Chương 11

1029 Words
"Thưa ngài, có lẽ nào họ trông giống hệt chúng ta không?" “Trời ơi, kia chẳng phải là Huyền Hương sao” Xuyến Chi bất ngờ nhận ra bạn mình. "Khoa học viễn tưởng đã thể hiện điều này từ lâu theo hai hướng: rất nhân tính giống con người hoặc (thường trong trường hợp nói về sự xâm lược hung ác) dạng như bò sát. Sinh vật ngoài Trái Đất mô tả từ xa xưa có da xanh sáng hoặc xám, với cái đầu to, bốn chi rõ rệt và bốn tới năm ngón chi- ví dụ, về cơ bản giống con người với một bộ não to ám chỉ trí tuệ khủng khiếp. Khoa học viễn tưởng cũng hình dung về các dạng sinh vật ngoài Trái Đất khác như giống thú vật hoặc côn trùng. Tất cả những phán đoán của các bạn ở đây đều không tệ, rất thú vị, giới khoa học cũng đưa ra kết quả thống kê tương tự. Niềm tin vào sự tồn tại của sự sống ngoài Trái Đất có lẽ đã có từ thời Ai Cập, Babylon và Sumer cổ, mặc dù trong các xã hội đó, các lý thuyết về nguồn gốc vũ trụ coi vũ trụ là siêu nhiên và hình tượng sinh vật ngoài Trái Đất khó phân biệt được với chúa, quỷ... Người phương Tây đầu tiên có lý luận hệ thống về vấn đề này là Thales và học trò của ông Anaximander, thế kỷ thứ 7 và 6 trước Công Nguyên. Thales cho rằng vũ trụ đầy các hành tinh và vì vậy, có thể có sự sống ngoài Trái Đất. Thuyết nguyên tử Ai Cập cho rằng một vũ trụ vô tận có thể có vô số thế giới có người ở. Các công trình vũ trụ học Hy Lạp cổ chống lại ý tưởng về sự sống ngoài Trái Đất, tuy vậy thuyết vũ trụ địa tâm dành đặc quyền cho Trái Đất và sự sống trên Trái Đất,"dường như"có phần diễn tả rằng sự sống ngoài Trái Đất là có thể tồn tại. Khi Thiên chúa giáo trải rộng quyền lực khắp châu Âu, mọi lý luận trở nên giáo điều, mặc dù nhà thờ không có tuyên bố chính thức nào về sinh vật ngoài Trái Đất thì tư tưởng chính thống giáo vẫn lưu truyền từ đời này qua đời khác. Năm 1277, giám mục Paris là Etienne Tempier có quan điểm lật đổ Aristotle ở chỗ: Chúa có thể đã tạo ra hơn một thế giới. Tuy vậy, chỉ khi việc phát minh ra kính viễn vọng và tư tưởng của Nicolaus Copernicus trong thuyết vũ trụ nhật tâm, Trái Đất mới thực sự được biết tới là một hành tinh đơn thuần trong vô số thiên thể vũ trụ, sự sống ngoài Trái Đất dần hướng tới cái nhìn khoa học. Vào thế kỷ 16, Giordano Bruno cho rằng vũ trụ vô tận và mọi ngôi sao đều được các hành tinh của nó bao quanh. Đầu thế kỷ 17, nhà thiên văn học người Tiệp là Antonín Maria Sírek of Reity nghĩ rằng:"nếu Sao Mộc có... người ở... thì họ chắc hẳn to lớn và đẹp hơn cư dân Trái Đất, hoàn toàn cân xứng với mẫu tiêu chuẩn hai vòng tròn." Chà có vẻ rất xinh đẹp đây, không thua kém gì loài người!" - Thưa tiến sĩ, cháu nghe nói rất nhiều vụ mất tích được cho là liên quan đến việc người ngoài hành tinh làm, nếu vậy ngài nghĩ là bọn họ bắt cóc con người làm gì, để nghiên cứu chúng ta như những con chuột thí nghiệm hay sao? Có người thắc mắc, một câu hỏi khá hay, tuy nhiên chưa có chứng minh nào cho thấy những vụ mất tích bí ẩn là do thế lực ngoài hành tinh cả. Tiến sĩ suy nghĩ một lúc và trả lời: - Tôi thì không khẳng định nhưng mà tôi có đọc một giả thuyết như vậy: họ bắt con người không chỉ để tiến hành nghiên cứu, mà còn thực hiện những thí nghiệm vô nhân tính hơn nhiều, đi ngược lại tự nhiên, ví dụ cho lai tạo để trở thành một loài mới, những gen ưu việt của chúng ta sẽ được cấy ghép vào một cá thể khác. - Nhưng nếu việc này là do tự nhiên làm thì nó không có gì là sai trái đúng không ạ? Xuyến Chi lên tiếng thắc mắc, một câu hỏi kì quặc, đương nhiên tự nhiên làm sẽ không đi ngược lại tự nhiên, vậy mà tự nhiên đôi khi lại tạo ra những sản phẩm đi ngược lại dụng ý ban đầu, có thể là tự nhiên sai cũng có thể đó không phải sản phẩm lỗi, có lẽ là do tự nhiên muốn chúng tự đấu tranh để sống sót, để khẳng định là chúng không phải lỗi, hoặc thế nào đi chăng nữa, thì câu hỏi này đã khiến tiến sĩ rơi vào trầm tư, im lặng không thể trả lời. (Anaximandros; 610 – khoảng 546 TCN là một nhà triết học thời kỳ tiền Socrates người Hy Lạp. Ông sống ở Miletus, một thành phố ở Ionia; Milet thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Ông là nhà triết học thuộc trường phái Milesia và là học trò của Thales. Ông đã kế tục Thales và trở thành người thầy thứ hai của trường phái này, với nhiều học trò như Anaximenes và Pythagoras. Nicolaus Copernicus là một trong những học giả có hiểu biết về nhiều phương diện ở thời đại ông sống. Ông là một nhà toán học, thiên văn học, luật gia, học giả kinh điển, nhà cai trị, viên chức hành chính, nhà ngoại giao, nhà kinh tế, và người lính. Trong số những khả năng của mình, ông đã lựa chọn thiên văn học làm nghề nghiệp chính, sự phát triển thuyết nhật tâm của ông được coi là giả thuyết khoa học quan trọng nhất trong lịch sử, đánh dấu bước chuyển sang thiên văn học hiện đại.)
Free reading for new users
Scan code to download app
Facebookexpand_more
  • author-avatar
    Writer
  • chap_listContents
  • likeADD