Hồi tưởng

1247 Words
- Bẩm, không làm quan được thì làm thầy. Thầy thì dạy được cả quan, gõ được đầu quan chứ chẳng vô cớ gì mà quan gõ được đầu thầy đâu nhỉ?          Trân dửng dưng đặt chén trà xuống phản, chỉnh trang áo xống, vòng hai tay chụm lại hành lễ, nét mặt không mấy sợ sệt. Cậu thong dong khoác tay nải bước ra khỏi phủ tri huyện, khiến vị Tổng đốc kia ôm một cục tức đến nghẹn họng.                Tiếng của đám trẻ con nhao nhao trước tấm phên bằng tre đã kéo Hai Trân thoát khỏi vòng suy nghĩ kia. Cậu vo tròn lá thư, quăng bừa ở đâu đó rồi tặc lưỡi: "Thôi kệ." Mặt trời đã lên đến đỉnh đầu, như thường lệ trò ngồi chiếu giữa sân, thầy ngự trên trường kỉ giở sách học chữ. Những đứa trẻ theo chân thầy, lớn có, bé có, trai gái đủ cả, từng đám không cần ai ho hắng gì, ngoan ngoãn xếp bằng tròn trên chiếu. Bút nghiên mài mực sẵn, Hai Trân đề mực ba chữ: Ngụy Quân Tử trên tờ giấy trải ngược trên tấm liếp kia.        Một thằng bé con đầu cạo trắng hớn, nhanh nhảu mồm miệng, liến thoắng hỏi:         - Bẩm thầy, trước thầy giảng về Quân Tử rồi, vậy thêm chữ Ngụy là có ý gì ạ?           Trân cười mỉm, liền đáp:          -Thêm chữ Ngụy ( *) để chỉ những kẻ quân tử giả mạo, bề ngoài ra vẻ rất chính nhân, quân tử, sẵn sàng "đại nghĩa diệt thân" nhưng sự thật bên trong lại thấy lợi quên nghĩa, sẵn sàng làm chuyện đê hèn, ác độc nhất cốt sao có lợi cho bản thân mình. Đây là những kẻ dối trá, quỷ quyệt, khó lường, vì nhìn bề ngoài không phát hiện ra, còn nguy hiểm hơn nhiều kẻ tiểu nhân. Đi suốt cả đường đời các con, gặp đủ loại người, thâm sâu lường gạt khó đoán. Nếu như không tỉnh táo, thì khó lòng vượt được ngã rẽ cuộc đời.             Bọn trẻ cứ há hốc mồm ngồi nghe thầy giảng, Hai Trân dừng nghỉ một lát, nhìn qua. Hình như trong đám này thiêu thiếu ai đó, nghĩ một lúc mới nhớ ra.         - Cái Son hôm nay sao không tới học chữ?         Cả đám im lặng.           Hai Trân lại hỏi đến lần hai, lần ba, những lần tiếp, cậu đều đanh giọng lại.          - Chúng bay không nói thì lần này đừng hòng thầy làm diều cho chơi.        Một con bé mặt mày lem luốc, tách ra từ đám trẻ, nó khóc thút thít, đám trẻ nhìn đó cũng khóc theo.            - Sao lại khóc? Có chuyện gì kể thầy nghe. Cái Son bị làm sao? -Chợt thấy mình dữ dằn quá, Trân bèn dịu lại, vỗ về con bé kia, nó vừa khóc, vừa kể trong tiếng nức nở:          - Bẩm...bẩm thầy... Cái Son nó khổ lắm, nó lén thầy u đi học, đến nay bị thầy nó bắt được. Thầy nó dữ lắm, kéo lôi nó về đánh cho một trận lên bờ xuống ruộng, giờ nó bị nhốt ở trong nhà, ai can cũng bị lão ta đập. Đến dăm hôm nữa là nó bị bán đi làm dâu nhà người ta rồi thầy ơi....hu hu hu.                    Trong lòng Trân thực sự xót xa cho cái kiếp nghèo cùng khổ. Để có vài đồng bạc, lại phải rút ruột bán cả con mình, lại cũng trách, sao tâm người ta bạc, có con trai thì cả họ đều mừng, còn hễ đẻ con gái thì mang nhục cả một họ, tuyệt tử tuyệt tôn...Từ nhỏ tới lớn, Trân được cha dạy là phải kính trọng cả mẹ cả bà, lúc có vợ sinh con thì phải đùm bọc lẫn nhau, không được phân biệt trai gái. Mà kể cũng lạ, nhắc tới lấy vợ sinh con, Trân lại thấy chẳng có cảm giác gì, lại còn hơi gai người nữa. Chắc tại cậu chẳng bao giờ giao du bên ngoài, chuyện tình trai gái cậu chẳng bao giờ can dự vào, mà kể cũng lạ, mấy thằng trai làng mang tiếng suồng sã, cứ tới hội làng là rủ rê kéo Hai Trân đi tìm cái tình yêu bay bướm, chúng cứ lồng tay vào eo, hay khoác vai cậu là tai cậu cứ đỏ bừng lên vì ngại. Cậu toàn thoái thác bỏ về trước sự chưng hửng của đám bạn.                 Hai Trân nhiều khi cũng không nhận là mình đẹp, nhưng với mấy cái lời đồn xa đồn gần của vài cô gái cũng có thể hiểu cậu đẹp thế nào: Mặt trái xoan,đường nét hài hòa, da lại trắng và mịn, khuôn người nhỏ nhắn, đến cả đôi tay cậu lúc cầm đề bút viết chữ, các cô còn chết mê chết mệt kìa.          Sau khi đám trẻ con về nhà hết, cậu xếp lại bút mực, khóa cửa cẩn thận, đi đến nhà lão Tề. Biết rằng có người tới, lão nhốt con bé lại, hằm hằm vác luôn con dao bầu vừa chọc tiết lợn ra để xem thằng nào con nào dám đứng ra bênh vực cho con bé kia. Nhưng khi nhìn thấy Trân, lão đã giấu con dao sau lưng, nghiêng mình kính cẩn:         - Chả hay, ngọn gió độc nào lại đưa thầy tới đây thế thầy Hai?            - Chẳng giấu gì bác, cái Son...-Hai Trân còn chưa nói hết câu, lão Tề đã cướp lời ngay:         - Cái dòng khốn nạn nhà nó hay chữ cũng chẳng ích gì, thà gả nó tấm chồng đi cho đỡ một miệng ăn lại thêm vài tí tiền lai rai chả sướng hơn à?          Chưa đợi lão câng câng cái mặt lên thách thức, Hai Trân đã đập thẳng cây quạt giấy vào giữa mặt lão, vừa đập cậu vừa hét:         - Ông làm thầy nó vậy mà được à? Chắc gì nó ở nhà đấy được cơm ăn áo mặc? Rồi nó đói, nó chết vì đòn roi, lúc đấy ông có chịu hay không?   Cái Son cắn đứt được dây trói, lại nhìn thấy ẩu đả giữa hai người đàn ông, nó sợ quá, khóc nấc lên. Càng điên máu, con dao chọc tiết lợn sượt qua một đường cắt rất ngọt vào cánh tay đang đỡ của Hai Trân, máu chảy từng giọt. Dân làng thấy ẩu đả liền xúm lại lôi hai người đàn ông ra khỏi. Chính lão Tề cũng chẳng ngờ rằng, một thằng oắt con vắt mũi còn chưa sạch, học được tí chữ, đi đứng ẻo lả như đàn bà mà nay nó đánh cho xây xẩm mặt mũi. Thế là hai người phải lên quan giải quyết, Hai Trân được thả để tĩnh dưỡng, còn lão Tề bị phạt 10 hèo mây, chịu trận cho đến tối mịt phải bảo vợ thả cái Son xin cho về.        Kể ra Hai Trân cũng liều thật,nếu mà con dao mà lệch đi đâu thì có mà mạng chó của cậu cũng đi đời nhà ma. Một phần vì mất máu, lại chóng mặt, Hai Trân ngủ thiếp đi. Đến nửa đêm, Hai Trân trở mình, cậu cảm thấy nong nóng ở bên ngoài cửa, cộng với thứ ánh sáng lập lòe, cậu mơ màng thức giấc, nhưng thật không ngờ, nhà cậu bị kẻ gian châm một mồi lửa.          - Cháy! Cháy rồi!
Free reading for new users
Scan code to download app
Facebookexpand_more
  • author-avatar
    Writer
  • chap_listContents
  • likeADD