Chương 1: Khoảnh khắc trước bình minh

1845 Words
TPHCM 8/4/20xx 5h00 sáng "Reng reng" Tiếng chuông báo thức vang lên, kéo tôi ra khỏi giấc mơ đầy ám ảnh. Tôi bật dậy, mồ hôi lạnh toát, hai hàng nước mắt còn đọng lại trên mặt. Những giấc mơ ấy quay về mỗi đêm như một lời nhắc nhở tàn nhẫn rằng tôi không thể nào thoát khỏi chúng. Tôi lê bước vào nhà vệ sinh, đối diện với gương. Hình ảnh trong gương hiện ra như một kẻ xa lạ, một kẻ mà tôi ghét bỏ. Đôi mắt một mí nhỏ bé, khuôn mặt tròn đầy và sạm đen, cùng đôi môi dày thâm xì. Đó là một gương mặt mà chẳng ai có thể yêu thương, chẳng ai có thể chấp nhận. Từng đường nét trên mặt tôi như đang cười nhạo tôi một cách nhẫn tâm và độc ác. Tôi không thể chịu nổi khi phải nhìn vào gương, nhưng lại không thể dứt mắt khỏi nó. Mỗi khi nhìn vào, tôi chỉ thấy một kẻ thất bại, một người chẳng có gì đáng giá. Da tôi đen nhẽm, không còn chút dấu vết của sự rạng rỡ ngày nào. Thân hình từng gọn gàng và khỏe mạnh, giờ chỉ còn là một đống mỡ thừa, mỗi bước đi khiến tôi cảm nhận rõ sự nặng nề và lúng túng. Tôi không còn nhớ lần cuối cùng mình tự tin bước ra đường mà không che mặt là khi nào. Giờ đây, chiếc khẩu trang đã trở thành vật bất ly thân của tôi mỗi khi ra ngoài, giúp tôi giấu đi những gì mà tôi không muốn ai nhìn thấy. Khi ngồi cùng người khác, tôi cũng không thể nào ngừng suy nghĩ về việc liệu họ có đang so sánh tôi với ai đó không. Tôi luôn cảm thấy cần phải lấy gối, balo, hoặc bất cứ thứ gì để che trước người, như thể điều đó có thể làm tôi nhỏ bé và ít gây chú ý hơn. Sự tự ti đã ăn sâu vào từng hành động nhỏ nhặt nhất của tôi, khiến tôi lúc nào cũng lo sợ và bất an. Nhưng điều kỳ lạ là, bất kể cảm thấy như thế nào, tôi vẫn luôn nở nụ cười khi gặp bạn bè. Cứ như thể nụ cười ấy đã trở thành một phần của tôi, một cách để tôi đối mặt với mọi thứ, dù lòng tôi có như thế nào đi nữa. Tôi khoác lên mình chiếc áo sơ mi trắng được ủi thẳng không một nếp gấp, kèm theo chiếc váy xám. Vì hôm nay là thứ 2 nên tôi thắt lên cổ áo chiếc khăn quàng đỏ thân thuộc, còn từ thứ 3 đến thứ 6 thì trường tôi yêu cầu nữ mang nơ, nam mang cà vạt, nhưng dường như vẫn có khá nhiều bạn nữ trường tôi đeo cà vạt và thầy cô cũng không thèm để tâm. Chiếc áo sơ mi trắng bó chặt lấy cơ thể tôi như một lớp da thứ hai, nhưng không phải là một lớp da bảo vệ, mà là một lớp da ngột ngạt, khiến tôi cảm thấy mình bị siết chặt đến nghẹt thở. Mỗi lần tôi cử động, vải áo kéo căng trên ngực, trên bụng, tôi có cảm giác nó đang cố gắng bóp nghẹt từng hơi thở của tôi. Tôi không thể thở một cách bình thường, tựa hồ không khí xung quanh tôi đang bị hút cạn. Chiếc váy xám cũng chẳng khác gì một cái bẫy, giam cầm đôi chân mập mạp của tôi trong sự chật chội và tù túng. Mỗi bước đi là một cực hình, cảm giác như tôi đang di chuyển trong một không gian quá chật hẹp, không có chỗ cho tôi tồn tại. Nó làm tôi nhớ đến những cơn ác mộng, nơi tôi bị giam cầm, bị siết chặt mà không thể thoát ra. Trong khi những người khác có thể mặc bộ đồng phục này với sự vô tư và tự tin, tôi chỉ cảm thấy mình bị nghiền nát dưới sức nặng của nó. Những gì lẽ ra phải là biểu tượng của sự đoàn kết và niềm tự hào, với tôi chỉ là một lời nguyền rủa, nhắc nhở tôi về từng khuyết điểm, từng phần cơ thể mà tôi căm ghét. Bộ đồng phục này không chỉ che giấu con người thật của tôi, mà còn bóp nghẹt từng chút tự do, từng tia hy vọng còn sót lại trong tôi. - Thôi chết mới đó đã 6h rồi. Tôi đeo cặp lên vai, lao nhanh xuống nhà rồi vội vàng trèo lên chiếc xe đạp điện. Không để mất thêm giây nào, tôi phóng thẳng đến trường, mong rằng mình sẽ không bị trễ. Đến trước cổng trường, tôi chậm lại, nhìn chằm chằm vào quán cơm tấm đối diện. Hương thơm ngào ngạt khiến bụng tôi cồn cào, nhưng khi nhìn xuống số tiền ăn sáng ba đưa, tôi chỉ thấy tội lỗi và sự ám ảnh về cân nặng. Tôi cắn răng, nhét tờ tiền vào balo, tự nhủ rằng mình không cần bữa sáng. Nhịn ăn, như mọi ngày, là cách duy nhất tôi biết để kiểm soát cơ thể đang ngoài tầm kiểm soát. Với một cái nhìn cuối cùng đầy chán nản, tôi rồ ga, lao xe vào bãi đỗ, cố lờ đi cơn đói đang hành hạ. Sau khi đỗ xe, tôi cúi gằm mặt, tránh né ánh nhìn của tất cả mọi người xung quanh. Bước chân nặng nề, tôi lê mình vào sảnh nhỏ, mong sao không ai chú ý đến sự hiện diện của tôi. Mỗi bước đi đều khiến tôi cảm thấy nhỏ bé và vô hình giữa những cái nhìn vô tình hoặc có lẽ là dò xét của người khác. Vừa bước vào sảnh, tôi gượng ép bản thân nở nụ cười, chạy tới đập vai thằng bạn: - Đạt, mày tới sớm vậy? Con Châu với thằng Hoàng chưa tới hả? - Ừ! Nhóm bốn đứa, có mỗi hai đứa tụi nó là suốt ngày đi trễ. Nghe xong, tôi chỉ bật cười rồi chọn một góc khuất cạnh máy bán nước tự động để ngồi, như một cách để lẩn tránh ánh nhìn của mọi người. Từ lâu, tôi đã quen với việc tìm những nơi tối tăm, ít người để trốn tránh sự chú ý. Thằng Đạt không thắc mắc gì thêm, có lẽ đã quen với thói quen của tôi. Ngồi đó, tôi chỉ biết thu mình lại, cảm giác như mình là một phần vô hình của bức tranh tẻ nhạt này. Đang miên man suy nghĩ thì bất chợt bị đập vai khiến tôi hoảng hồn, quay lại nhìn thì là Châu và Hoàng, khiến tôi buộc miệng chửi thề: - Trời má! Cái dcm bọn bây bộ tụi bây kêu bình thường thì chết ai hả? - Kệ tao! - nhỏ Châu ngang ngược đáp. Thằng Hoàng đứng cạnh Châu, đưa tay chỉnh gọng kính cận đang tụt xuống mũi. Rồi cười khanh khách hỏi: - Mai, mày điểm danh chưa? - Ui thôi chít mọe tao quên - nói xong tôi liền chạy một mạch đến máy điểm danh (trường tôi dùng máy nhận dạng khuôn mặt để điểm danh) Khi đứng trước máy, tôi cảm giác sự tự ti ngày càng lớn. Xung quanh, hàng dài học sinh đang xếp hàng chờ lượt điểm danh của họ. Lúc máy điểm danh hiện lên khuôn mặt tôi trên màn hình, ánh sáng chói chang làm nổi bật từng khiếm khuyết trên gương mặt tôi. Tôi cảm thấy như mình bị phơi bày trước ánh mắt xét nét của mọi người, sự xấu hổ dâng trào như sóng cuốn lấy tôi. Mỗi ánh nhìn từ phía sau lưng, mỗi tiếng thì thầm nhỏ nhẹ từ những người đứng chờ khiến tôi cảm thấy mình như một vật thể lạ lùng, không phù hợp. Khi máy điểm danh nhận diện xong, tôi thở phào nhẹ nhõm nhưng cảm giác nặng nề vẫn không rời. Tiếng trống của thầy giám thị vang lên như một sự giải thoát, nhưng tôi cảm thấy mình vẫn mắc kẹt trong cái bóng tối của sự tự ti và cảm giác không thể hòa nhập. Đám đông học sinh bắt đầu xếp hàng cho lễ chào cờ, tôi cố gắng đứng một cách kín đáo ở cuối hàng, nơi có ít ánh nhìn hơn. Trong lúc chờ đợi, tôi quay sang nhỏ Châu đứng phía trước tôi và trò chuyện để làm vơi bớt cảm giác bất an. - Ê Châu, mày làm xong bài Toán hình chưa? - Tôi hỏi, cố gắng giữ cho giọng nói mình nghe thoải mái và tự nhiên. - Ừ, tao làm xong từ tối qua rồi. Còn mày, điểm danh nhanh không? - Châu đáp. - Tưởng không kịp luôn. Đứng chờ lâu quá, ai cũng đẩy qua đẩy lại - Tôi châm chọc, cố gắng làm cho cuộc trò chuyện có vẻ vui vẻ hơn để không phải nghĩ đến ánh nhìn xung quanh. Châu nheo mắt, quay sang tôi với nụ cười tinh nghịch: - Ê mà tao nói thật, sao mày vào trường sớm thế mà lúc nào cũng đợi giám thị đánh trống mới chạy như bay đi điểm danh? Mày có bí quyết gì không? Hay mày đang tập luyện cho giải “Điểm danh nhanh nhất thế giới”? Tôi lườm Châu, cố gắng giữ vẻ nghiêm túc: - Ờ, thì tao đang nghiên cứu phương pháp “tính giờ ngược”, chuyên gia điểm danh lúc cuối thôi. Châu không buông tha: - “Phương pháp” của mày chắc là bí quyết để dành cho giải Nobel “Điểm danh muộn”! Thực sự mày học cách này ở đâu vậy? Bây giờ có lớp học online không? Đạt và Hoàng đứng bên hàng nam cũng không kìm được, bước tới trêu chọc: - Đúng rồi, chắc mày đang luyện tập để tham gia giải marathon điểm danh - Đạt trêu. Châu cười khúc khích, rồi tiếp tục: - Mày làm như thể đi điểm danh là môn thể thao Olympic ấy! - Hay mày đang âm thầm chuẩn bị một ứng dụng điểm danh tự động, cái kiểu “nhảy cẫng lên để điểm danh” ấy? - Hoàng thêm vào. Tôi đẩy đám bạn ra, giả vờ bực bội: - Được rồi, đủ rồi! Đừng làm ồn nữa, không thì có khi tao phải dùng kế hoạch “ngụy trang” cho cuộc điểm danh sắp tới đây. Cả nhóm cười rôm rả, nhưng tôi vẫn không thể hoàn toàn xua tan cảm giác lo lắng nhưng ít nhất thì những tiếng cười của bạn bè đã làm vơi bớt phần nào sự căng thẳng. Tôi cố lờ đi ánh nhìn xung quanh và tập trung vào việc xếp hàng chào cờ.
Free reading for new users
Scan code to download app
Facebookexpand_more
  • author-avatar
    Writer
  • chap_listContents
  • likeADD