bc

Đường về nhà

book_age16+
36
FOLLOW
1K
READ
HE
sensitive
bxg
lighthearted
city
school
slice of life
civilian
like
intro-logo
Blurb

“Chỉ khi chúng ta hạnh phúc với chính bản thân, chúng ta mới tìm được đường về nhà.”

Chúng ta chỉ là những kẻ bình thường trong thế thế giới xô bồ, mang trong mình những vết thương lòng cần được chữa lành. Sự cô đơn chấp bám sẽ được thay thế bằng tình yêu thương chân thành. Nhưng tìm đâu để thấy được yêu thương?

Yêu thương vốn dĩ luôn tồn tại xung quanh ta.

chap-preview
Free preview
Phần 1. Sự khởi đầu
Tôi đang ở độ tuổi rừng rực ngọn lửa thanh xuân. Tôi đặt chân đến vùng đất xa lạ này vào một ngày trời đông ảm đạm. Mưa phùn và ngọn gió khô dường như đã mang đi sinh khí của cả đất trời. Đây đã từng là nơi mà tôi muốn đến. Nhưng ở thời điểm hiện tại thì không. Một tay kéo chiếc vali tạo thành những vệt ướt dài trên hành lang nhà ga, tiếng rề rề từ chiếc bánh dường như trở thành thứ âm thanh sinh động nhất của nơi đây. Hoặc là… chỉ mình tôi thấy vậy. Nhà ga ở đây không đông như tôi nghĩ. Trước ngày khởi hành hai hôm, tôi đã ngồi tưởng tượng biết bao về cảnh vật khi mà tôi tới. Tôi cứ nghĩ cuộc sống nơi phồn thị này hẳn sẽ náo nhiệt lắm, hẳn là người vào người ra nườm nượp, tiếng nói cười hẳn phải xôn xao cả khoảng trời. Không gian nơi đây thật ảm đạm. Có lẽ bình thường nó náo nhiệt hơn, khi mà ông trời thôi mít ướt, không khí thôi lạnh lùng, có lẽ mọi người sẽ lại ra đường. Tôi tự an ủi bản thân như vậy. “Hẳn cháu là Mao?” Một giọng nói trầm ấm truyền đến từ phía sau, đánh thức tôi khỏi dòng suy nghĩ. Đó là một bà lão chừng 60 tuổi với chiếc khăn len màu đỏ đô được quấn thành một khối khổng lồ quanh cổ. Đầu bà ấy nhỏ nhắn với mái tóc ngắn xoăn xù. Trông cứ như quả trứng nằm trong tổ vậy. “Vâng.” Tôi đáp. Bằng cái chất giọng nhẹ nhàng mỗi khi gặp người lớn. Tôi phải tỏ ra mình là một đứa trẻ ngoan, nếu không hẳn sẽ rất rắc rối. Tôi chính thức chuyển đến thành phố này để sinh sống và học tập như một sinh viên đại học đầy kỷ luật tại nhà của một người bà họ hàng xa. Mẹ tôi đã nói thế qua điện thoại vào khoảng một tháng trước. Tôi nghe bà gọi người bên đầu dây bằng bà và xưng con. Mẹ cũng đã đưa tôi tấm ảnh của người bà họ hàng, thế nhưng người đứng trước mặt tôi đây lại có nhiều nếp nhăn hơn cả.  Bà lão nắm lấy quai của chiếc túi tôi đang xách với một thái độ vô cùng thản nhiên. “Đưa cho ta nào cô gái.” “Để cháu cầm. Mọi thứ đều ổn cả.” Tôi vội giữ chặt quai túi, lùi lại mấy bước mà lắc đầu. Ai lại để cho một bà già 60 tuổi mới gặp lần đầu xách đồ hộ chứ. Không nói tới cái nhìn của người đi đường, lương tâm tôi không cho phép. À không. Chỉ là phép lịch sự mà thôi. Một phần trong đó cũng e sợ bà lão chỉ là người giống người, nếu như tôi lơ là ngay lập tức sẽ có mấy tên to con nhảy ra đàn áp giống như chi tiết trong cuốn phim tôi xem hôm trước. Tôi đưa ánh mắt nhìn xung quanh rồi cẩn thận hỏi lại: “Sao bà biết tên cháu ạ?” “Ồ, mẹ cháu chưa nói với cháu à? Con bé đã gửi cho ta rất nhiều ảnh của cháu, thậm chí còn nói cho ta biết bộ đồ hôm nay cháu mặc.” Tôi nhìn bà lão với ánh mắt kỳ quặc. Đúng là đêm hôm trước mẹ tôi có sắp ra một bộ đồ và dặn tôi phải mặc nó cho bằng được. Xem ra người lớn cũng có những bước tính toán thật khó hiểu.  Bà lão thò tay vào túi, lục tìm và đưa tôi xem một bức thư tay. Khỏi cần phải xem nội dung bên trong tôi cũng nhận ra chữ viết tay của mẹ. Mẹ tôi có thói quen ký vào đằng sau tên của bà ấy cùng với một hai dòng tóm tắt nội dung thư. Nét chữ của mẹ nguệch ngoạc và run rẩy vì đã lâu không cầm bút. Tôi gập đôi lá thư và cất vào túi áo, cố gắng che giấu sự ngượng ngùng khi bà lão cứ nhìn tôi mãi. Bà lão thấy vậy cũng cười xoà, đưa tay chỉ về phía sau lưng tôi. “Phía trước có một cửa hàng tiện lợi. Cách nhà cũng không xa. Cháu có muốn cùng ta đến đó mua chút đồ trước khi về không?” Tôi nhìn theo hướng bà lão chỉ và gật đầu. Dù sao cũng cần mua một số thứ. Vả lại tôi cũng chưa biết đường về nhà bà ấy. Nếu không xa thì mua luôn cũng tiện. Thế là tôi cùng bà ấy đi về phía cửa hàng. Tôi nhường cho bà đi vào bên trong, nơi những hạt mưa không chạm được đến người bà ấy. Kể cũng lạ, dù cho nhà có gần, bà ấy cũng không nên ra ngoài mà không mang ô như vậy được. Nhưng bà ấy trông có vẻ khá hồng hào đấy chứ. Tại cửa hàng tiện lợi, tôi tìm cho mình mấy món đồ cá nhân như bàn chải, khăn mặt. Mua thêm một ít đồ ăn vặt. Và có lẽ tôi nên mua một món gì đó làm quà lần đầu gặp mặt. Nhưng mua ở cửa hàng tiện lợi có vẻ không hay cho lắm nhỉ?! Khi tính tiền, mặc cho tôi có nói gì, bà ấy vẫn một mực giành quyền thanh toán. Bà ấy nói đây coi như là quà gặp mặt. Sống bằng này tuổi rồi, có người chịu đến ở cùng, cũng nên đối đáp người ta một chút. Tôi nhìn bà lão, miệng thì cảm ơn nhưng lòng lại thầm cảm thấy may mắn. Với chút đồng tiền ít ỏi tích cóp được, nếu có người thanh toán hộ thì tốt biết bao. “Ta tên là Mikizuna. Nhưng mọi người hay gọi ta là bà lão Kizu. Có lẽ do cái tên quá dài hoặc là nó không còn phù hợp với người già như ta nữa.” “Cháu tên Mao.” “Ta biết. Ta đã biết cháu từ ngày xưa. Ta cũng là người đã bế cháu suốt những năm mới sinh đấy.” “Bế cháu sao?” Thật bất ngờ. Tôi chưa từng nghe mẹ nhắc về chuyện này trước đây. Suốt hai mươi năm tuổi vừa qua tôi chỉ rúc trong cái thành phố bé xíu ấy. Hiếm hoi lắm mới có một lần đi lên chốn đô thị này. Thật khó tin.  “Cháu là một cô bé ngoan.” Bà Kizu đáp với nụ cười hiền hậu trên môi. Mặc dù bà đã lớn tuổi, dáng lưng hơi còng nhưng bước đi lại vô cùng vững chắc và nhanh nhẹn. Hai chúng tôi cứ thế đi từ cửa hàng tiện lợi về nhà bà, thi thoảng lại bàn luận một câu vô thưởng vô phạt. Con đường dẫn về nhà bà Kizu quả quanh co vòng vèo. Mặc dù nó khá gần nhưng lối đi thì lại khó nhớ. Từ nhà ga đi qua một con phố, sau đó rẽ trái, rồi lại rẽ phải. Đi thẳng tầm 100m, tới một con hẻm nhỏ, đi hết con hẻm sẽ tới một con phố nhỏ. Và nhà của bà Kizu ở đầu phố. Một ngôi nhà hai tầng đơn giản với cây hoa giấy khẳng khiu cành lá trước cổng nhà. Trước thềm cửa có đặt vài chậu cây nhỏ. Chậu nào chậu nấy cũng đều như mấy bộ xương khô, trọc lá và kỳ dị. Bà Kizu có một mảnh đất nhỏ trước cửa nhà dùng để làm vườn rau mini. Trên đó tôi đếm sơ chắc cũng được đến ba loại rau. Nhưng có lẽ trồng chơi vậy thôi vì nom số lượng chẳng đủ lấy một bữa. Bà Kizu lạch cạch mở cửa và dẫn tôi lên tầng hai. Phòng tôi ở bên trái, đối diện với phòng của bà ấy. Căn phòng dường như đã được tân trang lại kha khá vì trông mọi thứ mới hơn so với những đồ đạc ở tầng dưới. Căn phòng có hai cửa sổ. Một chiếc hướng thẳng ra mặt tiền và một chiếc nhỏ hơn ở bên vách tường, tầm nhìn là con hẻm nhỏ. Bà Kizu mở toang hai cửa sổ khiến cho gió lạnh ập vào.  “Ta đoán cháu sẽ thích căn phòng này.” “Một căn phòng với ngoại cảnh không có gì đặc biệt sao?” Tôi đáp. Nhưng bà Kizu chẳng hề để tâm tới lời nói có phần vô duyên của tôi. Bà bước ra ngoài và dặn tôi hãy xuống ăn tối vào lúc 6h chiều. Sau đó thì bỏ tôi lại một mình trong căn phòng. Có vẻ sự hiếu khách của bà ấy đã hết rồi.  Tôi đóng cửa phòng và bắt tay vào việc sắp xếp đồ đạc. Một chiếc tủ quần áo bằng gỗ dựng ở phía đối diện với ô cửa sổ, chỉ cần mở cửa phòng ra, điều đầu tiên nhìn thấy sẽ là tủ quần áo. Chiếc giường được kê cạnh chiếc cửa sổ bên vách tường với đầu giường hướng ra phía mặt tiền. Một chiếc bàn gỗ ép được đặt cạnh giường. Kế đó là một chiếc tủ nhỏ. Tôi đoán bà ấy để vào đây hòng lấp đầy căn phòng mà thôi. Ở phía chân giường là một chiếc gương soi treo tường có viền màu hồng. Đến đây tôi mới để ý cả căn phòng đều được sơn màu xanh dương nhạt. Trên trần còn đính những ngôi sao nhỏ, một chiếc đèn trần được treo giữa phòng. Một chiếc chuông gió thuỷ tinh treo ở cửa sổ trước bàn học. Và chiếc cửa sổ cạnh giường sở hữu riêng một tấm rèm hạt cực độc đáo. Thật không ngờ một bà lão 60 tuổi như bà Kizu lại có gu thẩm mỹ đến vậy. Căn phòng này được thiết kế dành riêng cho tôi. Tôi chắc mẩm là vậy. Tất cả đều đánh trúng sở thích của tôi. Nó khiến tôi cảm thấy mình như một nàng công chúa giữa đời thực. Thật không thể chờ đến lúc nhìn thấy sự ngưỡng mộ của hội bạn. Tôi rút điện thoại ra, chụp vài tấm hình xinh xắn rồi gửi ngay vào nhóm chat. Quả nhiên nhận lại rất nhiều lời khen và sự ghen tị. Tất cả đều đòi tôi sắp xếp một ngày nào đó, mọi người sẽ lên hưởng ké căn phòng này. Chỉ trừ một người. Kazuma chỉ nhắn đúng một câu: “mong cậu sớm làm quen được với cuộc sống nơi đó”. Một tin nhắn đơn giản và nhạt nhẽo, hệt như con người cậu ta. Thế nhưng sự nhạt nhẽo ấy lại cho tôi cảm giác thoải mái hơn cả. Sáu giờ chiều, khi tôi bước chân xuống bếp đã thấy bà Kizu sắp ra toàn là cá và cá.  “Dậy rồi sao? Mau chuẩn bị ăn cơm thôi.” Bà Kizu hồ hởi kéo tôi vào bàn.  “Tại sao tất cả đều là cá ạ?” “Cháu không thấy cá thật sự rất ngon sao?” “Cháu thích ăn thịt hơn.” “Thịt sẽ làm cháu mập ú.” “Nhưng chẳng phải con gái mập một xíu mới dễ thương hay sao?” Tôi bĩu môi trước sự cười đùa của bà Kizu. Mặc dù tôi rất ghét cá nhưng phải công nhận món cá bà ấy làm thực sự hấp dẫn. Dù sao thử một chút cũng không chết. “Bao giờ cháu nhập học?” Bà Kizu bất ngờ lên tiếng. “Tuần sau ạ.” “Chà, nhanh gớm nhỉ?! Ta đoán chúng ta phải chuẩn bị kha khá đấy. Hãy nói với ta nếu cháu có cần gì nhé.” “Cháu nghĩ mình cần tìm một công việc làm thêm.” Tôi đề cập. “Làm thêm à? Cháu hai mươi rồi đúng không nhỉ?”. Tôi gật và bà Kizu tiếp tục. “Đúng là nên làm thêm rồi. Ta không thể lo cho cháu tất cả. Ta có một người bạn sở hữu một quán café gần trường cháu. Nếu cháu muốn, ta sẽ đưa thông tin liên hệ.” Bà Kizu gắp thêm một miếng cá to bỏ vào bát tôi rồi giục tôi ăn nhanh. Đoạn, bà lại nói. “Ta đã chuẩn bị nước nóng. Cứ tắm trước không cần nhường ta. Ta sẽ lo việc nhà. Cháu chỉ cần đừng bày bừa, vậy là đủ.” Tôi gật đầu. Không gian trở lại với sự tĩnh lặng. Bầu không khí trở nên gượng gạo hơn. Tôi cũng không biết nói thêm điều gì, chỉ đành ăn thật nhanh rồi xin phép đi tắm. Sau đó trốn lên phòng, mở máy tính và lướt mạng. Đêm trước ngày tôi rời nhà, mẹ đã tâm sự với tôi suốt bốn tiếng đồng hồ. Bà kể về những khó khăn khi bà quen và kết hôn với bố tôi. Rồi những khó khăn khi mang bầu tôi mà gia đình bên ấy lại không nhận. Ánh mắt bà từ lâu luôn ẩn chứa một nỗi buồn khó nói thành lời. Tôi biết những khổ cực và tủi nhục khi phải làm mẹ đơn thân nhưng tôi luôn phớt lờ nó vì không biết phải đối mặt với mẹ ra sao. Có đôi lần tôi tự nhủ, rằng nếu như tôi không xuất hiện có lẽ cuộc sống của mẹ đã không khó khăn như vậy. Và cũng nhiều lần tôi nghĩ đến việc tìm cho mình một công việc, rời khỏi nhà, tự lập. Như vậy hẳn sẽ đỡ được phần nào. Nhưng suy nghĩ vẫn chỉ là suy nghĩ mà thôi. Tôi không có đủ can đảm để làm điều ấy.  Ngay từ nhỏ tôi đã là một đứa con gái hay khóc nhè và sợ hãi nhiều thứ. Cho đến những năm cấp ba, trường tôi học ở cách nhà khoảng chừng 10km. Mỗi ngày chỉ có thể đi – về một lần thay vì đi đi về về như trước kia. Mẹ cũng bắt đầu cho tôi tiền tiêu vặt nhiều hơn. Và tôi cũng mở rộng được mạng lưới bạn bè của mình nhiều hơn. Đó cũng là khoảng thời gian đầu tiên tôi đi về sau 10 giờ đêm, ở lại nhà bạn và có bạn trai. Tôi cảm tưởng như mình đã bắt đầu trưởng thành rồi. Tôi từng hi vọng được trở thành giảng viên, đứng trên bục giảng và nói về những điều đẹp đẽ từ các con số. Thế nhưng khi ấy lại chẳng thể tuỳ ý mà theo học ngôi trường mình muốn. Bố tôi đã gây sức ép, buộc tôi phải theo con đường Y dược như ông hoặc ông sẽ cắt hoàn toàn chu cấp cho việc học đại học. Tôi không biết liệu rằng con đường sau này sẽ còn chông gai đến nhường nào nhưng hiện tại chỉ có thể cố gắng hết sức mà thôi. Bắt đầu lại ở một ngôi trường Đại học mới, chậm mất hai năm. Liệu rằng có thực sự đáng hay không? Tôi cũng không biết nữa.                                                                                               * Ngày nhập học diễn ra khá suôn sẻ. Ngoại trừ việc tôi lớn hơn bạn cùng lớp hai tuổi ra thì không có gì đặc biệt. Sau khi kết thúc lễ nhập học, tôi cầm theo địa chỉ mà bà Kizu đưa, tìm đến một cửa tiệm café cách đó khoảng chừng 1km. Cửa tiệm 3 tầng nhỏ nhắn nằm lọt thỏm giữa các cửa hàng to lớn với những tấm biển lấp lánh ánh đèn. Chào đón tôi là một người phụ nữ trung tuổi tên Machi. Cô Machi nói rằng đã nghe qua về tôi khi bà Kizu gọi điện đến vào tuần trước. Cửa tiệm này vốn là của mẹ cô ấy – bạn của bà Kizu mở ra và giờ giao cho cô quản lý. Ngoại trừ việc tiệm hơi nhỏ ra thì mọi thứ đều tuyệt vời. Những bộ bàn ghế mây được sắp xếp ngay ngắn, chiếc chuông gió hình cá heo treo ở cửa ra vào. Không gian ngập tràn mùi café và bánh ngọt. Một thứ mùi ngọt ngào và thân thuộc.  “Mẹ cô rất thích hương liệu tự nhiên nên từ ngày mở quán tới giờ, bà luôn ưu tiên những món đồ đem lại cảm giác gần gũi thiên nhiên,” Cô Machi mang đến cho tôi một tách café sữa có vẽ hình cỏ lau. Tôi để ý, dọc tường là một hàng dài chậu cây bằng gỗ với cỏ xanh ngát và những bông hoa nhỏ xinh xắn. “Cô đã trồng chúng sao?” “Đúng vậy. Cô thích những thứ nhỏ xinh như này. Còn mẹ cô thì lại thích hoa lan.” “Nhưng cháu không thấy chậu lan nào cả” – tôi thắc mắc. “Vì không có đủ diện tích ở đây. Cháu có thể lên trên tầng 3 ngắm chúng. Cửa tiệm tuy nhỏ nhưng không gian cũng rất xịn.” “Vâng.” “Cháu học gần đây sao?” Tôi gật đầu và kể lại cho cô Machi nghe về sự học của mình. Cứ tưởng cô ấy sẽ an ủi vài câu, nào ngờ cô ấy lại thốt lên như bắt được vàng. “Cháu ngầu thật đấy! Y như cô ngày xưa. Ngày xưa gia đình cô không ở đây. Cô cũng phải đấu tranh lắm để có thể vào ngôi trường đó. Kết quả dù không làm giáo viên nhưng có cửa tiệm này, hằng ngày ngắm lũ trẻ đi học, cũng vui.” Cô Machi một tay chống cằm, một tay xoay xoay chiếc đĩa đựng tách café, mắt hướng ra ngoài cửa sổ như đang hoài niệm. “Cô cũng học trường cháu sao?” “Cháu phải gọi cô một tiếng tiền bối đấy nhé!” Cô Machi giọng đầy trêu chọc mà bật cười khanh khách. Thật hiếm thấy ai ở độ tuổi của cô mà vẫn giữ được nụ cười trong trẻo như vậy. Theo như cô Machi nói khi nãy, cửa tiệm này đã ra đời chắc cũng phải mấy chục năm rồi. Có lẽ cũng đã trải qua dăm ba lần tân trang. “Vì cửa tiệm nhỏ nên trước giờ chỉ có hai nhân viên làm và cô nữa là ba. Vừa lúc một bạn nghỉ thì bà Kizu lại giới thiệu cháu.” “Nói vậy tức là còn một bạn nữa sao cô?” Cô Machi gật đầu. “Bạn ấy tên Sora. Cao ráo, đẹp trai, hình như là hơn cháu một tuổi và cũng học cùng trường cháu. Nhưng hôm nay Sora nghỉ rồi. Thằng bé có bài kiểm tra.” Cô Machi nói trúng tim đen làm tôi ngượng đỏ mặt, chỉ biết cười trừ. Đúng vào lúc ngượng ngạo một vị khách bước vào, yêu cầu một ly café bọt biển. Cô Machi dặn tôi có thể ở lại thăm quan tiệm và về bất cứ lúc nào. Ngày làm việc sẽ bắt đầu vào ngày mai. Tôi gật đầu và cũng lần mò lên trên tầng ba, thăm mấy chậu lan rồi ra về. Trước khi về không quên cầm theo túi bánh ngọt cô Machi biếu bà Kizu. Chà, những người bạn ở tuổi 60, cũng thật thú vị nhỉ! Trở về nhà, bà Kizu đã đợi tôi cùng đĩa hoa quả gọt sẵn. Khung cảnh này bỗng làm tôi nhớ đến người bà đã mất của tôi. Những ngày tôi đi học, bà luôn ở nhà đợi, đưa tôi những miếng bánh ngọt ngào nhất, những miếng hoa quả to nhất, ngon nhất. Tôi vẫn nhớ câu cửa miệng của bà là “Bà no rồi”. Bà tôi thích đồ ngọt, nhất là bánh kẹo nên lúc nào trong nhà cũng có đồ ăn vặt. Có một lần đám trẻ chúng tôi nổi lên mấy món đồ ăn vặt cay xé lưỡi. Bà tôi thấy lạ cũng mua về ăn thử. Kết quả chẳng ăn được lại phải nhờ tôi ăn hết. Trong ký ức của tôi về thời còn đi học, bà giống như người mẹ thứ hai của tôi vậy. Đáng tiếc là tôi không thể ở trong sự ấm áp của bà được nữa. Tôi sà vào gần bà Kizu, bất giác nắm lấy tay bà mà mỉm cười. Cũng lâu rồi tôi mới có lại cảm giác ấm áp này. Bà Kizu ban đầu còn hơi ngạc nhiên nhưng sau đó cũng nắm lại tay tôi. Được một lúc bà mới lên tiếng. “Mọi việc ổn cả chứ?” “Vâng, đều ổn cả.”  Tôi gật đầu và bắt đầu ngồi dịch ra, thuận tay cầm lấy một miếng táo bỏ vào miệng. Hương vị ngọt ngào lập tức lan toả khắp khoang miệng. “Vậy là tốt rồi. Còn chỗ Machi thì sao?” “Cháu hơi bất ngờ vì cửa tiệm nhỏ, nhưng nó khá đẹp. Có chút gì đó hoài cổ.” “Đúng vậy. Cũng đã lâu ta chưa ghé qua đó. Có lẽ sang tuần, chờ cho thời tiết ấm áp hơn, ta sẽ ghé qua gửi chút quà đáp lễ vì đã giúp cháu.” “Bà Kizu, tại sao bà lại tốt với cháu như vậy?” Bà Kizu thoảng chút ngạc nhiên. Cơ mặt bà căng ra, vết chân chim trên khoé mắt in hằn hơn với nụ cười hiền hậu. “Vì cháu là một đứa trẻ ngoan. Và ta thích cháu. Nước tắm đã chuẩn bị xong, cháu có thể chọn tắm trước hoặc ăn cơm trước.” Đối diện với bà lão 60 tuổi trước mặt, tôi bỗng cảm thấy thứ xúc cảm kỳ lạ trào dâng trong lồng ngực. Nó khiến cổ họng tôi nghẹn lại, khoé mắt cay cay. Để che dấu đi sự bối rối ấy, tôi vội đứng dậy, chạy về phòng, không quên đáp lại bà Kizu. “Cháu thay đồ rồi xuống ăn cơm.” Con người thật kỳ lạ. Chỉ vì chút ấm áp nhận được lại như có cả bầu trời trong tay. Sự ấm áp bấy lâu nay tôi tìm kiếm dường như đã trở lại rồi.

editor-pick
Dreame-Editor's pick

bc

Nợ Em Ngàn Lời Xin Lỗi

read
1K
bc

Cô Vợ Lo Xa Của Doãn Tổng

read
22.5K
bc

Hoa Hồng Và Quái Vật

read
1.4K
bc

Cứ ngỡ chỉ là gặp gỡ

read
1.4K
bc

Sugar Baby Của Tổng Tài

read
7.2K
bc

Mùa hoa gạo nở

read
1K
bc

Khẽ chạm vào anh

read
3.1K

Scan code to download app

download_iosApp Store
google icon
Google Play
Facebook