CHƯƠNG 19: ĐỨA TRẺ MƯỜI TUỔI

1022 Words
Một thời gian rất lâu sau đó, khi mà tiền chúng tôi kiếm được sắp tiêu tán hết vì cái thói ăn xài hoang phí của cả ba thì khách hàng tiếp theo lại đến. Lần này lại mà một đứa nhóc. Một thằng nhóc mười tuổi, nước da đen xì, trên mặt có mấy vệt trầy ứa cả máu, tóc tai dài ngoằng ra cũng không thèm cắt đi, quần áo trên người rách bươm không còn chỗ nào là lành lặn. Tôi đến gần còn ngửi thấy mùi khó chịu tỏa ra từ người thằng bé. Tôi nhíu mày hỏi: “Em chỉ mới có tám tuổi mà đã nghĩ đến chuyện gieo mình từ trên thành cầu xuống sông rồi à?” Đáp lại tôi chỉ là một ánh nhìn đầy bình thản và vô vị của nó, kèm theo vài lời: “Mười tuổi thì không được chết sao? Ngay cả quyền được chết em cũng không có à?” Tôi lắc đầu: “Không phải là không có quyền, mà là em còn quá nhỏ.” Thằng bé kiên định đáp lại: “Bởi vì không có đứa nhỏ nào ở cái tuổi như em lại phải sống như thế này, cho nên em không muốn sống nữa.” Tôi thở dài, ra hiệu cho Thiền đi pha trà. Lúc nhận được lời thỉnh cầu của cậu bé, tôi còn tưởng chỉ là một đứa bé nào đó đang tuyệt vọng vẫy vùng mà thôi. Sau khi dùng thần trí của mình nhìn sơ qua, tôi hết hồn mau chóng đem cậu bé về đây vì con sông đen ngầm với dòng nước chảy xối xả làm tôi điếng người. Nếu ngã xuống thì chỉ có nước chờ thần chết đến rước đi thôi, tôi cũng không có quyền sử dụng phép thuật để cứu nó. Tôi đan hai tay vào nhau bắt đầu nói: “Nơi này có thể thực hiện mọi yêu cầu mà em mong muốn, chỉ cần em đưa cho chúng tôi một số tiền đủ để mọi người ở đây hài lòng thì em nhất định sẽ có được thứ mà mình muốn.” Nó tỏ vẻ như là chuyện đương nhiên, nhún vai nói: “Chị nhìn em như thế này thì làm sao mà có nhiều tiền được chứ?” Tôi nghẹn họng, Thiền và Tĩnh cũng nuốt nước miếng nhìn nhau không nói câu nào. Đúng là vậy thật, nhưng theo nguyên tắc thì tôi vẫn phải giới thiệu sơ lược một chút về quán, tôi cũng muốn bỏ nhưng nguyên tắc người trước để lại tôi nào có cái quyền gì đâu? Hắng giọng: “Nếu không có tiền, khách hàng có thể đổi một thứ giá trị đối với mình cũng được. Càng có giá trị với bản thân em thì tiền đổi ra càng cao.” Lúc này, tôi lại thấy mắt thằng bé này sáng lên một tẹo. Nó lẩm bẩm trong miệng: “Thứ giá trị nhất với mính sao?” Nhưng rồi thằng bé lại ủ rũ nói: “Nhưng nó chẳng đáng bao nhiêu tiền cả, chỉ là thứ đồ rách nát thôi.” Tôi đáp: “Không sao, chị chỉ nói nó giá trị với em chứ không nói nó đáng bao nhiêu tiền.” Mắt nó láo liên nhìn xung quanh, rồi lại cuối đầu suy nghĩ gì đó, sau đó lại ngước lên trịnh trọng nói: “Vậy thì em muốn mọi người giúp em kiếp sau tìm được gia đình giàu có, ba mẹ yêu thương em được không?” Tôi nhíu mày đắn đo, ngoắc hai đứa kia lại hỏi nhỏ: “Nè, yêu cầu này chúng ta có thực hiện được không, vì chuyện này đâu thuộc quyền hạn của chúng ta?” Thiền nói nhỏ bên tai tôi: “Nhiệm vụ của quán chúng ta là thực hiện bất kỳ yêu cầu nào mà khách hàng mong muốn chỉ cần đưa ra số tiền tương xứng, cứ làm thôi bên trên sẽ có bộ phận giải quyết.” Ở bên tai phải, Tĩnh cũng ghé vào nói: “Trước kia có trường hợp này rồi, tôi nghe là phía trên phải xét duyệt lâu lắm mới xong. Nhưng cuối cùng thì người đó cũng được như ý muốn của mình ở kiếp sau, chuyện của chúng ta chỉ là làm theo những gì họ yêu cầu, còn ngoài quyền kiểm soát thì cứ để các sếp ở trên giải quyết cho.” Tôi gật đầu ra chiều hiểu rõ, quay sang cậu bé trước mặt nói: “Em uống ly trà này, xem như giao dịch giữa chúng ta thành công. À, còn món đồ của em ở đâu, bọn chị sẽ tự đi lấy.” Nó cẩn thận nâng tách trà lên, đưa lên mũi ngửi sau đó mới dám uống một ngụm nhỏ. Uống xong cái mặt đen xì lại biểu hiện thích thú nói: “Trà này ngon thật đó, dù có hơi đắng một chút nhưng mà thơm, còn dễ uống hơn cái thứ nước cống dơ bẩn em phải uống hằng ngày kia.” Tôi ngạc nhiên: “Uống nước cống?” “Em làm rửa chén thuê cho người ta, thấy em dơ người ta khinh lắm có hôm còn cho em uống nước cống nữa. Nhưng không uống thì lấy sức đâu mà làm, đành phải uống thôi. Em còn thằng em sáu tuổi phải nuôi ở nhà, em nhịn được còn nó thì không.” Tôi suýt nữa thì giật ly trà ra khỏi tay nó, nhưng nghĩ lại thằng bé đã uống một ngụm rồi cũng chẳng thay đổi được gì nữa, chỉ đành hỏi tiếp: “Nếu em không còn nữa, thì em của em phải làm sao?” Ai ngờ, thằng bé lại cười như có như không bảo: “Mặc kệ nó chứ, em lo cho em còn chưa xong thì sao lo cho nó được. Biết đâu em chết rồi nó còn có cơ may được gia đình khác nhận nuôi.”
Free reading for new users
Scan code to download app
Facebookexpand_more
  • author-avatar
    Writer
  • chap_listContents
  • likeADD