Chương 7: Hiệp Ước Chung Sống Hòa Bình

1975 Words
Hơn tám giờ tối, chị em Đặng Dao Ngái mở hết tốc lực, dọn dẹp xong một góc phòng. Cái giường gỗ bám đầy đất cát, bụi bẩn, đen nhanh như gỗ mun, đã hiện ra. Bãi rác gặp căn phòng bề bộn này còn phải cúi đầu gọi là “cụ tổ.” Bất kể cái gì cũng tiện tay vứt vào. Chai lọ, giấy tờ, thùng to thùng nhỏ, đồ ăn thức uống. Bao nhiêu năm chưa từng quét dọn một lần. Bụi bặm tiết ra dịch nhầy, đặc quánh, dinh dính, nền nhà ẩm thấp, quét nặng ì cả tay. Mới một góc phòng, xúc không biết bao nhiêu mủng đất mủn đầy ắp, đổ đầy gốc cây trong vườn. Dọn một cái phòng bẩn. Mệt nhọc tứa mồ hôi nhưng cảm giác cực kỳ thành tựu. Mỗi lát chổi đi qua. Cả một thế giới mới tươi mới hiện ra. “Củ cải, nghỉ tay đi ăn cơm em. Tối nay có chỗ ngủ rồi, mai tính.” Đặng Dao Ngái nói với em gái. Ngưng công việc dọn dẹp trên tay lại. Khi Đặng Dao Ngái lượm được Đặng Dao Nái, một đứa bé nằm trong nôi, trắng như nền tuyết trắng giữa mùa đông lạnh giá. Trong khi chờ đợi mẹ lớn đặt tên chính thức. Tên ở nhà đã được mọi người thống nhất gọi là Củ Cải. Trái với mong đợi của mọi người. Củ Cải càng lớn càng giống củ ấu. Chẳng rõ từ khi nào, làn da chưa kịp phơi nắng nhiễm sương. Dần chuyển từ trắng tinh, trắng muốt sang ngăm ngăm đen giống như tất cả mọi người sinh ra, lớn lên ở bản. Mẹ lớn bảo do địa hình, khí hậu, thời tiết, nguồn nước, thực phẩm quyết định. Đắp cả tấn mỹ phẩm lên người cũng không thể nào có được làn da trắng sáng, hồng hào, rạng rỡ như quảng cáo trên tivi. Củ Cải không thích tên ở nhà lẫn tên trên giấy tờ. Cái nào cũng trái ngược với thực tế. Đi đâu cũng bị người ta để ý, chọc cười. Nhất là cái tên Nái. Nghe y hệt lợn mẹ. Nào có ai thèm quan tâm, để ý. Để đặt được cái tên, chuẩn tiếng H’mông, mẹ lớn tốn không ít công sức hỏi thăm các cụ bô lão, đức cao vọng trọng trong bản. Con gái tính theo tuần trăng, hợp với thiên nhiên vũ trụ. Nái có nghĩa là nghĩa cao đẹp, thiện lương, sáng suốt. Thời gian tương đối trễ, Đặng Dao Ngái quyết định nấu bữa tối nhanh gọn, đầy đủ dinh dưỡng. Trong lúc rửa chén bát, dự định món buổi chiều đã ra lò. Nguyên liệu nấu ăn đã được tẩm ướp xong xuôi. Nấu nướng ít, Đặng Dao Ngái bật bếp gas nấu cho nhanh. Đồ trong nhà có sẵn, việc gì phải gọi đồ ăn ngoài, vừa tốn kém lại không đủ nóng sốt. Đặng Dao Ngái liên tục lắc lắc đầu, xua tan cái ý nghĩ "bần cùng" của bản thân. Người nghèo tiết kiệm từng đồng, từng cắc vẫn không dư ra một đồng. Người giàu tranh thủ tận hưởng cuộc sống từng giây từng phút. Không thể lấy quan điểm sống của mình tròng lên người khác. “Túi tiền của họ. Họ thích tiêu dùng thế nào là quyền của họ. Mình không được ôm rác từ bên ngoài để vào trong nhà, than thở hơi thối.” Đặng Dao Ngái liên tục nhắc nhở bản thân, không si tâm, vọng tưởng. Đang suy nghĩ vẩn vơ đã bị cái giọng oang oang của Trần Long Đạt vang lên. Cháu của kẻ khó ưa nhưng con nít vô tội. Khắc chế bản thân, không được phép giận cá chém thớt. “Thím ơi, nấu cơm thêm cho cháu ăn với. Cơm của cháu nguội ngắt, lanh tanh rồi. Thím làm nó ấm nóng lại nhé. Cháu còn phải đi học tí nữa mới hết giờ. Chừng nào ăn cơm, thím nhớ gọi cháu nhé. Cháu đói lắm, không còn sức lết. Da bụng dính vào da lưng. Thằng bé khòm lưng, ôm bụng, chống chế cơn đói. Trần Long Đạt lôi ra hộp cơm ba tầng to đùng. Chay mặn phối hợp, bắt mắt. “Ngon không?” Trần Long Đạt hỏi Củ Cải, đính kèm chút khoe khoang. “Đắt không?” củ cải hỏi lại. Hả, Trần Long Đạt ngớ người, xưa nay hắn chỉ quan tâm ăn ngon hay không, chưa một lần quan tâm giá cả. Chuyện đó có bố mẹ hắn tính. “Không biết.” Trần Long Đạt nói. “ Sông có khúc, người có lúc. Sống nay phải biết nghĩ đến mai. Tương lai về già mới không lo.” Đặng Dao Nái giở cái giọng bà cụ non. “Hừ, không ăn thì thôi.” Trần Long Đạt đậy nắp hộp lại. Trẻ con là vậy, phút trước còn thích. Chưa kịp quay mặt đã không ưa nhau. Trần Long Đạt tiu nghỉu quay trở lại phòng. Tiếp tục bài học còn giang dở, bố nó bên kia đang thưởng thức ly cà phê trên tay hỏi “Mày đi đâu mà lâu thế? Qua Lào hay Trung Quốc?” “Bố tiếp tục dạy đi, nhanh lên, con muốn đi ăn cơm. Vì học với bố. Vợ làm vợ giận còn không có thời gian dỗ dành. Cho đồ ăn ngon cũng không cần, chỉ biết hỏi giá cả. Bố chả được cái tích sự gì. Tổ gây rắc rối, phiền phức.” Trần Long Đạt ấm ức, khó chịu, nói không suy nghĩ. Một phần cách cái màn hình. Trần Long Đạt coi trời bằng vung. “Cái thằng mất dạy kia, tao lại chả đấm cho mày một phát vỡ miệng. Ai dạy mày ăn nói cái kiểu hỗn hào, không tôn ti trật tự với bố mày thế hả con? Trần Long Phú quả thật không thể chịu đựng nổi thằng con không lớn, không nhỏ. Từ lúc thằng con vô tình phát hiện, mối quan hệ bố mẹ bị rạn nứt. Tính tình thay đổi một trăm tám mươi độ. Ngỗ nghịch, bất cần, lì lợm. Một đường thối hoắng đi xuống. Trần Long Đạt đang học. Nhích tới nhích lui trên ghế. Củ Cải mở cửa, ló đầu vào gọi “học xong chưa? ra ăn cơm?” Hắn làm mình làm mẩy. Con gái người ta không một chút để ý. Hắn đã quá nhỏ nhen, cần phải chỉnh đốn lại gấp. Đám mây u ám bay lượn trên đầu Trần Long Đạt bay biến. Năng lượng sống tích cực quay trở lại. Thương lượng với ông bố. “Bố ơi, bố cho con đi ăn cơm. Con đói quá rồi ạ. Đói đến nỗi đầu óc chứa toàn đồ ăn, thức uống. Bố cố nhét thêm nữa cũng không có tác dụng gì. Bài không học còn đó, nó đâu có chân mà chạy. Học hôm nay chưa hết, chưa hiểu, học vài lần sẽ hiểu. Bây giờ con không ăn. Tí nữa ăn một mình, ngồi thu lu một góc như hệt chó con không mẹ. Cơm khô rang, cứng ngắc.” Trần Long Đạt chưa có ý định kết thúc cuộc du thuyết của mình. Ông bố Trần Long Phú đã vẫy vẫy tay, ra điều “biến lẹ đi,” “nghe nhức hết cả đầu.” Trần Long Đạt chỉ cần có thế. Không buồn tắt màn hình, chạy ra cửa. Kéo Củ Cải đang tò mò, quan sát “phố xá có nhiều thứ thật lạ lùng.” ______________*********______________ Mười giờ đêm. Đặng Dao Ngái vừa bước chân vào thư phòng, chưa kịp ngồi ấm chỗ. Trần Long Quý ném cho một tập giấy A4, đánh số thứ tự rõ ràng. Hơn một trăm điều cần lưu ý. Quy tắc khi sống chung. Đặng Dao Ngái đọc qua, càng đọc càng nhíu mày. Cái này quá bất bình đẳng. "Anh đang đùa với tôi chắc. Theo hợp đồng cũ, Trách nhiệm của tôi, diễn trọn vai vợ hiền, dâu thảo cùng anh trước bàn dân thiên hạ. Ngoài ra, chúng ta nước sông không phạm nước giếng. Anh muốn tôi vào vai "ô -sin". Mời trả tiền. "Tiền ăn, ở, sinh hoạt của cô và em gái được trừ vào tiền làm việc nhà. Cô nghĩ thực phẩm nhà này đều là hàng chợ, dăm ba đồng một mớ, đầy cả rổ như núi nhà cô hả? Không có đâu, toàn hàng cao cấp, đắt tiền." Trần Long Quý nói. "Vậy, tôi sẽ chuẩn bị đồ ăn riêng cho mình và em gái. Tiền lương ô sin tôi không cần tính theo tháng, tính theo giờ. Một tuần kết toán một lần. Tôi sợ anh bận trăm công ngàn việc, đã rất nhân nhượng, chứ không tôi yêu cầu sau mỗi ngày, ngày nào kết toán ngày đó. Không sợ bị quỵt nợ. Đời này ấy mà. Người nghèo mới sợ nợ bám thân. Ăn không ngon, ngủ không yên. Nợ một chút lo ngay ngáy, ăn không ngon, ngủ không yên. Nhanh chóng tìm cách trả nợ. Người giàu quen ăn to, làm lớn. Nợ nần chất chồng mới càng kiếm ra nhiều tiền bạc. Ngày ngày bảnh bao, ăn sang, mặc diện. Lương tháng giúp việc vài đồng quyết không trả. Khất lần, dây dưa, nhập nhằng từ tháng này qua tháng nọ. Người giúp việc tế nhị, nhắc khéo. Chủ còn coi khinh. Dăm ba đồng, không bằng một khảy móng tay, búng cái là xong, lo gì. Nói thì hay ho, ngọt ngào. Chỉ có tiền thiết thực nhất. Mãi không chịu chi ra. Nào có hay nỗi khổ nhà nghèo, ngóng trông đồng lương ít ỏi đó tới đỏ con mắt. Trần Long Quý thiếu điều thổ huyết. Con mắt vào của vờ hờ nhìn hắn là người không ngay thẳng, đàng hoàng. "Cô có nhầm lẫn gì không? tiền em gái cô đi học. Một năm tốn kém bao nhiêu cô biết không? đây là trường quốc tế có tiếng, nổi tiếng đắt đỏ ở thủ đô chứ nào phải dăm ba cái trường làng không tiếng, không tăm." Trần Long Quý nhấn mạnh. “Ủa, anh tính trả tiền học cho em gái em à?Em không ngờ anh lại tốt bụng như thế. Em xin lỗi đã nghĩ xấu, nghi ngờ lòng tốt của anh.” Vợ hờ lật mặt tức thì. Trần Long Quý hết cách. Nhưng em đâu có dự định cho em gái đi học trường quốc tế đâu. Trường làng là được. Ở vùng ven, cách nhà không xa lắm. Hai ba cây số. Con bé dư dả đạp xe đi, về. Trường học có một buổi. Thời gian còn lại đủ cho học những thứ thiết yếu. Cần câu cơm sau này. "Chuyện học hành,em cũng không đặt ra yêu cầu cao ở em gái. Chỉ cần không mù chữ, biết tính toán sơ sơ, biết đếm tiền, ra ngoài không bị người ta lừa là được." Đặng Dao Ngái nói. Trần Long Quý càng nghe càng đau đầu, không thể nào câu thông nổi với vợ hờ. Quá ngu dốt, quá bảo thủ. Cho cơ hội học hành không chớp lấy. Ngu thì chết. Thảo luận vấn đề nào, trái chiều, ngược dấu vấn đề đó. Không thể nào tiếp tục nói chuyện nổi. Nói nữa, chắc hẳn phải nhập viện tâm thần, điều trị thần kinh. Gọi luôn bác sĩ tim mạch hỗ trợ. Tức quá, lồng ngực đau nhức, mạch máu như nghẽn lại, không lưu thông. "Ngu dốt, lì lợm thực sự đáng sợ." Trần Long Quý nghĩ.
Free reading for new users
Scan code to download app
Facebookexpand_more
  • author-avatar
    Writer
  • chap_listContents
  • likeADD