Lương Sơn Bạc nằm ở phía Tây Nam tỉnh Sơn Đông, nước Trung Quốc, bốn phía đều là nước, cỏ lau trong nước mọc lên, rong rêu tràn ngập. Thời xưa là nơi các cánh quân bắt buộc phải tranh giành, bởi vì vị trí địa lý độc đáo, dễ thủ khó công, đồng thời lại là đầu mối then chốt của đường thủy, lương thảo quân nhu phải đi qua đây, buôn bán tấp nập.
Bên trong có một trấn, gọi tên là trấn Thập Lý, vì sao trấn lại có cái tên này? Tên như ý nghĩa, trấn này không lớn, phạm vi trên dưới không tới mười dặm, cho nên mới có tên như vậy.
Nhưng mà, còn có một nguyên nhân khác, bởi vì trong trấn có một tiệm ăn, mặc dù không bắt mắt, nhưng bên trong làm ra đồ ăn lại ngon vô cùng, mỗi ngày hương thơm bay xa tới mười dặm, vô số binh lính cùng người buôn bán qua đường dừng chân tại đây chỉ để thưởng thức những món ngon của tiệm ăn này.
Cái này cũng không phải nói khoác, cửa tiệm này đừng nói là tìm một chỗ ngồi, ngươi cho dù muốn đứng ăn, nếu không phải xếp hàng một canh giờ thì cũng đừng nghĩ ăn được món ở đây.
Thức ăn này rốt cuộc là cái gì đây? Là tim phượng, râu rồng? Tất nhiên là không phải!
Thật ra thì món ăn ở đây chỉ là bánh bao mà thôi.
Ngươi có thể sẽ hỏi, bánh bao này thì có gì đặc biệt, nơi đâu chẳng có, làm sao có thể khiến cửa tiệm này trở lên nổi tiếng?
Hắc, để ta nói cho ngươi biết, người ta thật đúng là làm ra danh tiếng từ chính những chiếc bánh bao này.
Bánh da mỏng nhân bánh lớn là điều đương nhiên, các nếp gấp đường vân đẹp mắt cũng chưa cần kể đến, điều đặc biệt ở đây chính là nguyên liệu. Nguyên liệu nấu ăn ở đây ngươi sẽ khó mà có thể tìm được ở đâu khác.
Lúa mạch bắt buộc phải dùng liềm bằng bạc cắt vào giờ thìn của ngày thứ tám sau xuân phân. Sau đó ngâm trong một loại nước được phối bằng phương pháp bí truyền chỉ nhà họ có. Sau đó mới xay thành bột mỳ, chờ bột mỳ lên men lại nhào bột sao cho trắng như tuyết. Nhân hành thì lại phải dùng loại hành chỉ mọc ở phương bắc cực lạnh.
Ngươi có thể lại phải hỏi, hành thì làm sao có thể sinh trưởng ở nơi cực lạnh kia chứ?
Ta có thể nói cho ngươi rằng, điều ngươi không biết, không có nghĩa là không có, đó chỉ có thể là do ngươi thiếu hiểu biết mà thôi. Trên đời này đúng là có một loại hành, thích lạnh thích âm, dân bản xứ gọi là "Hành lạnh".
Làm bánh bao quan trọng nhất khẳng định là thịt dùng làm nhân bánh, cái này thì không ai biết. Nguyên liệu thịt dùng làm nhân bánh này cho đến bay giờ cũng chưa thấy có ai có thể nói rõ đó là thịt gì. Có người cho rằng đó là thịt hươu và hoẵng kết hợp, lại có người cho rằng đó là thịt cá ở nơi sâu trong biển cả kết hợp cùng ức gà non … còn thực tế nó là cái thì thì ta cũng không biết và cũng không tốn thời gian đoán mò làm gì.
Tóm lại, thực khách đối với rốt cuộc dùng thịt gì cũng không quan tâm, ăn ngon là được!
Cửa hàng bánh bao chính cống như vậy, là ai mở a?
Có thể ngươi nghĩ nhất định là một kỳ tài trong giới ẩm thực, vậy nhưng để ta nói cho ngươi nghe, đây lại chỉ là một người phụ nữ bình thường, tướng mạo bình thường. Cũng vì tướng mạo bình thường nên nàng không thể nào là “bánh bao Tây Thi” được, thế nên, dân bản xứ đều gọi nàng là “bánh bao Nhị Nương”.
"Hôm nay a, chúng ta liền dừng ở đây, muốn nghe tiếp chuyện đằng sau,mời ngươi ngày mai lại tới!"
Người kể chuyện gõ nhẹ một miếng gỗ lên mặt bàn (giống như khúc gỗ nhỏ các quan hay gõ khi lên công đường), coi như là kết thúc câu chuyện ngày hôm nay.
Lý Kim Ngân chép miệng, lần nào cũng vậy, cứ khi câu chuyện tới điểm mấu chốt thì liền dừng lại.
Chẳng qua, cũng may là quán trà này giá cũng thật là rẻ, mười tệ là có thể ngồi uống hai canh giờ, lại còn có thêm chút hao quả khô nhấm nháp, bên cạnh đó còn có thể nghe kể chuyện, cũng không tồi.
Theo lý thuyết đọc sách nghe tướng thanh hay xem kinh kịch gì gì đó, hẳn là không nên là điều yêu thích của một cô gái trẻ tuổi, đặc biệt là một cô gái vừa tròn hai mươi này, nhưng con bé Kim Ngân này, từ nhỏ còn thích thứ này.
Ngày trước cũng do nhiễm thói quen của ông nội, cho đến giờ thì lại là do công việc.
Bạn muốn hỏi cô ấy làm gì mà lại cần phải khiến một cô gái trẻ hiện đại dính dáng đến thứ nghệ thuật dân gian vốn chỉ dành cho người già này?
Cô ấy đang học việc tại một tiệm đồ cổ. Một cô gái trẻ trung giữa bao nhiêu nghề lại đi chọn một cái nghề mà chỉ rất ít những người hoài cổ mới chọn, bạn thấy có lạ không?
Dù sao nghề đồ cổ này cùng lịch sử văn hóa, phong tục tập quán dân tộc đều có liên quan rất lớn, nghe nhiều một chút, cũng không phải là chuyện xấu.