấy hào hứng. Theo yêu cầu của chủ thì làm nhưng nấu củi, khống chế hỏa hậu khó khăn hơn nhiều so với thiết bị hiện đại.
Chỉ riêng việc nhóm củi đã lấy đi không ít công sức. Không nắm giữ bí quyết. Nửa tiếng đồng hồ trôi qua, ngoài khói cay mắt, củi đen thui một mảng, lửa nấu ăn vẫn chưa lên.
Khi củi cháy, đồ nấu ăn ít. Giữa chừng lại phải tắt. Trời nắng đã khổ. Gặp ngày trời mưa, củi ẩm, nhóm củi trở thành cực hình với người tính nóng nảy, vội vàng.
Nấu bếp củi phải biết sắp xếp chỗ nấu đồ ăn, chỗ để củi. Tay chân phải nhanh nhẹn, quét dọn, sàn mới sạch sẽ.
Một bữa ăn ra đời, nguy cơ trùng trùng điệp điệp bốn phía. Không khí thông thoáng, thu hút không ít côn trùng ghé thăm.
Đặc biệt là lũ ruồi, bọ khi có mùi tanh của thịt, cá. Cộng thêm đám nhện giăng trên tường, bồ hóng bám trên xà nhà. Tro bụi dưới bếp.
Lý tưởng của ông chú cao đẹp. Thực tế đắng chát. Ông chú nguyện ý bỏ thời gian vào bếp nấu ăn. Khó hiếm ra người cùng sở thích, chưa kể ông chú là người của công việc, quanh năm ngày tháng đều bận rộn “công chuyện”. Toàn ăn uống tạm bợ.
Thím từ núi xuống, nấu bếp củi chắc không vấn đề nhưng chú cũng không hy vọng nhiều. Muốn làm gì thì làm, miễn có cơm ngon, canh ngọt, no bụng thì thôi.
“Tôi muốn ăn cá chiên, thịt chua ngọt.” Ông chú giở cái giọng hách dịch, cầm trịch, khó ưa. Không đầu, không cuối gọi món.
“Đã trễ rồi, bọn nhỏ đã đói bụng. Chưa kể, làm hai món mặn, quá tốn thời gian. Nạp cùng lúc hàm lượng đạm cao, dễ bị các vấn đề tim mạch, không tốt cho bao tử, hại thân thể.”
Thím nó nói tiếng Kinh, khẩu âm người miền núi. Nghe không kỹ giống hệt nước chảy rào rào bên tai. Chăm chú, nghe hiểu trên bảy mươi phần trăm.
Hiểu nội dung chính cần truyền đạt. Không phải bài thi, không có sự thách thức, đánh đố. Không làm khó người nghe.
“Nhà này ai làm chủ?” Ông chú muốn làm khó vợ mình. “Ai là người nấu?” thím vặc lại. Đối thủ ngang tài, ngang sức.
“Vỏ quýt dày có móng tay nhọn.” Thím nó thuộc hàng nữ cường hào hiệp trong phim chưởng. Không phải cái loại bánh bao mềm oặt, dựa cột dựa kèo. Cái gì cũng đùn đẩy, nhờ vả.
Nói nặng câu trước câu sau. Nước mắt lưng tròng như thể bị hà hiếp, khổ sở. Cần phải có người bao bọc, che chở. Chẳng dám hành động, chỉ biết ôm hận, oán thán trong lòng.
Trần Long Đạt thầm giơ ngón tay cái lên, cổ đọng thím từ tận trong sâu thẳm bụng dạ. Nó thích người như thế này. Bớt vòng vo bớt chuyện.
Thím mở cửa tủ lạnh. Lôi ra bó rau xanh. Trần Long Đạt không biết tên gọi là gì. Con nhỏ kia không cần ai chỉ bày. Nhanh tay nhặt nhạnh lá vàng, lá úa, vặn rễ. Cái gì ăn được không bỏ.
Rau sạch ném vào cái chậu. Thím nhìn mớ nồi niêu trong nhà. Đong gạo, vo gạo, đổ nước vào chậu rau. Con nhỏ kia xoay quanh đi tìm cái chổi mãi mới tìm ra.
Quét dọn, hốt đất vào cái xúc rác. Đi ra vườn, hất một phát “veo một cái” vào gốc cây.
Mọi thứ chuẩn bị xong. Trần Long Đạt xung phong, bê nồi cơm điện đi cắm cơm. Thím rửa rau, làm cá. Cá sạch sẽ bị khứa vài đường trên thân.
Thím bắt đầu tẩm ướp gia vị bí truyền mang theo từ trên núi xuống. Cá không còn một chút mùi tanh chí có mùi thơm đặc trưng.
Đợi cái ngấm gia vị. Thím leo nhà sàn, quét tước dọn dẹp sơ sài, qua loa. Bếp củi chuẩn bị được khai trương trở lại.
Con bé đùn một nắm lá leo, củi nhỏ bên dưới, lấy hai cái que chà xát vào nhau vài lần, lửa bắn tóe tung. Trần Long Đạt tận mắt chứng kiến cảnh bật lửa thời tiền sử của cha ông, được nhắc trên sách vở.
Trần Long Đạt hoài nghi. Huấn luyện viên dạy bài học sinh tồn có làm được như con bé này hay không. Mỗi lần đi trong rừng. Toàn thấy ông dùng bật lửa hoặc diêm.
Thua xa con bé người dân tộc trước mặt. Lửa bén, con bé chất thêm cái nùn rơm. Củi nhỏ cháy, chất củi lớn. Lửa bùng bùng cháy.
Thím đổ nước vào xoong, bắc lên bếp. Rổ rau cải đặt trên cái chậu, chẳng cần dùng dao cắt. Thím nắm một nắm như tay, vặn thành ba khúc. Nhanh gọn, chuẩn xác.
Thím chủ đạo gian bếp. Con nhỏ đứng lên, kéo Trần Long Đạt ra khỏi bếp. Chạy vào nhà, leo lên tầng ba. Con bé hào hứng phấn khởi, chia cho Trần Long Đạt ôm ba khúc tre.
Con bé ôm bốn khúc, chân nhỏ như que tăm, chạy nhanh thoăn thoắt. Trần Long Đạt cố hít thở xuống dưới tận đan điền. Vận nội công chạy theo.
Thím nhét ống cơm lam vào bếp làm mẫu. Quay lại hỏi con bé có muốn thử hay không? Mắt Trần Long Đạt cay ca, thổn thức “chị em nhà người ta có khác.”
Nhà nó chỉ toàn mệnh lệnh. Chẳng ai chịu đối xử với nhau theo cách nhẹ nhàng thím chỉ bày. Thím cũng không ngó lơ hắn. Hỏi hắn muốn thử không. Nhắc hắn cẩn thận này nọ.
Đặng Dao Ngái không hề hay biết. Hành động vô tình của bản thân đã “bắt cóc” được một đồng minh toàn tâm toàn ý về phe mình.
Thím nấu ăn đơn giản. Không bày đủ đồ, lệch kệch đủ thứ. Nước trong nồi sôi, thò tay mở nắp vung, đổ ụp cả rổ rau cải vài, bất chấp lửa bên dưới cháy bùng bùng.
Cứ như thím luyện hỏa công, không sợ lửa. Rau trong nồi tự sôi, tự lật. Thím dùng hai khúc củi tương đối bằng phẳng, nhấc nồi ra rế. Công phu đầu bếp bản.
Công phu đầu bếp bản hơn đứt đầu bếp thành phố. Ngay lập tức, thêm đặt một cái chảo lớn lên bếp. Rót thêm ít dầu ăn. Đợi dầu tan chảy, nóng lên. Quay qua vớt rau ra rổ. Bưng vào nhà ăn.
Đường lên xuống cho xe lăn đã thiết kế từ lâu. Chú tính dành cho cụ ông cụ bà khi tuổi lớn. Bây giờ không biết chú có làm mình mẩy, giận hờn không chịu ra hay không. Tạm thời cho vào nhà ăn bên trong.
Dầu nóng, thím rút bớt củi, thả con cá được tẩm ướp gia vị xanh lè toàn thân. Thím vẫn ngồi ngay tại ví trí, nào có tránh né, sợ dầu mỡ văng bắn tùm lum như mẹ hay mấy cô nấu ăn.
Cá trong chảo cứ sôi. Thím có thời gian rảnh quan tâm ống cơm lam, trở bên. Quay qua nói chuyện với con nhỏ.
Một lúc cá rán vàng một mặt. Thím chỉ dùng một đôi đũa bếp, dạng chân hơi lớn. Đẩy cá tiến sát lên thành chảo, con cá nhào lộn ngược. Mặt trắng úp xuống mặt chảo. Mặt vàng lên trên.
Thím tiếp tục nghỉ ngơi. Da cá cháy xém vàng. Thím nghiêng chảo, lấy lên một mồi lửa. Phong cách hô biến cá chiên thành cá nướng trong vòng một nốt nhạc.
“Một giọt dầu thừa như chảo còn không có. Đừng nói tới thừa nửa chảo. Không biết làm gì. Giữ lại ăn có hại cho sức khỏe, đổ đi lãng phí.
Mà làm món này yêu cầu dầu mỡ phải ngập mới ngon. Biết phải làm sao.” Trần Long Đạt không ít lần nghe các dì nấu ăn trong nhà bàn tán, xì xào, than khổ.
Thím dùng hai que củi đùn qua tai chảo, đổ cá ra đĩa. Thím gạt tro lên than để mấy ông cơm lam sát lại gần.
Thím đi trước, bê đĩa cá. Cơm đã bật. Cứ ngỡ phải chờ tới một hai giờ chiều mới có cơm ăn. Ai dè, chưa đầy ba mươi phút.
Trần Long Đạt cao hơn, chịu trách nhiệm lấy chén bát. Bé con lùn lùn đứng dưới đất, vận chuyển. Đặt bát lên bàn còn phải kiễng chân thật cao.
Thím bận giã chén nước chấm gia truyền. Hạt gì đen đen, đỏ đỏ nhìn không bắt mắt, được cái thơm nức mũi.
Một chén nước mắm gừng dành riêng cho chú. Ăn hay không không biết, làm cứ làm. Khẩu vị miền xuôi, miền ngược khác nhau.
Mới ngày đầu, thuận theo người, dễ sống. Người sống dưới mái hiên, không thể không cúi đầu. Đạo lý này, Đặng Dao Ngái hiểu rõ.
“Chú, ra ăn cơm.” Trần Long Đạt chạy gần đến cửa phòng Trần Long Quý, la to như muốn sập nhà. Không đợi ông chú ừ hử đã chạy bịch bịch quay trở lại bếp.
“Tốc độ của cô ta cũng không tồi, không biết có ăn được hay không.” Trần Long Quý nói với thư ký Cẩm Xuân Phương.
“Thằng nhóc kia chưa gì đã bị mua chuộc. Mới có tí tuổi đã dại gái. Gặp gái xinh mắt cứ híp lại. Chẳng biết đường đi lối lại.” Trần Long Quý bực mình lầm rầm thằng cháu trời đánh.
Cầm Xuân Phương đẩy Trần Long Quý ra bàn ăn. Mọi thứ đã sẵn sàng. Mùi thơm phức, nức mũi. Hai đứa con, mỗi đứa cầm một ống cơm lam, tước bỏ phần bị cháy xém.
Tay khác cầm miếng cơm, chấm chấm cái gì, bỏ vào miệng nhai nhồm nhoàm, nheo mắt cực kỳ hưởng thụ đồ ăn ngon.
Mấy chục năm thanh xuân trôi qua. Lần đầu tiên trên đời, Trần Long Quý ăn một bữa cơm nghèo nàn, đạm bạc nhất trong lịch sử cuộc đời.
Bàn cơm chỉ có hai món lèo tèo. Một đĩa rau cải luộc xanh rì. Cá nướng một con chưa đầy một cân cho năm người. Ba lớn hai nhỏ.
Một tô nước canh rau cải, trong veo như mắt mèo, không chút váng dầu mỡ nổi lên. Hai chén nước chấm.
Một chén mắm gừng đặt bên phía hắn. Một chén muối giã hổ lốn tùm lum thứ bên phía vợ hờ. Thêm một cái đĩa trống để đựng xương.
Hắn với thư ký Cầm Xuân Phương được bới cho một chén cơm nóng sốt, đầy ắp, vun thành ngọn. Ba người kia còn thích thú với món cơm lam.
Trần Long Quý gắp miếng cá bỏ vào miệng. Cá vẫn còn giữ được đột ngọt bên trong, bên ngoài giòn rụm, thấm tháp gia vị. Không chút mùi tanh.
Miếng đầu ăn quá nhanh. Cần thử thêm miếng thứ hai mới cho ra đánh giá chuẩn xác.
Mắt thấy Trần Long Quý chỉ chăm chăm gắp cá. Đặng Dao Ngái cầm đũa, quay đầu, gắp cho hắn một gắp rau cải xanh rì “chay mặn phối hợp, tốt cho sức khỏe.”
Lật đũa quay trở lại. Gắp nửa con cá sang đĩa khác. Gỡ xương cẩn thận. Đặt giữa hai đứa nhỏ. Đặng Dao Ngái ngầm nói “đừng ăn tranh đồ với con nít.”
Trần Long Quý bực mình, càng bực hắn ăn càng nhiều, ăn đến khi bụng no căng, húp thêm chén nước canh trong veo, cả người thỏa mãn.
Trần Long Quý không dám nghĩ. Chuyện này bại lộ ra bên ngoài. Bạn bè sẽ cười chê hắn như thế nào. Thật không dám nghĩ tiếp.
Thư ký Cầm Xuân Phương mắt mù, tai điếc, chăm chú ăn cơm. Ông chủ gây áp lực đủ lớn nhưng đồ ăn ngon quá, không ăn “phí.”
Nhất là mấy ông cơm lam. Cứ nghĩ cơm không dở lắm. Ai dè ngon bất ngờ, không cần đồ ăn gì cũng ngon.
Thư ký Cầm Xuân Phương chấm ăn ngon lành. Trần Long Đạt tham ăn, sợ hết. “Của cháu”, cầm ống cơm làm để sang một bên.
Đặng Dao Nái từ nhỏ đã học được cách chia sẻ. Có đồ ngon liền mang ra cho người khác cùng tận hưởng chung.
Thư ký Cầm Xuân Phương cảm động chảy nước mắt. Tộc thì có làm sao. Không bằng này cấp nọ ảnh hưởng gì.
Nhân cách tốt đẹp là cả một hành trình dài phản ánh quá trình dạy dỗ, nhân phẩm, tư cách đạo đức của bố mẹ.